21/02/2018, 09:32

Bình giảng bài ca dao: “Ai về quốc đất trồng cau. Cho em vun ké cây trầu một bên…” – Văn hay lớp 10

Bình giảng bài ca dao: "Ai về quốc đất trồng cau. Cho em vun ké cây trầu một bên…" – Bài làm 1 Ca dao là tiếng nói, tiếng hát thiết tha của ông cha ta về những tình cảm cảm xúc trong cuộc sống con người. những bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa có rất nhiều. Một đặc điểm ...

Bình giảng bài ca dao: "Ai về quốc đất trồng cau. Cho em vun ké cây trầu một bên…" – Bài làm 1

Ca dao là tiếng nói, tiếng hát thiết tha của ông cha ta về những tình cảm cảm xúc trong cuộc sống con người. những bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa có rất nhiều. Một đặc điểm chung mà chúng ta luôn thấy ở những bài ca dao tình yêu ấy là những chàng trai cô gái ẩn mình sau những vận dụng, cây cối. hoa trái xung quanh mình để từ đó nói lên những tâm tư tình cảm của mình. Và bài ca dao này cũng không phải ngoại lên. Nếu như những bài ca dao ta đã biết người con trai con gái xuất hiện sau những câu hỏi của mận và đào,  sau cái lá tre và sàng,qua cái áo sờn chỉ bỏ quên khi tát nước đầu đình thì bài ca dao này hai nhân vật chính ẩn sau hình ảnh của trầu và cau:

“Ai về cuốc đất trồng cau
Cho em vun ké cây trầu một bên
Chừng nào trầu nọ bén lên
Cau kia có trái lập nên của nhà”

Không giống với những bài ca dao trước, mở đầu câu chuyện không phải là chàng trai, tâm tình thổ lộ cũng không phải của chàng trai mà là của một cô gái. Điều đó cho thấy những cô gái miền quê không ngần ngại bày tỏ tình cảm một cách chân thật mộc mạc và vô cùng duyên dáng. Bài ca dao mở đầu bằng hình ảnh câu trầu và câu hỏi của người con gái:

“Ai về cuốc đất trồng cau
Cho em vun ké cây trầu một bên”

Hai hình ảnh trầu cau như gợi nhắc cho ta nhớ về sự tích trầu cau ngày nào thấm thía được hết cái tình cảm của những cặp vợ chồng thương yêu nhau. Dù có sống hay chết đi thì họ cũng vẫn bên nhau quấn quýt lấy nhau nồng thắm. Vị của miếng trầu ấy vừa ngọt vừa mặn mà như tình yêu đôi lứa vậy. Không những thế trầu câu con hiện lên khiến cho ta nhớ đến miếng trầu thuở nào bà ăn đã có bốn nghìn năm tuổi. Vì vậy hình ảnh trầu cau được cô gái ví von ở đây là một hình ảnh rất đẹp và mang đậm bản sắc dân tộc. Có đám cưới nào mà không có miếng trầu miếng cau, đặc biệt trầu được têm hình cánh phượng đẹp mắt làm sao. Cô gái hỏi một câu rất bâng quơ nhưng lại có mục đích. Đại từ “ ai” kia có thể là một ai đó nhưng cũng có thể là nhiều người. Cô chỉ bày tỏ nỗi lòng mình đó là niềm mong mỏi về hạnh phúc lứa đôi bình dị dân dã nhưng hạnh phúc thấm đẫm vẻ đẹp vườn cau giàn trầu. Không có một chàng trai cụ thể nào ở đây để đáp lại cô gái theo kiểu đối đáp giao duyên được. Nhưng bài ca dao thể hiện sự độc thoại của cô gái, cô nói rằng cho vun ké một cây trầu. Đó phải chăng là nguyện ước được chung nhà chung cửa với hạnh phúc lứa đôi của cô gái. 

