Biện pháp phòng trừ bệnh thối nứt thân trên cây cà phê
June 22, 2018 | Cà phê • Cây công nghiệp | Bệnh thối nứt thân trên cây cà phê một bệnh hại nguy hiểm mà bà con nông dân trồng cà phê cần phải quan tâm. Nó sẽ để lại hậu quả vô cùng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng cũng như năng suất cuả cây. Bệnh xuất hiện ở mọi độ tuổi ...
Bệnh thối nứt thân trên cây cà phê một bệnh hại nguy hiểm mà bà con nông dân trồng cà phê cần phải quan tâm. Nó sẽ để lại hậu quả vô cùng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng cũng như năng suất cuả cây. Bệnh xuất hiện ở mọi độ tuổi của cây làm thối đen lớp võ bên ngoài, bệnh nặng sẽ làm khô tắc mạch khiến cho cây không vận chuyển được nước và dinh dưỡng để nuôi cành lá bên trên.
Nguyên nhân gây bệnh thối nứt thân trên cây cà phê
Bệnh do nấm nấm Fusarium spp gây ra, chúng sinh trưởng và phát triển rất mạnh, gặp điều kiện thuận lợi như khí hậu mát độ ẩm thấp chúng sẽ phát triển nhanh mạnh hơn nữa. Đặc biệt ở những vườn cà phê không thông thoáng khả năng bệnh lây lan mạnh hơn so với những vườn cà phê thông thoáng.
Vào mùa mưa bệnh phát triển và lây lan rất mạnh công đoạn cắt cành tỉa tán không tốt đi đôi với bón phân cung cấp dinh dưỡng không hợp lý. Nguyên tố đa lượng và vi lượng cung ứng không đúng như yêu cầu sẽ dẫn đến tình trạng cây cà phê bị thối và nứt thân.
Vết bệnh xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên cây cà phê, nhưng vị trí xuất hiện nhiều nhất là ngay giữa thân trở xuống hoặc ngay phần gốc. Cây bị nhiễm bệnh lá sẽ không còn tươi nữa mà bắt đầu có dấu hiệu khô héo rụng đi rồi chết từ ngọn cây chết xuống.
Biện pháp phòng trừ bệnh thối nứt thân trên cây cà phê
Biểu hiện ban đầu của cây khi có dấu hiệu nhiễm bệnh đó chính là có những vết thối đen bên ngoài thân. Dùng dao sắc loại bỏ hết phần đen thối và sử dụng thuốc BVTV Norshiel 58WP, thuốc Champion 77WP, Mataxyl 5 những loại thuốc này mua gói loại 500g riêng thuốc Boccđô thì 1kg. Pha trộn chung chúng lại với nhau theo liều lượng hướng dẫn có trên bao bì, dùng gạc tre quét thuốc lên vết bệnh lần đầu cách lần sau 10 ngày. Chỉ cần thực hiện 2 lần là được.
Tỉa cành tạo tán, loại bỏ những cành cây già cỗi sẽ giúp cho cây phần nào hạn chế được sâu bệnh, cành không cho trái. Giúp cây tập trung được nguồn dinh dưỡng nuôi cành cho trái.
+ Loại bỏ những cành mọc sát đất, những cành mọc hướng vào thân.
+ Những cành tăm nhỏ yếu bị sâu bệnh tấn công cũng cần loại bỏ ngay lập tức.
+ Cành thứ cấp ở tán cây cũng cần loại bỏ ngay tức khắc.
+ Những cành đã qua thu hoạch nhưng vẫn còn khả năng cho trái trong vụ tới nên cắt ngắn lại.
Để phòng trừ bệnh thối nứt thân trên cây cà phê tốt bà con nên bón bổ sung thêm calciamonium N,P,K, S,Mg,Ca, Zn, Bo, Mn, Fe, Cu cho cây. Tạo điều kiện cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Lưu ý thời điểm mà hộ nông dân bón phân cũng cần phải chọn thời điểm bón phân sao cho thật hợp lý.