Bí kíp luyện IELTS 8.0 của Minh Sơn
Bài viết tóm gọn những chia sẻ hữu ích của Vũ Minh Sơn, người đã vào đợt thi tháng 3, đồng thời là tác giả của một bài viết đã đăng tải trên Scholarshipplanet Phương pháp tiếng Anh của người Việt đạt 8 điểm IELTS trên Scholarshipplanet (Ảnh minh họa) 1. Xác định lại mục ...
Bài viết tóm gọn những chia sẻ hữu ích của Vũ Minh Sơn, người đã vào đợt thi tháng 3, đồng thời là tác giả của một bài viết đã đăng tải trên Scholarshipplanet
Phương pháp tiếng Anh của người Việt đạt 8 điểm IELTS trên Scholarshipplanet (Ảnh minh họa)
1. Xác định lại mục tiêu
Theo Sơn, trước khi ôn luyện, bạn cần hỏi mình xem có thực sự đang cần chương trình học IELTS hay một bằng cấp khác (chẳng hạn TOEIC). Ngoài ra, bạn cũng phải biết mức điểm mà mình mong muốn nhận được. Để có được câu trả lời, bạn sẽ phải nhìn nhận lại trình độ tiếng Anh của mình. Cá nhân Sơn đã chỉ được 2.5 – 3.0 khi kiểm tra như vậy, và bạn ấy đã đặt ra cho mình mục tiêu 7.0 để đi du học. Đặc biệt, Sơn cũng đã xác định sẽ có thể thi đi thi lại 2-3 lần trong vòng một năm để đạt được số điểm mong muốn.
2. Hiểu rõ về cấu trúc bài thi
Bạn không nên lao vào các sách luyện kỹ năng mà hãy đọc sách về lý thuyết hoặc cấu trúc một Cần hiểu cách sắp xếp các mô-đun trong từng bài viết, làm quen với các dạng câu hỏi để “rào trước” những gì mình sẽ gặp phải. Để làm điều này, bạn có thể tự “google” với cụm từ khóa “Road to Ielts”.
3. Sưu tập tài liệu
Sơn đã xin và tải tài liệu tìm kiếm được trên Internet về máy, đa phần đều là các tài liệu do các anh chị đã đạt điểm cao trong các kì thi trước chia sẻ. Cá nhân Sơn đã chia tài liệu thành ba thư mục riêng với các cuốn:
-
Ngữ âm: American Accent Training”, “Pronunciation Workshop” với giọng Anh Mỹ còn bạn nào thích giọng Anh Anh thì có thể down “English Pronunciation in Use”
-
Từ vựng: “Vocabulary for IELTS” và cuốn “Check your vocabulary for IELTS”
-
Ngữ pháp: “English Grammar in Use” hoặc cuốn “Grammar for IELTS”
Để phục vụ cho các bài luyện ngữ âm, nhấn giọng, Sơn cũng tìm đến các trang web trực tuyến uy tín, các bạn hãy truy cập các web sau:
-
http://learningenglish.voanews.com/
-
http://australianetwork.com/
-
http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/
4. Đọc nội dung yêu thích
Sơn là một tín đồ bóng đá nên từ khi bước vào quá trình ôn luyện IELTS, bạn ấy đã quyết định chuyển sang đọc báo bóng đá bằng tiếng nước ngoài – vừa đúng sở thích, vừa học được từ mới và cách viết văn bình luận. Mỗi khi thích một câu cú, từ vựng nào hay ho, Sơn đều trích dẫn, ghi vào sổ từ vựng của riêng mình cho nhớ.
5. Chú trọng ngữ pháp “nền”
Theo đánh giá của Sơn, phần không khó và cầu kỳ như ngữ pháp trong các kì thi Đại học hay học sinh giỏi. Cụ thể, bạn chỉ cần nắm được các kiến thức cơ bản về từ vựng, câu, các thì, cách viết so sánh, mệnh đề quan hệ…. Bản thân Sơn chỉ làm các bài review ở cuối mỗi phần trong cuốn “Grammar for Ielts”, và làm bài test đầu sách này mà thôi.
