24/05/2017, 13:27

Bình giảng bài thơ Đẻ đất để nước

Binh giang bai tho De dat de nuoc – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài Đẻ đất để nước trong chương trình văn học lớp 10 tập 2. Đẻ đất đẻ nước là tác phẩm đồ sộ trong kho tàng văn học Việt Nam có cấu trúc chặt chẽ có yếu tố lịch sử và thần thoại mang đậm màu sức tượng trưng biểu ...

Binh giang bai tho De dat de nuoc – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài Đẻ đất để nước trong chương trình văn học lớp 10 tập 2. Đẻ đất đẻ nước là tác phẩm đồ sộ trong kho tàng văn học Việt Nam có cấu trúc chặt chẽ có yếu tố lịch sử và thần thoại mang đậm màu sức tượng trưng biểu hiện sáu sự kiện lớn của dân tộc Mường. Đó là hình thành đất nước con người xây dựng cơ sở vật chất văn hóa thu xếp công việc gia đình lo việc nước các xung đột các chiến ...

– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài Đẻ đất để nước trong chương trình văn học lớp 10 tập 2.

Đẻ đất đẻ nước là tác phẩm đồ sộ trong kho tàng văn học Việt Nam có cấu trúc chặt chẽ có yếu tố lịch sử và thần thoại mang đậm màu sức tượng trưng biểu hiện sáu sự kiện lớn của dân tộc Mường. Đó là hình thành đất nước con người xây dựng cơ sở vật chất văn hóa thu xếp công việc gia đình lo việc nước các xung đột các chiến công bảo vệ lãnh thổ và hoàn chỉnh chế độ cai trị. Tác phẩm đẻ đất đẻ nước đã khắc họa bước phát triển của dân tộc Mường.

binh giang bai de dat de nuoc

Tác phẩm là khúc ngâm kể mở đầu, là điểm xuất phát cho một tự sự trường thiên. Phần trọng tâm chỉ với 49 câu mà người nghệ sĩ dân gian đã dựng lại được cả một bức tranh hoành tráng về cảnh tượng một thế giới Mường cổ vào cái thời hỗn mang:

                Ngày xưa sinh đời trước
                Dưới đất chưa có đất
                Trên trời chưa có trời
                Trên trời chưa có ngôi sao đo đỏ
                Dưới đất chưa có ngọn cỏ xanh xan

Từ câu mở đầu “ Ngày xưa sinh đời trước”. Trong tiếng Mường có hai từ sinh và đẻ đồng nghĩa nhưng khác nhau về nguồn gốc và hướng nghĩa. Đẻ là sự đẻ, là hành động đẻ rất cụ thể trong một không-thời gian xác định, là một từ gốc Mường cổ. “Sinh” lại là một từ mượn có gốc Hán-Việt, có tính khái quát rộng lớn.

Cái thế giới mà tác giả kể cho chúng ta thật đáng sợ. Khi đó thế giới này chưa có đất, có trời nhưng lại chưa có trời. Thật là lạ trên trời mà lại chưa có trời. Những câu thơ đầu tiên đã cho chúng ta một cảm giác lạ lẫm. Tác giả như đang đưa chúng ta vào một thế giới hoàn toàn khác thế giới mà chúng ta đang sống. Không những thế thế giới ấy trên trời chưa có sao, mà tác giả lại nới là ngôi sao đỏ và dưới đất cũng chưa có ngọn cỏ xanh. tưởng chừng như tất cả mọi thứ mà tác giả đang nói đến là những thứ mà từ thời kì kỉ nguyên ngàn năm trước đã tồn tại, nhưng đó lại là những thứ hoàn toàn xa xôi với nơi đây. Tất cả moi thứ mà tác giả nói đến làm chúng ta thật hỗn loạn gợi cho chúng ta nhiều sự tò mò khó hiểu. Thế giới qua lời kể trong con mắt người xưa thuở ấy được hình dung tưởng tưởng tượng thật đáng sợ, chứ tuyệt nhiên không kì thú như vào cái lúc, cái thời người ta đang kể chuyện( thời gian diễn xướng ): Khi đã có ngôi sao đo đỏ ngọn cỏ xanh xanh, khi đã có sông Quanh mó Vận, khi đã có sông Sàng mó Li, khi đã có đường đi lối lại, khi đã có đồi cái đồi con…khi đã có người vụng người tài rộng lớn. Thế mới biết cái “ bức tranh về thế giới Mường cổ vào cái thời hỗn mang” được người kể chuyện dựng lại là kết quả của cả một quá trình sáng tạo nghệ thuật ngôn từ dân gian. Chúng ta càng cảm thấy cái thế giới đó thật sợ hãi thật mông lung khi mà ta đọc những câu thơ tiếp theo.

