05/06/2017, 00:07
Bình giảng khổ đầu “Tống biệt hành” để làm sáng tỏa đó là cuộc chia li của ai với ai.
Biệt li luôn là nỗi đau khổ lớn nhất của con người. Trong kho tàng thi ca của nhân loại đã có rất nhiều bài viết về đề tài tống biệt như:“Đừng là thuyền trên sôngThuyền chở người li biệtĐừng làm trăng trên sôngTrăng chiếu người biệt li” Cũng chọn đề tài này và viết theo thể hành - một thể thơ cổ ...
Biệt li luôn là nỗi đau khổ lớn nhất của con người. Trong kho tàng thi ca của nhân loại đã có rất nhiều bài viết về đề tài tống biệt như:“Đừng là thuyền trên sôngThuyền chở người li biệtĐừng làm trăng trên sôngTrăng chiếu người biệt li”
Cũng chọn đề tài này và viết theo thể hành - một thể thơ cổ phong, nhưng Thâm Tâm không chỉ bộc lộ được tình cảm xúc động của người đưa tiễn và người ra đi, mà còn khắc sâu ấn tượng trong lòng người đọc về một cuộc chia li hiếm có. Ấn tượng ngay từ những dòng đầu của bài thơ chúng ta thấy ẩn sâu trong giọng thơ cứng cáp, phảng phất hơi thơ cổ có chút gì đó bâng khuâng khó hiểu của thời dại - những năm tiền khởi nghĩa:
“Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiềng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong”
“Tống biệt hành” là một áng thơ hay, Tô Hoài đã từng nói: “Nó mang tâm sự của người cầm bút của thời đại, giữa khi cả đất nước và dân tộc chuẩn bị tổng khởi nghĩa tiến tới cách mạng tháng Tám 1945 vĩ đại". Tuy nhiên cho đến nay bài thơ còn đặt ra rất nhiều tranh luận trong giới phê bình; đặt biệt là xung quanh vấn đề người ra đi là ai và đây thực chất là cuộc chia li giữa ai với ai. Có tài liệu cho rằng: “Người ra di ở đây là một chiến sĩ cách mạng, giã nhà lên đường đi chiến đấu và đó là cuộc chia tay giữa người bạn ấy với nhà thơ”, lại có lời bình hoàn toán trái ngược lại với ý kiến trên: “Chí lớn mà con đường nhỏ, cuộc đi chưa thấy có căn cứ gì cho nghiệp lớn ngoài sự hăng hái tinh thần... ở, lại thì bế tắc, nhưng ra di thì chưa thấy gì là tươi sáng, cái vẻ bi hùng của Kinh Kha bên sông Dịch thì cũng chẳng lừa được chính mình. Mấy câu thơ kết, lòng người như sụp xuống cả kẻ tiễn lẫn người đi đều tuyệt vọng đến hư vô”... biết bao cách lí giải khác nhau được đưa ra, nhìn chung đều là sự suy diễn từ cuộc đời và sáng tác của Thâm Tâm. Văn bản của bài thơ vẫn là cơ sở chính yếu để tìm ra cách giải thích hợp lí mà theo đánh giá của Vũ Quần Phương: “Chữ nghĩa, câu thơ như không dính nhau”. Nếu không áp đặt quá công thức thì “Tống biệt hành” có thể chỉ là một cuộc tiễn đưa được tưởng tượng, cả người đi lẫn người tiễn đều là do Thâm Tâm hư cấu nên trên cái nền tình cảm của nhà thơ, chỉ là cuộc tiễn đưa giữa tác giả với chính cái “tôi” lãng mạn của mình.
Từ cổ chí kim, khi nói đến chia tay người ta nghĩ ngay đến sự có mặt của hai thực thể. Trong “Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của Lý Bạch có sự xuất hiện của nhà thơ và “cố nhân”:
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu
Yên ba giang thượng há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tuế lưu
trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, khi Kiều tiễn biệt Thúc Sinh có mặt cả “người đi” và “kẻ ở”:
Người lên ngựa, kể chia bào.