6. Bắt đầu bằng phần Đọc
Nếu mọi người thường bắt đầu bằng việc luyện tập kỹ năng viết thì Sơn lại ưu tiên READING, đơn giản vì kỹ năng này áp dụng trực tiếp cho cả quá trình nói và viết. Các đầu sách Reading mà Sơn chia sẻ cho mọi người tham khảo là:
-
“Reading Strategies for IELTS”
-
“Reading Actual Test”
-
“Cambridge IELTS practice test” từ 5-9
-
“IELTS Reading Tests” – Sam McCarter & Judith Ash
-
“IELTS Preparation and Practice” phần Reading
Ngoài ra, bạn ấy cũng đưa ra các đầu sách “ ACE The IELTS” và “Common Errors on the Ielts”, “Common mistake for the Ielts” giúp bạn chữa các lỗi thường mắc phải của thí sinh trong cả nghe, nói, đọc, viết.
7. Có chiến thuật làm bài
Có rất nhiều ví dụ cụ thể trên youtube sẽ giúp bạn làm tốt hai kỹ năng nghe, đọc. Bản thân Sơn cũng dành ra 10 buổi đi học cách làm cho từng dạng bài, học cách đoán từ, cách suy luận logic. Sau đó, bạn ấy mới tự về nhà ôn tập theo từng phần khác nhau.
Kinh nghiệm của Sơn là phải đảm bảo khá ổn ở T/F/NG thì mới chuyển sang được dạng Matching Heading, chứ không nên làm toàn bộ phần Reading trong 1 test, như vậy vừa không đánh giá được năng lực, vừa không biết được điểm sai của mình. Đặc biệt, nếu có sai sót, phải khoanh tròn thật to các câu sai, và đi tìm hiểu đến cùng vì sao sai để nhớ lâu hơn và cải thiện điểm nhanh chóng.
8. Sự cần thiết của sự tự tin
Đối với hai kỹ năng viết và nói, sự tự tin và logic là hai yếu tố quan trọng nhất. Theo lời kể của Sơn, giám khảo đã để lại ấn tượng thân thiện trong mắt bạn ấy (chứ không đáng sợ như tưởng tượng), mang lại cảm giác đó là một cuộc trao đổi và nói chuyện bình thường.
Khi thi nói, giám khảo đánh giá khả năng sử dụng tiếng anh tự nhiên của bạn và đặc biệt là họ không hề muốn trở thành khán giả của một cuộc diễn thuyết. Để luyện tập, hãy tập nói trước gương, nói với partner 1-1 hoặc 1-2, nói mọi lúc mọi nơi. Bạn cũng có thể dành ra 2 phút để tự độc thoại và ghi âm hằng ngày (có sự kiểm tra lại của giáo viên) để cải thiện lỗi sai.
9. Trò chuyện với người bản ngữ
Minh Sơn đã nhấn mạnh vai trò của việc chuyện trò, làm quen với người bản ngữ để nói chuyện, nhằm áp dụng lý thuyết vào thực hành nói. Vì không có cơ hội này, Sơn đã tự nói và ghi âm, tự nghe lại và đánh giá, sau đó nhờ giáo viên kiểm tra lại.
Để nói tốt các ý trong bài, cần đảm bảo yếu tố liên kết, không sai ngữ pháp, không đi chệch ý chính (nên viết hoặc lên sườn) trước khi nói, nhằm gia tăng cảm giác tự tin.
10. Viết đúng quy định
Bạn cần đảm bảo viết đủ >150 từ cho task 1 và >250 từ trong task 2 và lưu ý là không nên viết quá 15% trên tổng số từ.
-
Task 1 nên đảm bảo bố cục theo 3 phần: “Introduction – overall – Body”, chỉ viết kết bài nhẹ nhàng khi bạn viết thiếu từ cho phần này. Để được điểm cao ở phần này, bạn nhớ diễn đạt số liệu một cách logic, hợp trật tự.
-
Task 2 nên đảm bảo bố cục cũng có đủ 3 phần: “Introduction – Body 1- Body 2- Conclusion.”Ở phần này thì đảm bảo bố cục đầy đủ luôn là điều cực kỳ quan trọng, tránh viết quá nhiều ở phần thân bài mà không đủ thời gian viết kết bài.
Ngày thi, bạn cần đảm bảo dành được 5-6 phút để check lại lỗi chính tả, dấu câu cho cả Task1và Task 2. Bạn cũng cần tìm một người chữa bài cho mình thường xuyên.
Các đầu sách tham khảo cho phần viết:
-
“Academic Writing Practice for Ielts”
-
“Visuals” của Gabi Duigu
-
“Collocations in Use”
-
“ Ideas for Ielts” của Simone
-
“Successful for Writing”
-
“Essay Writing for English Test” của Gabi Duigu
-
“Write Right”