02/06/2018, 11:25

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Không nên chồng chất quá nhiều thực phẩm lên nhau làm giảm độ lạnh của tủ lạnh. Ảnh: TL Kiểm tra nhiệt độ Kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh bằng cách đặt nhiệt kế vào chính giữa tủ lạnh. Giữ nhiệt độ ở ngăn mát vào khoảng 60C - 80C. Giữ nhiệt độ ở ngăn đá < 00C. Sắp ...

 1

Không nên chồng chất quá nhiều thực phẩm lên nhau làm giảm độ lạnh của tủ lạnh. Ảnh: TL

Kiểm tra nhiệt độ

Kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh bằng cách đặt nhiệt kế vào chính giữa tủ lạnh. Giữ nhiệt độ ở ngăn mát vào khoảng 60C - 80C. Giữ nhiệt độ ở ngăn đá < 00C.

Sắp xếp thực phẩm

Thực phẩm để ở tủ lạnh cần cho vào hộp sạch đậy nắp kín hoặc cho vào túi nilon bọc kín.

Thực phẩm cần được bao gói riêng từng loại trước khi cho vào tủ lạnh, ví dụ: Cá, thịt heo, thịt gà, rau, quả.

Không nên chồng chất quá nhiều thực phẩm lên nhau sẽ làm giảm độ lạnh của tủ.

Nên chuẩn bị trước thực đơn mỗi ngày để sắp xếp thực phẩm theo thứ tự và vừa đủ. Thực phẩm nào ăn trước lấy ra trước, tránh tình trạng ăn không hết phải giữ đông trở lại.

Bảo quản thực phẩm

Chỉ nên lưu giữ thực phẩm trong tủ lạnh  từ 2-5 ngày. Ví dụ: Thịt lợn, gà, vịt, thịt thỏ, chim bồ câu nên cất giữ trong tủ lạnh 5 ngày. Thịt bò, dê có thể để 10 ngày. Riêng các loại cá không nên lưu giữ quá 2 ngày. Nên để thực phẩm ráo nước rồi mới cho vào tủ lạnh.

Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, ngăn mát chỉ nên để 1-2 ngày.

Độ dày của miếng thịt không quá 10cm để nhiệt độ đi sâu được vào trung tâm.

Cá phải được làm sạch, bỏ ruột, mang trước khi cho vào tủ.

Thực phẩm để trong tủ lạnh cần cho vào hộp kín. Những thói quen như mua thịt, trứng ở chợ về quẳng luôn vào tủ lạnh mà không hề sơ chế rất dễ gây nhiễm khuẩn chéo vì trong tủ lạnh vẫn là vòng tuần hoàn. Nguy cơ ngộ độc có thể xuất phát từ tủ nếu không biết cách bảo quản. Vì vậy, thực phẩm dù sống hay chín cần được rửa sạch cho vào túi hay hộp kín trước khi để vào tủ lạnh.

Xả đông thực phẩm từ từ, tốt nhất trước khi chế biến 4 tiếng nên lấy ra và cho vào ngăn mát. Sau khi rã đông thực phẩm, nên chế biến ngay và không nên tái đông để đảm bảo chất dinh dưỡng không bị phá hủy, đồng thời hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

Thức ăn thừa chỉ nên để trong vòng 3-4 giờ và đun nóng lại trước khi ăn.

Không để chung thực phẩm sống và chín. Nếu tủ lạnh không có ngăn riêng biệt thì thực phẩm sống để ngăn dưới, thức ăn chín để ngăn trên.

Vệ sinh tủ lạnh

“Thức ăn bị biến chất là một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm. Trong quá trình bảo quản, chế biến, dưới tác động của vi sinh vật, của môi trường như nhiệt độ, ánh sáng làm cho thức ăn có thể bị biến chất tạo nên những chất độc như histamine, betamin, ceton, aldehyd… Từ 1-3 giờ sau khi ăn nhầm các thức ăn bị biến chất, người bị ngộ độc sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn, đau bụng, đau đầu, mệt mỏi, trường hợp nặng có thể gây ra suy sụp cơ thể do mất nước, mất điện giải, sốt cao, co giật”.

 Bà Tôn Nữ Thu Trang
(Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 1)
Dùng khăn mềm lau bên trong tủ lạnh mỗi ngày.

Tổng vệ sinh tủ lạnh ít nhất mỗi tuần một lần.

Nếu lỡ để đồ ăn, nước từ thực phẩm rớt ra tủ lạnh thì cần lau sạch ngay. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra đồ trong tủ lạnh, sử dụng những đồ dễ hỏng trước, loại bỏ các thực phẩm không thể dùng được nữa.

Chọn lựa hộp đựng thực phẩm an toàn

Hộp thủy tinh. Ưu điểm là giúp bạn dễ nhìn thấy thức ăn từ bên ngoài, dễ rửa sạch, hạn chế sử dụng chất tẩy rửa, có thể cho vào lò vi sóng và chất liệu thì lại thân thiện với môi trường. Thủy tinh cũng là chất liệu có khả năng giữ cho những thực phẩm khô tươi lâu trong khoảng thời gian dài. Không khí không thể lọt qua lớp thủy tinh giống như những chiếc hộp làm bằng nhựa nên bạn sẽ không cần dùng đến gói hút ẩm để chống ẩm mốc cho thực phẩm. Thủy tinh cũng rất bền nên có thể sử dụng nhiều lần.

Hộp nhựa an toàn. Để lựa chọn hộp nhựa an toàn không chứa chất BPA, nguy hại cho sức khỏe, bạn nên chọn những sản phẩm có ghi  "BPA-free" hay "0% BPA.

Những thực phẩm không nên cất trong tủ lạnh

Các loại rau nhiều nước. Nước trong các loại rau lá thường bốc hơi nhanh bởi vậy nên ăn ngay sau khi mua.

Các loại củ quả như khoai tây, cà rốt, bí ngô, bí đao, hành tây…

Các loại thực phẩm muối, khô. Bánh quy, kẹo, mật ong, dưa muối, các thực phẩm khô… không cần phải bảo quản bằng tủ lạnh.

Sô cô la để trong tủ lạnh, bên ngoài dễ biến chất, xuất hiện lớp phấn trắng, không còn hương vị ban đầu. Vì vậy, nếu cho vào tủ lạnh phải bọc kín trong túi nilon.

Bảo quản thức ăn thừa

Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn.

Đối với thực phẩm chín nếu ăn không hết có thể đóng gói cho vào hộp bảo quản trong tủ lạnh 4 ngày nhưng lưu ý để xa thực phẩm sống và trước khi ăn cần nấu lại. Khi để thức ăn trong ngăn đá cần phải gói kín, không để thực phẩm tiếp xúc với không khí.    

          Phương Thanh (ghi)

0