11/06/2018, 00:28

Bí quyết giúp thủ môn chiến thắng trong màn cân não đá penalty

Các thủ môn có thể chuyển bại thành thắng nếu tìm ra cách khiến cầu thủ sút bóng phân tâm ở loạt đá penalty trước khung thành. Phạt đền hay đá phạt 11 mét (penalty) để xác định kết quả của một trận đấu bóng đá trong giải World Cup có thể là một trong những khoảnh khắc kịch tính và căng thẳng ...

Các thủ môn có thể chuyển bại thành thắng nếu tìm ra cách khiến cầu thủ sút bóng phân tâm ở loạt đá penalty trước khung thành.

Phạt đền hay đá phạt 11 mét (penalty) để xác định kết quả của một trận đấu bóng đá trong giải World Cup có thể là một trong những khoảnh khắc kịch tính và căng thẳng nhất trong thể thao. Đối với các trận đấu có tỷ số thấp, phạt đền thường mang tính quyết định, theo Popular Mechanics.

Sau khi mỗi đội thực hiện 5 lượt sút luân lưu chính thức, đội nào có nhiều quả phạt đền thành công hơn sẽ thắng. Nếu hai đội có số quả phạt đền thành công bằng nhau thì tiếp tục loạt sút luân lưu đến khi trong lượt sút có một đội thực hiện thành công còn đội kia đá hỏng.

Cầu thủ Andrea Pirlo thực hiện cú sút phạt đền theo kiểu panenka trong giải vô địch bóng đá châu Âu năm 2012.
Cầu thủ Andrea Pirlo thực hiện cú sút phạt đền theo kiểu panenka trong giải vô địch bóng đá châu Âu năm 2012. (Ảnh: Shortlist).

Các đội bóng quốc tế quá thiên về phòng ngự đến mức 4 trong 6 trận chung kết World Cup gần đây đều phải thi đấu thêm giờ, và phạt đền quyết định đội vô địch trong kỳ World Cup năm 1994 và 2006. Tuy nhiên, trong lúc đá luân lưu, lợi thế thường nghiêng về cầu thủ sút phạt. Nếu thủ môn có thể bắt trúng bóng dù chỉ một lần hoặc khiến cầu thủ sút chệch, kết quả chung cuộc sẽ được xác lập.

Vị trí của quả đá phạt là 11 mét tính từ khung thành. Cầu thủ nhất có thể sút quả bóng với tốc độ lên tới 129km/h. Điều này có nghĩa bóng sẽ chạm vạch khung thành trong 500 mili giây. Thủ môn mất 600 mili giây để di chuyển từ vị trí chính giữa khung thành rộng 7,32 mét tới một trong các cột gôn. Một cú sút phạt tốt chắc chắn sẽ trở thành bàn thắng.

Nghiên cứu 138 cú đá phạt đền ở vòng chung kết World Cup từ năm 1982 đến 1994 chỉ ra ngay cả những thủ môn đẳng cấp thế giới cũng không thể tránh khỏi thất bại. Họ chỉ đoán được hướng của cú sút trong 41% số lần bắt bóng và tỷ lệ bắt trúng là 14,5%.

Thay đổi quy định vào năm 1997 được đưa ra để giúp thủ môn có thêm cơ hội ngăn cản cú sút phạt nhưng có thể khiến cho tình huống tồi tệ hơn. Trước đó, thủ môn phải đứng nguyên ở giữa khung thành cho tới khi cầu thủ sút bóng. Quy định mới cho phép thủ môn tùy di chuyển từ đầu này tới đầu kia, dù họ vẫn không được phép lao về phía cầu thủ sút phạt.

Cách đây một thập kỷ, quy định này góp phần thúc đẩy các cầu thủ sử dụng kiểu sút phạt đền paradinha. Những cầu thủ sút đá penalty tốt nhất của Brazil thường dừng lại gần điểm đá phạt, đảo chân nhằm đánh lạc hướng thủ môn trước khi sút thật. Cơ bản đã ở vào thế bị động, thủ môn càng gặp khó khăn hơn khi đối diện với kiểu đá này.


Grobbelaar khiến cầu thủ AS Roma phân tâm và sút trượt bằng động tác xoắn chân. (Video: YouTube).

Một nhà nghiên cứu người Anh cho rằng trong màn đấu trí căng thẳng này, cầu thủ sút phạt chỉ cần phớt lờ thủ môn. Trong bài báo đăng trên tạp chí Sports Sciences, nhà tâm lý học Greg Wood ở Đại học Exeter tập hợp 18 cầu thủ ở đội bóng trường đại học và trang bị cho họ thiết bị theo dõi cử động mắt. Cầu thủ tập trung vào thủ môn sút hỏng 40% số lần đá so với 20% ở cầu thủ bình tĩnh và có khả năng phớt lờ thủ môn.

"Khi cầu thủ lo lắng, họ càng e ngại về thủ môn hơn", Wood cho biết. Theo Wood, thủ môn có thể tăng cường hiệu ứng và giành phần thắng trong pha đá phạt bằng cách chủ động khiến cầu thủ sút bóng phân tâm, như trường hợp thủ môn Bruce Grobbelaar đến từ đội Liverpool xoắn chân trên vạch vôi trong cúp châu Âu năm 1984 và thủ môn Jerzy Dudek vẫy tay trong vòng chung kết cúp châu Âu năm 2005. "Nếu thủ môn có thể khiến bản thân mình trở nên đáng gờm hơn, anh ta chắc chắn sẽ thu hút nhiều sự chú ý của cầu thủ sút bóng hơn", Wood nói.

0