Sang hai câu thơ tiếp theo nỗi lòng cô gái như được bộc bạch rõ nét hơn và rõ ràng hơn:

“Chừng nào trầu nọ bén lên
Cau kia có trái lập nên của nhà”

Sự phát triển của trầu cau giống như tình yêu đôi lứa đến thì đơm hoa kết quả, hai chữ “ chừng nào” thể hiện sự mong mỏi thời gian của cô gái về hạnh phúc lứa đôi. Cây trầu theo thời gian thì cũng sinh sôi nảy nở phát triển thành những lá trầu đẹp xanh mướt. Cây cau ngày nào vun trồng thì giờ đây cũng cao lên và ra nhiều quả. Những quả câu xanh gắn thành chùm đẹp đẽ bám lấy nhau trên thân cây. Điều đó giống với quá trình vun đắp tình yêu của cô gái nọ. tình yêu ban đầu giống như việc trồng câu trồng trầu vậy, sau bao nhiêu vun đắp thì cũng có ngày tình yêu ấy được đơm hoa kết trái và một cái kết thật viên mãn là đám cưới trên làng quê. Vui biết bao khi thấy những người con trai con gái bước bên nhau mà vẫn không khỏi thẹn thùng bẽn lẽn, người xưa là vậy dẫu cho đã thành vợ thành chồng nhưng vẫn không khỏi ngượng nghịu nhau. Hai chữ “ cửa nhà” tưởng chừng như rất bình thường nhưng nó lại là mong mỏi của biết bao nhiêu người con gái. Bởi nó không chỉ đơn giản là nơi che mưa che nắng, nơi đó có những đứa con, bố mẹ và mọt người chồng mà nơi đó còn là tổ ấm hạnh phúc của biết bao nhiêu ngươi con gái. Nơi ấy là điểm dừng cuối cùng trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ chính vì thế họ luôn mong muốn tìm được một hạnh phúc thật sự trong tình yêu lứa đôi của mình.

Như vậy qua đây ta thấy được tâm tình của một người con gái quê, cô chủ động nói lên tâm sự mong muốn của mình. Rằng cô muốn nên duyên nên phận, muốn tìm được một cây cau vũng chắc để có thể nương tựa hết phần đời con lại, hình ảnh trầu cau cứ thế hiện lên không chỉ biểu tượng cho chính những nhân vật trong bài mà nó còn thể hiện được nét đẹp văn hóa truyền thống của nhân dân ta. Đó là tục ăn trầu và tục ngày cưới nhất định không thể thiếu trầu cau. Trầu cau thiên nhiên vốn dĩ đã đi liền với nhau quân quýt lấy nhau, chính vì thế mà nó được biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi.

Bình giảng bài ca dao: "Ai về quốc đất trồng cau. Cho em vun ké cây trầu một bên…" – Bài làm 2

Tình yêu đối lứa xuất hiện trong ca dao ngày càng trở nên phong phú và nó có ý nghĩa vô cùng sâu sắc dành cho con người, nó là một thứ tình cảm thiêng liêng mà con người luôn luôn có, chính vì vậy trong kho tàng ca dao Việt Nam nổi bật lên rất nhiều những câu ca dao nói về điều đó như ai về cuốc đất trồng cau cho em vun ké dây trầu một bên…

Chúng ta đã thấy rất rõ hình ảnh biểu tượng trong bài thơ này có ý nghĩa mạnh mẽ và mang tầm ảnh hưởng sâu lặng cho con người. Trong tình yêu mỗi người đều có những cách bày tỏ của riêng mình, nhưng nó đều mang vẻ đẹp của tâm hồn mạnh mẽ, những hình ảnh đó đã thể hiện được những điều tuyệt vời và đáng được trân trọng vô giá, những hình ảnh mà mỗi người luôn được thể hiện sẽ có thể mang lại những giá trị to lớn đối với tất cả con người, mỗi chúng ta đang và sẽ thực hiện được những điều đó dễ dàng và ngày càng tốt hơn. Trong dân gian tình yêu đôi lứa đã được thể hiện sâu sắc qua những tác phẩm dân gian, nó thể hiện được những tình cảm mạnh mẽ và vô cùng độc đáo, với cách bày tỏ tế nhị nhưng nó đã mang được rất nhiều những giá trị quý giá cho tất cả con người, mỗi chúng ta khi hình dung ra tất cả những điều quan trọng và mang tầm ý nghĩa nhất.

