Bí quyết thi trắc nghiệm môn Địa lý
Bí quyết thi trắc nghiệm môn Địa lý Bí quyết khoanh trắc nghiệm môn Địa lý đạt điểm cao đạt điểm cao Thi trắc nghiệm cần sự chính xác, hoàn toàn không thích hợp cho thí sinh học qua loa, chính vì vậy ...
Bí quyết thi trắc nghiệm môn Địa lý
đạt điểm cao
Thi trắc nghiệm cần sự chính xác, hoàn toàn không thích hợp cho thí sinh học qua loa, chính vì vậy VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh nhằm đạt được điểm số mong muốn và không bỏ qua bất kì câu ăn điểm nào trong bài thi quyết định.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT thị xã Quảng Trị (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Thực hành Cao Nguyên, Đăk Lăk (Lần 3)
Để làm bài thi trắc nghiệm địa đạt kết quả cao, TS cần chú ý các vấn đề sau:
Công cụ, dụng cụ đi thi
Cần chú ý ngay cả việc chuẩn bị công cụ đi thi. TS nên mang 2 - 3 bút chì đã gọt sẵn để nếu bút này gãy thì có ngay bút khác thay thế. Bút chì không gọt quá nhọn, mà nên để đầu bút hơi tù, diện tích tiếp xúc của đầu bút chì với giấy sẽ nhiều hơn, tô đáp án sẽ nhanh hơn lại không làm rách giấy thi. Cùng với bút chì, TS nên mang theo một cục tẩy rời. Không nên sử dụng tẩy ở đầu bút chì, vì việc quay đầu bút để tẩy sẽ làm tốn thời gian hơn.
Chuẩn bị tâm lý tự tin, vững vàng trong phòng thi
Thông thường nếu TS bị vướng dù chỉ ở 1 - 2 câu đã hoang mang lo lắng, thậm chí không còn bình tĩnh để giải quyết các câu sau và do đó làm giảm kết quả toàn bộ bài thi. Vì vậy trước khi thi, TS cần phải chuẩn bị một tâm lý thật thoải mái, và không nên đặt quá nhiều kỳ vọng để tránh áp lực thi cử.
Phân bố thời gian hợp lý
Theo thông báo của Bộ, bài thi trắc nghiệm môn địa có 40 câu. Thời gian làm bài là 50 phút. Như vậy, TS có khoảng hơn một phút (1' 15") để trả lời một câu hỏi. Nếu qua khoảng thời gian đã định này mà vẫn chưa tìm ra được đáp án, thì nên bỏ qua câu này để làm sang câu khác dễ tạo cơ hội hơn cho TS và có thể quay trở lại những câu hỏi này nếu còn thời gian.
Làm bài nên theo nguyên tắc
"Dễ trước, khó sau". Làm được càng nhiều câu "dễ" sẽ càng tạo tâm lý thoải mái, hưng phấn làm bài.
Kỹ năng phỏng đoán - loại trừ
Phỏng đoán không phải là một cách hay, tuy nhiên, nếu không chắc chắn về câu trả lời thì việc phỏng đoán một cách logic và khoa học là một giải pháp cho TS. Một số câu hỏi dùng ngôn từ khẳng định hoặc nhấn mạnh như "luôn luôn", "toàn bộ", "không bao giờ", "trong mọi trường hợp"... thường sai. Ngược lại, những câu không sử dụng ngôn từ khẳng định, hoặc mang tính tương đối như: "một số", "thông thường", "trong trường hợp", "đôi khi" lại thường đúng. Một đáp án có nội dung: "tất cả những ý trên" thường là lựa chọn đúng, ngược lại, đáp án có nội dung: "không ý nào trong các ý trên" thường là lựa chọn sai. Nếu TS không thể xác định chắc chắn được phương án đúng cho câu hỏi thì hãy loại bỏ tất cả những phương án sai.
Tận dụng tối đa thời gian làm bài
Đề ra 40 câu hỏi trong thời gian 50 phút, TS hãy cố gắng làm trong 40 phút. Khoảng thời gian còn lại nên tập trung rà soát các câu khó mà bạn còn băn khoăn nghi ngờ đáp án đã chọn.
Không được bỏ trống phương án trả lời
Vì trong thi trắc nghiệm thường có một phần nhỏ dành cho sự may mắn, chính vì vậy chắc chắn khoanh hết đáp án dù cho câu đó bạn có không biết chắc kết quả.
Những bí quyết ở trên chỉ nhằm giúp bạn có thêm điểm cũng như chú ý cao cho bài thi, điều quan trọng nhất vẫn là kiến thức chính vì vậy tranh thủ còn thời gian thì nên học được chút nào cũng đều tốt cả, nên dừng online đi và học đi nào!