   “Đất còn nên bạc lạc
   Nước còn nên bời lời
  Trên trời còn nên puổng luổng”

 Đoạn thơ tuyệt nhiên không có lấy một từ tượng thanh, chỉ sử dụng những từ có ý nghĩa tạo hình sắc, tạo đường nét. Trong cái thế giới hỗn mang khi đất thì còn rời rạc xơ xác, khi nước thì còn bầy nhầy bùng nhùng ấy, muôn vật từ mọi loài cây đến mọi loài con, từ đồ vật, sự vật đến con người là cái giống chúa tể của muôn loài đều được người đặt chuyện hình dung thảy đều nhất loạt còn ở trong cái tư thế “ muốn dậy”. Chúng ta hãy tưởng tượng ra cái thế giới mà tác giả đang nói đến ta sẽ thấy ở đây hiện ra cả một thế giới khác xa với cái thế giới thực tại một thế giới hoàn toàn câm lặng kì bí mênh mông. Nó được thống nhất bằng một loại hành động duy nhất là không hành động, mang ý nghĩa đặc tả về một thế giới tuyệt đối chưa có sự sống, chưa nên cuộc sống.

Thế có nghĩa là trong cõi hỗn mang kia đã chứa đầy vô số đủ các loại mầm sống, hạt sống đã được gieo vãi, đặc biệt trong đó có cả “mầm người” nhưng “chưa dậy” được vì chưa có đủ mặt mũi(!). Trong lễ thức mo, sau khi trống cồng và kèn bóp đồng loạt nổi lên, trong màn khói hương hư ảo, hãy hình dung toàn bộ cái thế giới hỗn mang câm lặng yên tĩnh tuyệt đối kia vào một khoảng khắc nào đó, đến một ngày nào đó cũng sẽ ồn ào hoạt động vô cùng náo nhiệt. Đó là khi tất cả mọi sự vật đồ vật, mọi loài cây và mọi loài con, gồm cả con người( nhà cửa và con người ) sẽ đồng loạt dậy, đồng loạt mọc lên, trồi lên. Mầm sống đã tạo nên sự sống cuộc sống. Đó là cảm hứng mở đầu rất đặc trưng thần thoại. Nhưng ở đây là sử thi thần thoại nên đã không xẩy ra câu chuyện đồng loạt dậy. Trong các chương sau, người sáng tạo sử thi sẽ còn tiếp tục trong câu chuyện tự sự trường thiên này theo một trật tự cái này dậy trước cái kia dậy sau. Để rồi sau những cuộc chửa đẻ mà thành, mọi thứ cứ hiện hình dần lên và sáng mãi ra, cho đến lúc “ sáng Mường sáng Nước” như phần kết của tác phẩm đã được giới thiệu ở trên. Cứ như thế, câu chuyện sẽ còn tiếp diễn khi thì ba đêm bảy đêm, khi thì đến hơn cả mười đêm tùy theo tang chủ trong đời sống sinh hoạt tang lễ Mường truyền thống. Một thế giới Mường sẽ được hoàn thiện từ không đến có, từ thiếu đến đủ, từ lẻ tẻ rời rạc đến độ kết hợp thành hệ thống. Từ cõi hỗn mang đã hình thành một thế giới có trật tự. Và một bức tranh về một cuộc sống thật sự phải là một bộ mặt thế giới có trật tự hài hòa.

tác phẩm đã cho chúng ta một cái nhìn đầy mới mẻ về sự hình thành của đất và nước đồng thời cũng cho chúng ta cái nhìn mới mẻ về nguồn gốc sự hình thành của dân tộc Mường

0