Thơ ca Việt Nam cũng mang đậm rất nhiều cảm xúc và giống như nó thì tục ngữ và ca dao cũng là một thể loại vô cùng phát triển đó chỉ là những tác phẩm được thể hiện và do người dân trong xã hội đồng sáng tạo ra, những tác phẩm đó mang tầm ý nghĩa quan trọng và giá trị của nó để lại cũng vô cùng quan trọng, những điều mạnh mẽ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có sức thu hút mạnh mẽ đối với tất cả con người, mỗi chúng ta đang được phát triển và cải thiện lại lối sống qua cách nhìn về tình yêu qua ca dao tục ngữ. Những lời bày tỏ hết sức chân thành và ẩn chứa trong đó những lớp nghĩa vô cùng sáng tạo. Hình ảnh ai về cuốc đất trồng ra được thể hiện trong bài đã là một hình tượng biểu trưng cho tục ngữ khi nói về đối phương:

Ai về cuốc đất trồng cau
Cho em vun kéo dây trầu một bên
Chừng nào trầu nọ bén lên
Cau kia có trái lập lên cửa nhà.

Trong bài ca dao này đã mang rất nhiều những ý nghĩa biểu tượng và nó thực sự rất sâu sắc và mang tầm ý nghĩa to lớn, hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ này là hình ảnh của trầu và cau đây là những hình tượng biểu trưng cho sự hẹn ước và thề nguyện trong tình yêu, mỗi hình ảnh đã thể hiện được những lời mà đôi lứa này muốn thể hiện. Tình yêu được thể hiện một cách chân thành và vô cùng duyên dáng nó được được bộc lộ tế nhị và mang tầm ý nghĩa to lớn cho người đọc khi đọc những bài này, nó ngoài mang những giá trị to lớn về mặt nội dung, khi đây là những lời hẹn ước được có bên nhau những chặng đường và những lời ước khi nguyện cầu bên nhau.

Hình ảnh trầu cau đã mang lại giá trị cho cả bài thơ khi nó rất đặc trưng cho dân tộc mình, trong những lễ cưới hỏi, hình ảnh trầu cau luôn luôn phải có, và nó thực sự mang một ý nghĩa vô cùng to lớn và sâu sắc dành cho mỗi người. Hình ảnh biểu tượng ở đây cũng mang một tầm ý nghĩa quan trọng và lời hẹn ước chung nhà với nhau. Người con gái trong bài ca dao này cũng thể hiện tình cảm của mình một cách tế nhị nhưng nó lại vô cùng mạnh mẽ, cuốc đất để trồng cau, nhưng người con gái đã nhờ chồng thêm trầu và hai biểu tượng này luôn phải đi liền với nhau, nó thể hiện sự gắn bó và không tách rời. Hình ảnh những lời tỏ tình trong tình yêu được thể hiện trong ca dao nó mang một ý nghĩa quan trọng và thể hiện được những tình cảm to lớn khi mỗi người chúng ta. Nó đã thúc dục tình cảm trong tâm hồn mỗi con người. Và sự thể hiện đó đã mang nặng nhiều giá trị to lớn không chỉ cho thế hệ trước mà nó luôn sống mãi với thời gian.

Sự nguyện thề cùng nhau chung sống, cuốc đất và reo trồng những tâm hồn cao cả và tình yêu của họ chớm nở từ đây, họ sẽ vun đắp và dựng xây nó ngày càng mạnh mẽ và đã mang lại những hình ảnh đẹp về tình yêu đối lứa. Trong đề tài về tình yêu đối lứa nó mang đậm giá trị của tình yêu của đôi lứa, nó không chỉ là những tình cảm vô cùng thiêng liêng mà cũng vô cùng mãnh liệt đối với con người. Tình cảm đó sẽ được thể hiện một cách mạnh mẽ và sống động hơn trong tâm hồn của mỗi con người.

