01/11/2018, 23:02

Bí quyết học giỏi môn Hóa

1. Chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập thậm chí cả máy tính có kết nối mạng Internet là rất cần thiết. 2. Thường thì trên lớp thầy cô rất ít giải bài tập nên để học tốt môn hóa bạn nên tự giải hết phần bài tập để củng cố kiến thức này. 3. Tự viết phương trình ...

1. Chuẩn bị  đầy đủ SGK, SBT, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập thậm chí cả máy tính có kết nối mạng Internet là rất cần thiết.

2.  Thường thì trên lớp thầy cô rất ít giải bài tập nên để học tốt môn hóa bạn nên tự giải hết phần bài tập để củng cố kiến thức này.

3. Tự viết phương trình biểu diễn cho các dãy biến hóa sẽ giúp bạn nhớ lâu và học tốt môn hóa hơn.

4. Muốn học tốt môn hóa học cần có hứng thú, say mê với môn học  bạn phải say mê với môn học thì bạn mới học được, cho dù bạn có đi học thêm nhiều đi chăng mà chẳng có hứng thú gì hết thì coi như vô dụng (các môn khác cũng vậy).

5. Sử dụng sơ đồ tư duy: Muốn học giỏi môn hóa bạn hãy tự tóm tắt lại toàn bộ những gì mình đã học bằng một sơ đồ. Sơ đồ này sẽ giúp bạn ghi nhớ một cách tổng quát hơn. Điều này giúp bạn dễ nhớ hơn so với việc xem sơ đồ người khác (hoặc là bạn có thể tham khảo sơ đồ của ai đó để tự làm một sơ đồ cho mình). Ngoài ra, mình ghi lại những ý quan trọng vào quyển sổ tay để sử dụng khi cần.

6. Biết quan sát, nhận xét, có hứng thú với thí nghiệm hóa học: đó là một phương pháp học rất tốt, hỗ trợ việc học rất hiệu quả (bạn cần kiếm thêm tư liệu, clip về phản ứng hóa học, vừa hay vừa “đã mắt”).

7. Trong giờ học cần chú ý lắng nghe, ghi chép giáo viên giảng bài và mạnh dạn hỏi lại thầy cô những điều mình chưa hiểu, chưa rõ. Một học sinh muốn học tốt môn hóa cần luôn tự đặt ra ba câu hỏi cho mình:.

8. Việc tự học ở nhà vẫn là nhân tố quan trọng nhất nếu bạn muốn học tốt môn Hóa. Trong tuần, có từ hai đến ba tiết (nếu học cả tự chọn) Hóa học, sau mỗi buổi học trên lớp, về nhà bạn nên học bài ngay ngày hôm đó.

9. Học nhóm ngoài giờ học! đây là phương pháp tuân thủ nguyên tắc “Học thầy không tày học bạn”. Gần đây, học sinh hầu như không chú ý đến. Mỗi nhóm có từ 3 đến 7 học sinh  tham gia.  Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng thực sự học tập gương mẫu và có kết quả học tập tốt làm nhóm trưởng.

10. Bảng tuần hoàn hóa học, cây bút dạ quang để bạn gạch dưới những kiến thức cũng như phương trình quan trọng cũng khá cần thiết. Những phương trình nào khó nhớ bạn hãy ghi ra giấy và dán ở những nơi bạn thường xem nhất, chắc chắn chỉ sau vài lần học và xem qua bạn sẽ dễ dàng nhớ ngay thôi.

11. Không học tủ học bất cứ chuyên đề nào vì nếu chỉ học tủ một chuyên đề nào đó dễ dẫn đến không đủ thời gian để học các chuyên đề khác và kết quả thi sẽ kém. Tùy theo số câu hỏi của mỗi chuyên đề mà dành thời gian tương ứng để học.

12. Học trên mạng: tìm một website học trực tuyến uy tín để học thêm  nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …).

13. Ghi nhớ các khái niệm hóa học, các định nghĩa, các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình và học cách giải quyết vấn đề hiệu quả.

15. Cuối cùng các em cần ghi nhớ câu tục ngữ sau đây: “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”

Lời kết: Hi vọng những chia sẻ mà stthay.net vừa tổng hợp được sẽ giúp bạn có lựa chọn đúng phương pháo học tập tốt nhất để có thể chinh phục môn hóa này.

0