Bí quyết luyện TOEFL đạt điểm cao

Việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu nhanh nội dung chính của cả bài và các đoạn văn là cần thiết bởi hầu hết phần thi đọc hiểu (Reading) của TOEFL tập trung chủ yếu vào việc bạn nắm các ý chính của cả bài. . Reading: Phần này cũng sẽ không làm khó các ...

Việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu nhanh nội dung chính của cả bài và các đoạn văn là cần thiết bởi hầu hết phần thi đọc hiểu (Reading) của TOEFL tập trung chủ yếu vào việc bạn nắm các ý chính của cả bài.
 


.

 Reading: Phần này cũng sẽ không làm khó các bạn vì hầu hết các câu hỏi đều được sắp xếp theo thứ tự đoạn văn. Chỉ cần bạn chú ý nắm bắt được ý chính và tóm tắt đaị ý, mối liên hệ với nội dung chính sau mỗi đoạn bạn đọc. Câu hỏi khó nhất thường là câu hỏi về nội dung chính. Do đó, bạn nên chú ý và loại bỏ các đáp án quá chi tiết (thường chứa danh từ riêng), đáp án nêu sai mối quan hệ giữa các danh từ, đáp án quá rộng (thường chứa các danh từ chung quá rộng).
 
Listening: Khi bạn bắt đầu ôn luyện TOEFL, hãy viết ghi chú những gì mình nghe được. Đừng quá chú tâm vào việc đánh vần từ ngữ mà quên đi những thông tin quan trọng. khi thi các bạn chỉ được nghe một duy nhất nên bằng mọi giá bạn phải tập trung để nghe cho chính xác. Nếu gặp vấn đề bất trắc gì thì phải bỏ qua tạm thời và tập trung nghe những phần tiếp theo. Bạn có thể viết phiên âm tiếng Việt nếu lỡ quên tiếng Anh để có thể theo dõi bài nghe một cách trôi chảy nhất.
 
Writing: Để được điểm cao phần này, bạn nên dành nhiều thời gian cho nó để tập đánh máy. Kỳ thi TOEFL sẽ yêu cầu bạn viết 2 bài (Independence và Integrated). Giám khảo rất quan trọng phần ngữ pháp và nội dung của một bài viết luận Học thuật (bài viết ần rõ ràng, dễ theo dõi) hơn là phong cách viết và từ vưng nên các bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này.

Với dạng bài Independence, bạn nên tập đánh từ 550 - 600 chữ trong vòng 25 phút để khi đi thi bạn có thể quen dần với nó mà k cảm thấy lo lắng. Riêng với dạng bài Integrated, bạn nên tập đánh máy 300 chữ trong vòng từ 15 đến 17 phút. Thời gian còn lại bạn hãy dò lỗi ngữ pháp và lỗi đánh vần để bài được hoàn chỉnh nhất.

 

Khi thi nói (Speaking), bạn hãy tránh việc sửa lỗi, ậm ừ hoặc lặp lại các từ mình đã nói
Khi thi nói (Speaking), bạn hãy tránh việc sửa lỗi, ậm ừ hoặc lặp lại các từ mình đã nói.

 
Bạn hãy tận dụng lợi thế của việc làm bài trên máy tính và viết một đoạn văn giới thiệu (Introduction) và kết bài (Conclusion) trước khi dành thời gian cho phần thân bài. Việc làm nhỏ này sẽ giúp bạn có một bài văn hoàn chỉnh ngay cả khi bạn không thể hoàn chỉnh các ý trong phần thân bài.
 
Speaking: Bạn không cần nói quá nhiều và nhanh trong kỳ thi nói. Các bạn thường có thói quen nói rất nhiều và nhanh trong thời gian đầu, càng về sau thì do thiếu thông tin nên nói chậm lại, hoặc tệ hơn là im lặng trong thời gian cuối. Khi nói, bạn hãy tránh việc sửa lỗi, ậm ừ hoặc lặp lại các từ mình đã nói. Hãy chọn lọc thông tin để bài nói của mình trở nên tự nhiên hơn. Không cần các thành ngữ hay từ vựng quá cao xa, bạn hãy thoải mái trình bày suy nghĩ của mình một cách tự nhiên và mạch lạc nhất, điều đó sẽ là mấu chốt để bài của bạn được đánh giá cao và gây ấn tượng với ban giám khảo.

>> 

>>

Thúy Dung


 

0