Chúng ta thấy được trong ca dao đề tài về tình yêu đôi lứa luôn luôn được thể hiện một cách rất trân thành và vô cùng đẹp, nó mang những giá trị của đời sống, sự gần gũi, những hình ảnh dùng trong ca dao đều là những hình ảnh quen thuộc của đời sống của mỗi con người, chúng ta đang tìm ra những giá trị đó để sống lên những giây phút mạnh mẽ và thăng hoa nhất của cuộc đời. Sự đa dạng trong ca dao cũng làm cho người đọc cảm thấy tâm hồn phong phú và cuộc đời này có nhiều ý nghĩa tốt đẹp nhất.Mỗi chúng ta đang sống và làm nên những điều có giá trị và hạnh phúc đang ngày càng trào dâng trong tâm hồn mỗi con người.

Sự thể hiện tình yêu trong ca dao không được bộc lộ một cách cụ thể và hiện lên trên bề mặt ngôn từ mà nó thể hiện một cách gian tiếp, những hình ảnh đó đã gợi ra những cảm xúc rất riêng biệt và mang tầm ý nghĩa vô cùng to lớn, mỗi chúng ta đang sống và luôn luôn mong ước mình có tình yêu đẹp. Và trong ca dao nó đã thể hiện được điều đó, tình yêu là thi vị của cuộc sống, nó tạo nên rất nhiều sắc màu, làm cho chúng ta cảm thấy cuộc đời này có nhiều ý nghĩa hơn, những điều mà chúng ta tưởng như xa vời thì nó lại gần gũi và gắn bó với cuộc sống của mình. Những hình ảnh của các sự vật được sử dụng trong ca dao cũng mang những ý nghĩa to lớn và những ảnh ảnh hưởng rất sâu sắc cho mỗi con người.

Bài ca dao này đã thể hiện mạnh mẽ được những tình cảm giữa con người với con người, và đây là cách bày tỏ tình cảm đáng quý và mạnh mẽ nhất, sử dụng hình ảnh quen thuộc đó là trầu và cau nguyện thề sẽ sống chung bên nhau cùng một nhà, đó là sự reo trồng những hy vọng, những hình ảnh mang tầm giá trị to lớn và vô cùng sâu sắc dành cho con người. Ca dao đã làm được những điều vô cùng quan trọng đó nó thể hiện được những tình cảm mạnh mẽ và sự thu hút của người đọc với những tác phẩm này.

Đề tài về tình yêu đối lứa xuất hiện trong ca dao ngày càng mạnh mẽ và nó thể hiện được những tình cảm cao quý và vô cùng thiêng liêng, tình yêu đó đã đang thấm nhuần mạnh mẽ trong tâm hồn của mỗi con người, chúng ta cũng đang sống trong những thi vị và hương vị của tình yêu và cũng luôn mong muốn có được những điều tuyệt vời nhất từ nó.

Bình giảng bài ca dao: "Ai về quốc đất trồng cau. Cho em vun ké cây trầu một bên…" – Bài làm 3

Ca dao dân ca luôn đi vào lòng người một cách tha thiết và đó là tiếng nói của ông cha ta về những tình cảm trong cuộc sống của con người. Những bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa rất nhiều,nếu như những bài ca dao trước nói về mận và đào hay là qua lá tre,cái sàng,áo sờn chỉ thì bài ca dao này lại nói về đôi nam nữ ẩn sau đó là hình ảnh trầu và cau:

“Ai về cuốc đất trồng cau

Cho em vun ké cây trầu một bên

Chừng nào trầu nọ bén lên

Cau kia có trái lập nên cửa nhà”

Không như nhưng bài ca dao trước mở đầu đều nói đến chàng trai,tâm tình thổ lộ đều của chàng trai mà bây giờ thay vào đó là một cô gái. Điều đó cho chúng ta thấy được rằng những cô gái miền quê không ngần ngại khi bày tỏ ra tình cảm của mình một cách chân thành,mộc mạc nhất. Bài ca dao được

“Ai về cuốc đất trồng cau

Cho em vun ké cây trầu một bên”