Còn ấn tượng đầu tiên “Tống biệt hành” mang đến cho bạn đọc là một sự khó hiểu giữa ý tứ và cách thể hiện. Nếu trong “Tống biệt hành” người ra đi và kẻ ở lại chỉ là một người thì trong bài thơ sẽ chỉ có một thực thể thế nhưng ngay từ những dòng đầu của bài đã thấy xuất hiện liền hai thực thể: “ta” với “người”:
Đưa người ta không đưa qua sông.
sự khó hiểu ấy tự nhiên dẫn người đọc vào một cuộc chia li đầy ấn tượng hiếm có.
Các thi nhân xưa dù những bậc “Tiên thi” hay “Thánh thi” khi mô tả sự li biệt bao giờ cũng lấy bến đò, dòng sông làm biểu tượng.
“Chia phôi khác cả mối lòng
Người như mây nổi kẻ trông bóng tà”
(Tiễn bạn - Lý Bạch)
“Gạt hàng lệ lúc lên sông tiễn bước
Trời cao cao man mác nghĩ buồn thay”
(Tiễn Vi Phúng - Đỗ Phủ)
Tuy nhiên trong “Tống biệt hành” của Thâm Tâm là cuộc biệt li không phải diễn ra trên một dòng sông, hay một bến đò nào nhưng âm vang của tiếng sóng vẫn dội lên:
“Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng”
Một câu thơ hoàn toàn thanh bằng, đi liền sau là sự nổi lên của bốn thanh trắc: “có tiếng sóng ở” gợi nện trong mỗi người sự hình dung về hình ảnh của những con sóng của lòng đau đớn vì biệt li, thương nhớ cứ dâng trào lên đến cực điểm. Âm vang của tiếng sóng không được mô tả trực tiếp nhưng lại đầy sức gợi, đặc biệt là gợi trong ta buổi Thái tử Yên Đan tiễn Kinh Kha qua sông Dịch thuở nào. Tuy có sự khác nhau, một qua sông và một không qua sông, nhưng đều là những cuộc ra đi vì nghĩa lớn của những kẻ anh hùng xứng danh. Tráng sĩ Kinh Kha xưa lên đường để diệt giặt Tần và người ra đi ở đây ắt hẳn cũng giống như Kinh Kha một đi không trở lại khi:
“Chí lớn chưa về bàn tay không”
Buổi tiền biệt đã buồn lại càng thêm phần buồn hơn, tăng cấp hơn khi ấn tượng chia li lại đặt trong thời điểm: Chiều hoàng hôn. Một nhà thơ nước ngoài từng xúc động trước thời điểm nắng chiều nhạt màu, mà hoàng hôn lại chưa xuống:
“Mỗi người đứng trên trái tim trải đất
Lòng xuyên qua một tia nắng mặt trời
Và chưa chi chiều đã tắt”
Còn ở đây “bóng chiều không thắm, không vàng vọt” mà trong mắt đã nhuốm “đầy hoàng hôn”. Màu của hoàng hôn không chỉ là màu của tâm tưởng kẻ ra đi: buồn và lo bởi gia cảnh:
Mẹ - lá bay Chị- hạt bụi
Em - hơi rượu say.
mà còn là màu của tâm trạng thảng thốt không tin vào sự thực của người ở lại: “Người đi? ừ nhỉ người đi thực”. Bóng hoàng hôn chỉ trong một đôi mắt mà chở được cả hai tâm trạng, hai nỗi niềm của kẻ ở người đi. Đây cũng là điều hiếm có của một cuộc tống biệt.
Chỉ ngay từ những dòng thơ đầu, bằng những câu hỏi tu từ song hành hô ứng nhau:
Sao có tiếng sóng ở trong lòng.
