24/05/2017, 13:26

Phân tích hình tượng Sita trong sử thi Ramayana

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích hình tượng Sita trong sử thi Ramayana. Ra ma ya na là một thiên sử nổi tiếng trong sử thi ấn độ và cả thế giới ra đời vào thế kỉ thứ ba trước công nguyên. Đó là tác phẩm chan chứa những âm điệu du dương toát ra một bầu không khí trong lành và một tình yêu ...

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích hình tượng Sita trong sử thi Ramayana. Ra ma ya na là một thiên sử nổi tiếng trong sử thi ấn độ và cả thế giới ra đời vào thế kỉ thứ ba trước công nguyên. Đó là tác phẩm chan chứa những âm điệu du dương toát ra một bầu không khí trong lành và một tình yêu thương vô bờ bến trong xã hội cũ còn nhiều lắm những mâu thuẫn. Nội dung đoạn trịch tập trung vào sự ghen tuông và sự ngờ vực của Ra ma song thành công hơn cả là khắc họa ...

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích hình tượng Sita trong sử thi Ramayana.

Ra ma ya na là một thiên sử nổi tiếng trong sử thi ấn độ và cả thế giới ra đời vào thế kỉ thứ ba trước công nguyên. Đó là tác phẩm chan chứa những âm điệu du dương toát ra một bầu không khí trong lành và một tình yêu thương vô bờ bến trong xã hội cũ còn nhiều lắm những mâu thuẫn. Nội dung đoạn trịch tập trung vào sự ghen tuông và sự ngờ vực của Ra ma song thành công hơn cả là khắc họa những đợt sóng lòng tâm trạng nàng xi ta trước cơn  nổi giận bão tố của người chồng.

Như bao người phụ nữ trên thê giới và nhất là những người phụ nữ Ân Độ khác họ rất thủy chung yêu thương chồng hết mực, và Xi ta cũng như thế nàng một mực yêu thương chồng và luôn giữ gìn danh tiết không  để ai trà đạp lên tấm thân ấy. Nàng là một tuyệt sắc giai nhân lớn lên trong gia đình khá giả. Nhưng cũng chính vì quá yêu thương chồng mà nàng cũng đã không hề ngại một gian nan thử thách nào mà theo chồng mười bốn năm lưu đầy mà tình cảm vẫn mặn nồng vẫn như xưa mà không hề thay đổi với chồng. Người đọc đến đây thốt lên rằng đó chẳng phải chính là những khó khăn thử thách nhất của cuộc đờ đối với một người phụ nữ hay sao?Ta thấy thật trân trọng những  tình cảm những sự trân trọng của người vợ luôn thủy chung đối với chồng và cô đã vượt qua những thử thách gian lao đó. Thế nhưng ông trời dường như vẫn muốn thử thách tình cảm của hai vợ chồng nàng khiến nàng tưởng chừng như đã rơi vào bờ vực thẳm.