Hai hình ảnh trầu cau gợi nhắc cho chúng ta nhớ về sự tích trồng cây cau. Đó là sự tích về hai vợ chồng, cho dù chết đi thì họ vẫn luôn quấn quýt bên nhau không rời.Vị của miếng trầu vừa ngọt vừa mặn giống như tình yêu của đôi lứa vậy. Chính vì thế mà hình ảnh trầu cau được ví von là một hình ảnh đẹp mang đậm bản sắc của dân tộc. Người ta còn bảo miếng trầu là đầu câu chuyện, có đám cưới nào mà không có miếng trầu cau được têm hình cánh phượng và ở trong câu này chúng ta thấy cô gái hỏi chàng trai một cách bâng quơ nhưng lại mang một mục đích nhất định. Đại từ”ai” xuất hiện trong câu tạo nên một câu hỏi giống như hỏi ai đó hoặc cũng có thể là hỏi nhiều người. Cô bày tỏ lòng mình nỗi niềm mong ước sớm có hạnh phúc lứa đôi. Đó phải chăng là ước nguyện được về chung một mái nhà,có một hạnh phúc lứa đôi.

Với hai câu thơ tiếp theo,chúng ta càng thấy rõ nét về nỗi lòng của cô gái:

“Chừng nào trầu nọ bén lên

Cau kia có trái lập nên của nhà”

Sự phát triển của trầu cau giống như tình yêu của đôi lứa đến thì đơm hoa kết quả,câu “chừng nào” cho thấy cô gái mông mỏi trầu cau có hoa trái thì khi đó là thời gian hạnh phúc lứa đôi. Tình yêu cũng giống như cây trầu cây cau vậy, nếu chúng ta chăm chỉ vun trồng và chăm sóc nó thì chắc chắn sẽ đơm hoa kết trái và có một cái kết thật là viên mãn. hai từ “cửa nhà”tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại là mong mỏi của biết bao nhiều người con gái, bởi vì đó không đơn giản là để che mưa che nắng mà còn có những đứa con, bố mẹ, người chồng cùng nhau xây dựng tổ ấm của mình. Chính nơi ấy là điểm dừng cuối cùng trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ, chính vì thế mà họ luôn mong muốn tìm được cho mình một hạnh phúc đích thực trong tình cảm lứa đôi của mình.

Như vậy qua đó cho chúng ta thấy được tâm tình của một người con gái quê, cô muốn tự mình nói ra nỗi lòng của mình đó là muốn nên duyên vợ chồng,muốn tìm một chỗ dựa vượt chắc để có thể nương tựa hết cả cuộc đời, hình ảnh đó không chỉ là sự biểu tượng cho nhân vật mà còn biểu tượng cho nét văn hóa truyền thống của nhân dân ta,trầu và cau luôn quấn quýt bên nhau, chính vì thế mà nó được biểu tượng cho hạnh phúc của lứa đôi.

Bình giảng bài ca dao: "Ai về quốc đất trồng cau. Cho em vun ké cây trầu một bên…" – Bài làm 4

Ca dao tình yêu rất đa dạng, phong phú về vần điệu và giọng điệu. Và là những vần thơ lục bát "dịu ngọt” nhưng nó đã đem đến cho ta nhiều cảm xúc đẹp bởi lẽ “Thì ân ái có bao giờ lại cũ"  ("Phải nói" – Xuân Diệu). Trong "vườn tình ái của làng quê xưa có tiếng hát tỏ tình của chàng thợ mộc Thanh Hóa:

Một đèn đọc sách ngâm thơ,
Một đèn anh để đợi chờ nàng đây”.

Có tiếng hát ghẹo của anh trai cày:

"… Giúp em quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau".

Có tiếng hát chờ mong ước hẹn: "Ước gì anh lấy được nàng… Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân". Có tiếng hát giao duyên của "mận" và "đào".

“Vườn hồng đã cố ai vào hay chưa?"
”Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào".

