Bí quyết nghe và nói tiếng Anh trôi chảy
Học nghe và nói tiếng Anh là kĩ năng quan trọng nhất trong tiếng Anh. Nhưng nhiều người học nghe và nói không hiệu quả, đó là do các bạn không có cách đúng. Sau đây English4u sẽ chia sẻ những bí quyết nghe và nói tiếng Anh trôi chảy . => => ...
Học nghe và nói tiếng Anh là kĩ năng quan trọng nhất trong tiếng Anh. Nhưng nhiều người học nghe và nói không hiệu quả, đó là do các bạn không có cách đúng. Sau đây English4u sẽ chia sẻ những bí quyết nghe và nói tiếng Anh trôi chảy.
=>
=>
=>
1. Nghe thụ động
1.1. Nghe không cần hiểu
Cách này là bạn “tắm ngôn ngữ”, bạn hãy bật nghe nhạc hay tin tức bất kì mọi lúc mọi nơi để làm quen với âm trước, không cần hiểu. Lưu ý là chỉ nghe những bài 1-5 phút thôi, cho đến khi bạn bắt được âm của tiếng Anh, bạn sẽ thấy âm này dễ nghe. Cách này học phản xạ rất tốt vì có lúc bạn chỉ cần nghe đến âm quen thuộc bạn đã đoán ra được từ gì rồi. Do đó cứ nghe thoải mái cả ngày để thư giãn nhé.
1.2. Nghe có hình ảnh động
Có hình ảnh sẽ có cảm hứng học tiếng Anh hơn và cũng dễ tiếp thu hơn. Khi nghe mà có hình thì không cần script thì bạn vẫn hiểu căn bản nội dung của bài nghe.
2. Nghe chủ động
2.1. Nghe bản tin tiếng Anh
Bạn có thể thu 1 bản tin về nghe hoặc nghe trên các website trực tuyến một cách chú tâm, lấy một quyển sổ và bút ra ghi chép lại những gì mà mình nghe được. Nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa.
Tại English4u có mục rất hữu ích, bạn cứ nghe như cách trên là sẽ tiến bộ.
2.2. Nghe chăm chú lại những bài mà bạn đã nghe ở giai đoạn nghe thụ động
Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần. Sau đó nghe lại một lần nữa thật chăm chú. Lúc này bạn sẽ nghe rõ và hiểu được từng câu và nội dung bài nghe.
2.3. Nghe thật nhiều trước khi đọc script
Dù bạn đang ở bất cứ nơi đâu thì hãy cố gắng tranh thủ thời gian nghe tiếng Anh thật nhiều. Nhưng thời gian nghe hợp lý nhất là buổi sáng trước khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Nghe tiếng Anh nhiều sẽ tạo cho bạn thói quen nghe, cách phát âm và ngữ điệu của bài nghe cũng dần dần quen thuộc với bạn hơn. Khi nghe thì bạn nên chăm chú, nghe đi nghe lại kết hợp nói theo hay hát theo những bài nghe được. Bạn hãy để 1 cuốn sổ tay bên cạnh để ghi chép lại từ mới và toàn bộ bài nghe, sau đó hãy đối chiếu và đọc lại transcript có chuẩn không nhé.
2.4. Hát theo và học hát bài hát tiếng Anh
Chọn một số bài hát mà mình thích, những câu từ đơn giản tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe. Nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh. Ban đầu nên chọn những bài thể loại POP để dễ hiểu hơn.
Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.
3. Nghe bằng tai
3.1. Xóa bỏ kinh nghiệm nghe nguyên âm
Tiếng Anh chủ yếu đã ngôn ngữ đa âm. Trong một từ đa âm (trong khi viết) thì chỉ đọc đúng nguyên âm ở dấu nhấn (stress), nếu một từ có quá nhiều âm thì thêm một âm có dấu nhấn phụ và còn những âm khác thì phải đọc hết các PHỤ ÂM, còn nguyên âm thì sao cũng được, mục đích là làm rõ phụ âm. Xóa bỏ nghe nguyên âm để nói chuẩn hơn.
3.2. Xóa bỏ nghe âm Việt
Không có nguyên âm tiếng Anh nào giống như nguyên âm tiếng Việt. Nếu ta đồng hóa để cho dễ là ta sẽ không nghe được họ nói. Vì thế phải xóa bỏ nghe âm Việt trong khi nghe tiếng Anh và cũng không được so sánh âm tiếng Anh tương tự như tiếng Việt, đó là cách sai hoàn toàn. Bạn nên mở các bài dạy phát âm của người bản địa để học cho kĩ cách phát âm đúng của họ.
3.3. Xóa bỏ cách nghe bằng chữ viết
Hiện nay nhiều bạn cso thói quen nghe là phải có dịch tiếng Việt mới hiểu. Vừa nghe vừa nhìn và dừng lại từng câu để xem dịch thì sau này bạn chỉ nghe được các bài ngắn, đến lúc gặp một bài dài mà không dịch bạn sẽ không hiểu gì cả. Vì các bạn nghe bằng mắt chứ không phải bằng tai. Chúng tôi khuyên bạn phải nghe kĩ trước khi nhìn bản dịch thì bài nghe mới vào đầu bạn tự nhiên.
3.4. Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng cấu trúc văn phạm
Nghe bằng cấu trúc văn phạm là bạn chú ý đến cấu trúc ngữ pháp quá nhiều nên khi nghe người nào nói nhanh quá, nói nối từ thì bạn không hiểu họ nói gì. Vì thế bạn nên tránh nghe như thế, để khi loáng thoáng bạn đã hiểu người kia nói câu gì.
Trên đây là để bạn tham khảo rèn luyện kĩ năng nghe và nói tiếng Anh. Ngoài ra bạn có thể tìm đọc thêm bài viết hướng dẫn trên English4u. Chúc bạn hiệu quả!