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.
bằng sự phối hợp thanh bằng - trắc đầy hàm ý, sự sử dụng các hình ảnh điển cố điển tích cùng cách diễn đạt rất mới, Thâm Tâm đã bước đầu đưa bạn đọc vào không khí của buổi tiễn biệt hiếm có, đầy ấn tượng sâu sắc. Một cuộc tống biệt với sự cộng hưởng, giao thoa cảm xúc của nhân vật. Hai người nhưng một tâm trạng.
Hiếm có một tác phẩm tống biệt nào dù văn chương hay đời thực lại có được sự độc đáo ấn tượng như cuộc chia li trong “Tống biệt hành” của Thâm Tâm: “Nó đã làm sống dậy cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ... nhưng đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại”. Bởi ở cái thời đại ấy những con người như Thâm Tâm đang bơ vơ không biết đi đâu về đâu và lúc nào cũng thấy u uất, lòng yêu nước thầm kín và khát vọng “lên đường”.
“Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiềng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong”
“Tống biệt hành” là một áng thơ hay, Tô Hoài đã từng nói: “Nó mang tâm sự của người cầm bút của thời đại, giữa khi cả đất nước và dân tộc chuẩn bị tổng khởi nghĩa tiến tới cách mạng tháng Tám 1945 vĩ đại". Tuy nhiên cho đến nay bài thơ còn đặt ra rất nhiều tranh luận trong giới phê bình; đặt biệt là xung quanh vấn đề người ra đi là ai và đây thực chất là cuộc chia li giữa ai với ai. Có tài liệu cho rằng: “Người ra di ở đây là một chiến sĩ cách mạng, giã nhà lên đường đi chiến đấu và đó là cuộc chia tay giữa người bạn ấy với nhà thơ”, lại có lời bình hoàn toán trái ngược lại với ý kiến trên: “Chí lớn mà con đường nhỏ, cuộc đi chưa thấy có căn cứ gì cho nghiệp lớn ngoài sự hăng hái tinh thần... ở, lại thì bế tắc, nhưng ra di thì chưa thấy gì là tươi sáng, cái vẻ bi hùng của Kinh Kha bên sông Dịch thì cũng chẳng lừa được chính mình. Mấy câu thơ kết, lòng người như sụp xuống cả kẻ tiễn lẫn người đi đều tuyệt vọng đến hư vô”... biết bao cách lí giải khác nhau được đưa ra, nhìn chung đều là sự suy diễn từ cuộc đời và sáng tác của Thâm Tâm. Văn bản của bài thơ vẫn là cơ sở chính yếu để tìm ra cách giải thích hợp lí mà theo đánh giá của Vũ Quần Phương: “Chữ nghĩa, câu thơ như không dính nhau”. Nếu không áp đặt quá công thức thì “Tống biệt hành” có thể chỉ là một cuộc tiễn đưa được tưởng tượng, cả người đi lẫn người tiễn đều là do Thâm Tâm hư cấu nên trên cái nền tình cảm của nhà thơ, chỉ là cuộc tiễn đưa giữa tác giả với chính cái “tôi” lãng mạn của mình.
Từ cổ chí kim, khi nói đến chia tay người ta nghĩ ngay đến sự có mặt của hai thực thể. Trong “Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của Lý Bạch có sự xuất hiện của nhà thơ và “cố nhân”:
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu
Yên ba giang thượng há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tuế lưu
trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, khi Kiều tiễn biệt Thúc Sinh có mặt cả “người đi” và “kẻ ở”:
Người lên ngựa, kể chia bào.
Còn ấn tượng đầu tiên “Tống biệt hành” mang đến cho bạn đọc là một sự khó hiểu giữa ý tứ và cách thể hiện. Nếu trong “Tống biệt hành” người ra đi và kẻ ở lại chỉ là một người thì trong bài thơ sẽ chỉ có một thực thể thế nhưng ngay từ những dòng đầu của bài đã thấy xuất hiện liền hai thực thể: “ta” với “người”:
Đưa người ta không đưa qua sông.
sự khó hiểu ấy tự nhiên dẫn người đọc vào một cuộc chia li đầy ấn tượng hiếm có.