Và còn có tiếng hát giã bạn. Chợ đã tan, hội đã tàn, kẻ về người ở lại, duyên thầm mới "bén", bâng khuâng lưu luyến vơi đầy. Cùng với hình ảnh cô gái xinh tươi, là lời ước hẹn chờ mong mà chàng trai có bao giờ nguôi quên:

"Ai vẽ cuốc đất trồng cau,
Cho em vun ké dây trầu một bên.
Chừng nào trầu nọ bén lên,
Cau kia có trái, lập nên cửa nhà “
Hai câu đầu bài ca là lời nhắn gửi với bao tình lưu luyến.
"Ai về cuốc đất trồng cau,
Cho em vun ké dây trầu một bén".

Chữ "ai" trong hai vế là đại từ nhân xưng phiếm chi. Trong bài ca này, Văn cảnh này là ngầm chỉ "anh ấy", "người ấy", "chàng trai ấy" giữa hàng trăm, hàng ngàn người trong ngày hội xuân, tuy "em” mới gặp nhưng đã nặng tình yêu thương. Có thể là "em" đã được mời trầu, "em" đã biết tên? Chữ "ai" rất tinh tế biểu cảm, gợi nhiều man mác bâng khuâng. Có văn bản khác ghi là "Anh về cuốc đất trồng cau” đã làm giảm đi ít nhiều "chút duyên thầm" thiếu nữ. Chữ "ai về" ta thường bắt gặp trong ca dao nói về tình yêu, tình thương nhớ, chờ đợi của lứa đôi trong li biệt:

"Ai về ai ở mặc ai,
Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh".
"Ai về đường ấy hôm mai,
Gửi dăm điều nhớ, gửi vài điều thương".
"Ai về ai nhớ bây giờ nhớ ai.."

Hãy "cuốc đất trồng cau" để vun đắp cho mối tình đẹp mới nảy nở, đó là "lời em dặn dò"( "Ai về..") người mà em tin cậy và yêu thương "cho em vun ké dây trầu một bên". "Vun ké" nghĩa vun đất, trồng thêm vào bên cạnh một cây khác đã trồng trước đồ rồi. Cách tỏ tình thật là kín đáo về mối lương duyên. Bốn chữ "vun ké… một bên" gửi gắm niềm tin cậy, nương tựa được chở che. Đó là niềm mong ước của thiếu nữ vé một tình yêu hạnh phúc.

Hai câu ca gợi lên một liên tưởng đẹp vẻ tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa anh em thủy chung, son sắt gắn bó trong sự tích Trầu – Cau ngày xưa. Cây cau của "ai trồng sẽ xanh tốt, thân cau cao vút thẳng tắp, tàu cau xanh biếc, tỏa bóng mát chở che. Dây trầu yếu mềm được "vun ké một bên" đã quấn vào thân cau, ngày một thêm tươi tốt. Qua đó, ta cảm nhận lời giã bạn trong ngày hội tàn cung là lời tỏ tình rất chận tình và tinh tế. Cau và trầu sẽ mãi mãi xanh tươi như tình yêu thắm thiết thủy chung của đôi lứa. 

Hai câu ca tiếp theo nói lên nỗi ước mong của cô gái vé một tình duyên hạnh phúc:

"Chừng nào trầu nọ bén lên, 
Cau kia có trái, lập nên cửa nhà".

"Chừng nào" là cách ướm hỏi, mộc mạc và dân dã, nghĩa là đến khi nào, đến ngày nào, một tương lai gần, thể hiện sự mong mỏi đợi chờ, tin tưởng. Thời gian chờ đợi là niềm hy vọng. Trầu nọ” thì "bén lên" mọc lên xanh tốt. "Cau kia" thì "có trái". Trầu và cau sẽ tốt tươi, phát triển cùng cây lá mùa xuân. “Trầu nọ" và "cau kia" là cách nói đưa duyên tình tứ. “Trầu" và "cau" đối xứng hòa hợp như tâm hồn đôi lứa đẹp lên trong một mối lương duyên đang nảy nở. Chữ "bén" dùng rất hay, vừa cổ kính vừa chân quê. Dây trầu mới trồng, mới "vun ké” chỉ sau một thời gian ngắn mọc rẻ, tiếp nhận màu mỡ của đất mà bén lên, mọc lên xanh tốt. "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" (Tục ngữ). Thiếp bén duyên chàng có thế thôi" (Hồ Xuân Hương). Bao tình ý và hi vọng về tình duyên được cô gái gửi gắm trong một chữ bén ấy. Nếu đổi thành, "Chừng nào trầu nọ bén lên” thì hai chữ "lớn lên" đã vật chất hóa tâm tình thôn nữ, làm giảm đi vẻ đẹp nhân văn của bài ca giã bạn.

