14/01/2018, 23:34

Bí quyết thi trắc nghiệm môn Sử đạt điểm cao

Bí quyết thi trắc nghiệm môn Sử đạt điểm cao Bí quyết khoanh trắc nghiệm môn Lịch sử đạt điểm cao Hình thức thi năm nay khác với mọi năm, lịch sử được chuyển từ hình thức tự luận sang thi trắc ...

Bí quyết thi trắc nghiệm môn Sử đạt điểm cao

Hình thức thi năm nay khác với mọi năm, lịch sử được chuyển từ hình thức tự luận sang thi trắc nghiệm. Rất nhiều bạn thí sinh tỏ ra bối rối và lo lắng trước sự thay đổi như vậy. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên quá lo lắng vì nó chỉ thay đổi về phương pháp học còn kiến thức vẫn nằm trong phạm vi sách giáo khoa.

Ôn thi THPT Quốc gia năm 2017: Một số lưu ý môn Lịch sử

Sơ đồ tư duy môn Lịch sử ôn thi THPT Quốc gia năm 2017 cấp tốc

Ôn thi THPT Quốc gia năm 2017: 160 câu hỏi nhanh môn Lịch sử

Theo phương án thi chính thức của Bộ GD&ĐT, học sinh có hai bài thi tự chọn theo hình thức trắc nghiệm là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Như vậy, Lịch sử cũng là môn thi trắc nghiệm (40 câu) sẽ được gộp cùng hai môn khác trong tổng thời gian làm bài 150 phút.

Để có thể làm được bài thi trắc nghiệm môn sử một cách dễ dàng. Dưới đây VnDoc xin gợi ý một số phương pháp học và làm bài cho các bạn tham khảo thêm:

1. Nắm chắc kiến thức trong cuốn sách Lịch sử lớp 12

Kì thi THPT năm nay, tất cả kiến thức ôn thi đều nằm trong chương trình sách giáo khoa lớp 12. Và thi trắc nghiệm, việc đầu tiên các bạn cần thay đổi là đọc kỹ sách giáo khoa, đây là tài liệu phục vụ ôn tập thi tốt nhất các bạn học  sinh cần tận dụng triệt để. Và các bạn tuyệt đối không nên "học tủ" một giai đoạn lịch sử, hoặc chỉ chú tâm vào học lịch sử Việt Nam mà bỏ qua lịch sử thế giới hoặc ngược lại. Một gợi ý cho bạn, hãy làm nhiều đề thi thử, với "ngân hàng" câu hỏi lớn, làm nhiều các bạn sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm trong quá trình làm bài và nâng cao kiến thức cho bản thân.

2. Không nên học thuộc lòng một cách bài bản

Với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh không phải thuộc lòng quá nhiều mà quan trọng là phải tư duy, hiểu rõ bản chất của từng mốc lịch sử. Từ những giai đoạn lịch sử, con số thống kê... các bạn cần phải biết phân tích tổng hợp, khái quát hóa vấn đề. Học sự kiện này thì các bạn cần phải liên tưởng, xâu chuỗi mối liên quan đến sự kiện trước và sau nó. Vậy nên, bạn nên sử dụng sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn.

3. Sử dụng phương pháp loại trừ những đáp án sai

Với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh cần tư duy, xâu chuỗi và kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án là có thể hoàn thiện bài thi. Trong trường hợp chưa biết đáp án đúng, các bạn nên loại trừ đáp án sai để tìm ra đáp án đúng – đây là tip làm bài bạn nên áp dụng. Đặc biệt, với thi trắc nghiệm sẽ có những đáp án gây nhiễu, đáp án khá giống nhau... vậy nên chúng ta phải đọc kỹ sách giáo khoa để hiểu rõ, kết nối các sự kiện với nhau để phân tích câu trả lời và chọn ra đáp án đúng.

4. Tính thời gian hợp lý sao cho 40 câu hỏi làm trong 50 phút

Chỉ có 50 phút để làm bài thi, vậy nên bạn không nên để mất quá nhiều thời gian vào một câu hỏi nào đó vì thời gian trung bình mỗi câu chỉ khoảng 1,25 phút. Không cần làm theo thứ tự câu hỏi, với những câu dễ bạn hãy làm trước, khoảng thời gian còn lại sẽ "chiến đấu" với những câu hỏi khó nhằn sau.

Với những phương pháp mà VnDoc đã chia sẻ ở trên, chúng tôi hi vọng rằng các bạn thí sinh sẽ đạt được điểm số cao cho bài thi môn Lịch sử.

0