Các thi nhân xưa dù những bậc “Tiên thi” hay “Thánh thi” khi mô tả sự li biệt bao giờ cũng lấy bến đò, dòng sông làm biểu tượng.
“Chia phôi khác cả mối lòng
Người như mây nổi kẻ trông bóng tà”
(Tiễn bạn - Lý Bạch)
Trời cao cao man mác nghĩ buồn thay”
(Tiễn Vi Phúng - Đỗ Phủ)
Tuy nhiên trong “Tống biệt hành” của Thâm Tâm là cuộc biệt li không phải diễn ra trên một dòng sông, hay một bến đò nào nhưng âm vang của tiếng sóng vẫn dội lên:
“Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng”
Một câu thơ hoàn toàn thanh bằng, đi liền sau là sự nổi lên của bốn thanh trắc: “có tiếng sóng ở” gợi nện trong mỗi người sự hình dung về hình ảnh của những con sóng của lòng đau đớn vì biệt li, thương nhớ cứ dâng trào lên đến cực điểm. Âm vang của tiếng sóng không được mô tả trực tiếp nhưng lại đầy sức gợi, đặc biệt là gợi trong ta buổi Thái tử Yên Đan tiễn Kinh Kha qua sông Dịch thuở nào. Tuy có sự khác nhau, một qua sông và một không qua sông, nhưng đều là những cuộc ra đi vì nghĩa lớn của những kẻ anh hùng xứng danh. Tráng sĩ Kinh Kha xưa lên đường để diệt giặt Tần và người ra đi ở đây ắt hẳn cũng giống như Kinh Kha một đi không trở lại khi:
“Chí lớn chưa về bàn tay không”
Buổi tiền biệt đã buồn lại càng thêm phần buồn hơn, tăng cấp hơn khi ấn tượng chia li lại đặt trong thời điểm: Chiều hoàng hôn. Một nhà thơ nước ngoài từng xúc động trước thời điểm nắng chiều nhạt màu, mà hoàng hôn lại chưa xuống:
“Mỗi người đứng trên trái tim trải đất
Lòng xuyên qua một tia nắng mặt trời
Và chưa chi chiều đã tắt”
Còn ở đây “bóng chiều không thắm, không vàng vọt” mà trong mắt đã nhuốm “đầy hoàng hôn”. Màu của hoàng hôn không chỉ là màu của tâm tưởng kẻ ra đi: buồn và lo bởi gia cảnh:
Mẹ - lá bay Chị- hạt bụi
Em - hơi rượu say.
mà còn là màu của tâm trạng thảng thốt không tin vào sự thực của người ở lại: “Người đi? ừ nhỉ người đi thực”. Bóng hoàng hôn chỉ trong một đôi mắt mà chở được cả hai tâm trạng, hai nỗi niềm của kẻ ở người đi. Đây cũng là điều hiếm có của một cuộc tống biệt.
Chỉ ngay từ những dòng thơ đầu, bằng những câu hỏi tu từ song hành hô ứng nhau:
Sao có tiếng sóng ở trong lòng.
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.
bằng sự phối hợp thanh bằng - trắc đầy hàm ý, sự sử dụng các hình ảnh điển cố điển tích cùng cách diễn đạt rất mới, Thâm Tâm đã bước đầu đưa bạn đọc vào không khí của buổi tiễn biệt hiếm có, đầy ấn tượng sâu sắc. Một cuộc tống biệt với sự cộng hưởng, giao thoa cảm xúc của nhân vật. Hai người nhưng một tâm trạng.
Hiếm có một tác phẩm tống biệt nào dù văn chương hay đời thực lại có được sự độc đáo ấn tượng như cuộc chia li trong “Tống biệt hành” của Thâm Tâm: “Nó đã làm sống dậy cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ... nhưng đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại”. Bởi ở cái thời đại ấy những con người như Thâm Tâm đang bơ vơ không biết đi đâu về đâu và lúc nào cũng thấy u uất, lòng yêu nước thầm kín và khát vọng “lên đường”.