Và khi "trầu nọ bén lén" cũng là lúc "cau kia có trái" sự vật cùng diễn ra đúng qui luật sự sống và nỗi chờ mong của lòng "em". Duyên trầu – cau cũng là duyên đôi lứa “Lập nên cửa nhà", em và anh thành gia thất. "Lập nên cửa nhà" là lúc "anh đón em về, ta ở cùng nhau" dưới mái ấm gia đình yên vui, hạnh phúc. Ước mong ấy thật chân thành, hồn hậu. Mọi ước mong đều đẹp.

Niềm ước mọng của thiếu nữ về tình yêu hạnh phúc càng đẹp.

Tình yêu của cô gái được thể hiện trong bài ca giã bạn này rất nồng nàn, tha thiết. Ước mong về mối tình sẽ phát triển, nảy nỡ tốt đẹp như "trầu nọ bén lên" cùng "cau kia cố trái" tin tưởng về một hôn nhân tốt đẹp, anh và em sẽ "lập nên cửa nhà" nên vợ nên chồng. Qua đó, ta thấy bài ca đã phản ánh một quan niệm tốt đẹp, lành mạnh, trong sáng của người lao động về tình yêu – hôn nhân – gia đình hạnh phúc.

"Ai về cuốc đất trồng cau " là bài ca giã bạn – tỏ tình rất hay và ý vị. Thông thường, lễ hội càng động vui bao nhiều thì ngày hội tàn, giây phút giã bạn cằng buồn bấy nhiêu! Nhất là tâm trạng của các chàng trai, cô gái mới "quen nhau“ trong lễ hội. Ở bài ca dao này cũng vậy, thoáng hiện lên một nỗi buồn chia tay đối với kẻ ở người về. Tuy vậy, nó là bài ca dao giao duyên và hi vọng. Cô gái đã mượn trầu – cau làm ẩn dụ, để tỏ tình, trao duyên và ước hẹn về một tình duyên đẹp. Trong tiếng hát giã bạn của cô gái đã ngụ ý sự trao thân gửi phận, ước mong đợi chờ về mối lương duyên nên vợ nên chồng, thật dễ thương và đáng trân trọng.

"Ai về cuốc đất trồng cau" là một bài ca dao cổ có nhiều từ ngữ mộc mạc, dân dã, tình tứ, hồn nhiên như: "cuốc đất trồng cau", "vun ké dây trầu", "trầu nọ”, "cau kia", "bén lên", "có trái", "lập nên cửa nhà". Nó đã thể hiện tâm tình thôn nữ nơi bờ tre ruộng lúa, nương dâu khao khát về tình yêu hạnh phúc gia đình. Nó đã làm sống lại không khí giã bạn trong lễ hội dân gian mùa xuân ngày xưa. Phải chăng "trầu nọ, cau kia" trong bài ca dao đã nhập hồn vào thơ Nguyễn Bính sau này như bạn trẻ gần xa đã biết:

"Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào…"

Trong cuốn "Ca dao Việt Nam" giáo sư Đinh Gia Khánh có giới thiệu bài ca dao này bằng một văn bản hơi khác, đọc lên cảm thấy ít nhiều "hiện đại":

"Anh về cuốc đất trồng cau,
Cho em trồng ké dây trầu một bên.
Mai sau trầu nọ lớn lên,
Cau kia ra trái, làm nên cửa nhà ".

Dị bản trong ca dao dân ca là chuyện thường tình. Tuy vậy, được thưởng thức những bài thơ dân gian cố màu sác cổ kính, có ngôn từ mộc mạc, dân dã, ta vẫn cảm thấy thú vị hơn nhiều.

0