su thi Ramayana

Bị quỷ vương Ra-va-na bắt đi, nàng vẫn một lòng son sắt, không để linh hồn và thân xác mình bị vấy bẩn bởi kẻ thù. Ngày ngày kiên tâm chờ đợi. Thế nhưng chính giờ phút mà nàng mong mỏi nhất được cứu thoát bởi người chồng thì lại phải dầm dề nước mắt. Ra-ma tiêu diệt Ra-va-na và coi đó là một chiến công hiển hách là một điều mà bất kì người nào “bị sỉ nhục” đều phải hành động như thế, cũng là lúc con rắn của lòng ghen tuông ngờ vực trỗi dậy, bùng lên trong lòng chàng, bởi Xi-ta quá ư là xinh đẹp và yêu kiều. Tình yêu khi đã thành ghen tuông mù quáng đồng nghĩa với sự làm tổn thương tới người mà mình yêu thương. Ra-ma đã buông ra những lời thật lạnh lùng và tàn nhẫn làm sao: “Hỡi phu nhân cao quý” hay “ta đã làm tròn lời hứa”. . . Thật xa cách, đâu có chút gì gợi lên tình cảm vợ chồng. . . Quá bất ngờ Xi-ta chỉ còn cách mở to tròn đôi mắt dẫm lệ. Vì thất vọng, vì ngạc nhiên, vì đau đớn khôn cùng bởi những gì đang diễn ra trước mắt vốn không phải là những gì nàng mong đợi. Được tin chồng đã chiến thắng, giải thoát cho mình khỏi kẻ thù, nàng hạnh phúc vô ngần, chỉ muốn mong chóng gặp lại chàng. Sự háo hức vội vã đến nỗi bỏ quên cả những lễ nghi, phép tắc mà bất kì người phụ nữ cao quý nào cũng thường trực. Trong đầu nàng chỉ còn biết có Ra-ma với tình yêu, lòng biết ơn vô hạn. Ấy vậy mà tất cả dường như đang sụp đổ dưới chân. Đau đớn và thất vọng khi người mà nàng đã đánh đổi tất cả mọi thứ đê có được vậy mà giờ đây lại thốt lên những lời nhẫn tân tàn nhẫn đối với nàng như thế. Nàng không tin đó là sự thật nàng không tin chàng đang trách nàng mà nàng đã làm gì sai cơ chứ nàng đã giữ gìn trinh tiết một lòng một dạ chờ chàng đến giải thoát cho mình. Cuối cùng cao trào sự ghen tuông của một người đàn ông lên đến đỉnh điểm khi mà người đó vội vàng thốt ra lời kẽ cay độc không cần Xi ta nữa. Hỡi ôi vậy là tình cảm vợ chồng bấy lâu nay đã như tan biến chỉ bằng một câu nói hay sao. Người chồng mà nàng hết mực yêu thương giờ đây lại nói với nàng rằng nàng có thể đi tìm một người khác. Nàng mong đây chỉ là một giấc mơ thôi chỉ  là một giấc mơ thôi bởi nếu nó là sự thật thì cuộc đời nàng từ đây là chấm dứt là sụp đổ nàng sẽ biết nương tựa vào ai mà sống đây. Sau những thất vọng ê chề nàng đã lấy lại được bình sinh Và dùng những lí lẽ lần lượt chứng minh những ngờ vực của Ra-ma là không căn cứ. Nàng lấy danh dự, rồi nguồn gốc xuất thân, lòng trung thành, tình yêu của mình để làm minh chứng. Nhưng, tất cả dường như đều không đủ, đều vô nghĩa trước cơn giận dữ của Ra-ma. Chàng ngồi đó, “trông khủng thiếp như thần chết vậy”. Tình huống sử thi, tính cách nhân vật sử thi hay tâm lí con người bình thường đả chi phối diễn biến của chuyện, chi phối tâm trạng của Ra-ma? Chàng Ra-ma cao quý khi ấy có khác gì những con người bình thường, tầm thường nhất?

Thái độ của Ra-ma đã tạo nên hoàn cảnh bi thảm của Xi-ta buộc nàng phải chứng minh bằng hành động thuyết phục cuối cùng: bước lên giàn lửa. Thần lửa A-nhi sẽ là minh chứng cuối cùng, đủ sức thuyết phục nỗi nghi ngờ khổng lồ trong tâm hồn của chồng nàng. Lúc này, cho dù lâm vào hoàn cảnh nghiệt ngã ấy, ở nàng vẫn ngời lên một tình yêu thủy chung, trong sáng. Có lẽ, chính tình yêu ấy làm nên lòng dũng cảm của nàng. Nàng bước vào ngọn lửa trong sự kêu khóc vang trời của muôn loài, trong nỗi thương xót cực độ của những người chứng kiến. Nàng muốn khẳng định lời nói và tấm lòng trinh trắng của mình. Chỉ có thần linh với sức mạnh của lửa mới rửa sạch được vết nhơ mà người ta đang gán cho nàng, mới giải tỏa được sự nghi ngờ của người chồng. Hành động của nàng là hành động của một nữ thần cao quý.

Sự kính phục, ngưỡng mộ và tiếc thương của mọi người chứng kiến cảnh đó được miêu tả rất xúc động: Ai nấy, già cũng như trẻ, đau lòng đứt ruột xem nàng Gia-na-ki đứng trong giàn hỏa. Trước mặt mọi người, trang tuyệt thế giai nhân đó nạp mình cho lửa. Các bậc thánh, các chư thần nhìn Gia-na-ki bước vào lửa, chẳng khác một lễ vật trong lễ tế sinh. Thấy nàng như vậy, như một thiên thần bị đuổi khỏi trời do một thần chú nguyền rủa, các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương. Cả loài Rắc-sa-xa lẫn loài Va-na-ra cùng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó. Như vậy là đức hạnh trung trinh cùng lòng dũng cảm tuyệt vời của nàng Xi-ta đã làm chấn động cả thần thánh, con người và ma quỷ. Tất thảy đểu rơi lệ trước nỗi oan của nàng. Cuối cùng, đúng như lời cầu xin của Xi-ta, thần Lửa A-nhi đã giải oan và bảo vệ nàng nguyên vẹn.

Tác phẩm cho chúng ta thấy được một phần nào đó người phụ nữ cổ trong xã hội thời bấy giờ. Họ chung thủy họ thông minh họ sắc sảo đến kì lạ họ yêu thương nồng cháy nhưng trí tuệ và đầy bản lĩnh. Họ sẵn sàng hi sinh để bảo vệ trinh tiết của mình. Những con người như thế thật đáng để chúng ta trân trọng tụ hào.

0