25/05/2018, 14:37

Bảo Lộc

Bảo lộc (tên cũ: B'Lao[1]) là một thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng. Vào khoảng năm 1890, trên đường thám hiểm cao nguyên Langbiang, bác sỹ Alexander Yersin đã phát hiện ra vùng đất này, gọi là xứ B'Lao. Trải qua suốt ...

Bảo lộc

(tên cũ: B'Lao[1]) là một thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng. Vào khoảng năm 1890, trên đường thám hiểm cao nguyên Langbiang, bác sỹ Alexander Yersin đã phát hiện ra vùng đất này, gọi là xứ B'Lao. Trải qua suốt quá trình lịch sử, luôn được coi là đô thị quan trọng của tỉnh Lâm Đồng, từng là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng cũ (gồm các huyện Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và ngày nay). Năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/CP tách huyện cũ thành hai đơn vị hành chính mới là thị xã và huyện Bảo Lâm. Ngày 08/4/2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP thành lập thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã . có vị trí địa lý từ 107o44' đến 107o46' kinh độ Đông và từ 11o29' đến 11o31' vĩ độ Bắc, nằm trên tuyến quốc lộ 20, cách Thành phố Đà Lạt khoảng 110 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 190 km, cách thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) khoảng 100 km.

có diện tích 23.256 ha, chiếm 2,38% diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng. Phía đông, phía nam và phía bắc giáp với huyện Bảo Lâm. Phía tây giáp với huyện Đạ Huoai.

gồm 6 phường và 5 xã với 120 thôn, buôn, khu phố:

  • Phường I - 431,44 ha
  • Phường II - 662,15 ha
  • Phường B'Lao - 540,29 ha
  • Phường Lộc Phát - 2573,02 ha
  • Phường Lộc Tiến - 1301,19 ha
  • Phường Lộc Sơn - 1236,69 ha
  • Xã Lộc Thanh - 2080,98 ha
  • Xã ĐamB'ri - 3282,01 ha
  • Xã Lộc Nga - 1603,19 ha
  • Xã Đại Lào - 5925,79 ha
  • Xã Lộc Châu - 3619,55 ha

Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn thành phố

  • Trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh tế (tiền thân là trường Nông Lâm Súc). Địa chỉ: 454 Trần Phú - Thành phố - Tỉnh Lâm Đồng
  • Trường Trung cấp nghề (tiền thân là Trung tâm dạy nghề ). Địa chỉ: Phường Lộc Phát, Thị xã - Tỉnh Lâm Đồng Các trường tiểu học
  • Tiểu học Nguyễn Trãi
  • Tiểu học võ thị sáu
  • Tiểu học Nguyễn Khuyến
  • Tiểu học Thăng Long
  • Tiểu học Lộc Sơn
  • Tiểu học Lê Văn Tám
  • Tiểu học Trưng Vương
  • Tiểu học Lý Tụ Trọng
  • Tiễu học Trần Quốc Toản
  • Tiễu học Lam Sơn

Các trường THCS

  • THCS Damb'Ri
  • THCS Quang Trung
  • THCS Hồng Bàng
  • THCS BC Hùng Vương
  • THCS Nguyễn Văn Trỗi
  • THCS Lộc Nga
  • THCS Lộc Sơn
  • THCS Phan Văn Trị
  • THCS Phan Bội Châu

Các trường THPT

  • THPT
  • THPT Nguyễn Du-
  • THPT DL Lê Lợi
  • THPT BC Nguyễn Tri Phương
  • THPT BC Lộc Phát
  • THPT Lộc Thanh
  • THPT Lê Thị Pha

Trung tâm GDTX

  • Trường GDTX
  • Festival Trà

Địa hình thành phố thuộc cao nguyên Di Linh, có ba dạng địa hình chính: núi cao, đồi dốc và thung lũng.

  • Núi cao: Phân bố tập trung ở khu vực phía Tây Nam thành phố , bao gồm các ngọn núi cao (từ 900 đến 1.100 m so với mặt nước biển) độ dốc lớn (cấp IV đến cấp VI). Diện tích khoảng 2.500 ha, chiếm 11% tổng diện tích toàn thành phố.
  • Đồi dốc: Bao gồm các khối bazan phong hóa bị chia cắt mạnh tạo nên các ngọn đồi và các dải đồi dốc có đỉnh tương đối bằng với độ cao phổ biến từ 800 đến 850 m. Độ dốc sườn đồi lớn (từ cấp II đến cấp IV), rất dễ bị xói mòn, dạng địa hình này chiếm 79,8% tổng diện tích toàn thành phố, là địa bàn sản xuất cây lâu năm như chè, cà phê, dâu.
  • Thung lũng: Phân bố tập trung ở xã Lộc Châu và xã Đại Lào, chiếm 9,2% tổng diện tích toàn thành phố. Đất tương đối bằng phẳng, nhiều khu vực bị ngập nước sau các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút nhanh. Vì vậy thích hợp với phát triển cà phê và chè, nhưng có thể trồng dâu và cây ngắn ngày.

Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ở nhiệt độ cao trên 800m và tác động của địa hình nên khí hậu có nhiều nét độc đáo với những đặc trưng chính như sau:

  • Nhiệt độ trung bình cả năm 21-22°C, nhiệt độ cao nhất trong năm 27,4°C, nhiệt độ thấp nhất trong năm 16,6°C.
  • Số giờ nắng trung bình 1.680 giờ/năm, bình quân 4,6 giờ/ngày (tháng mùa mưa: 2-3 giờ/ngày, các tháng mùa khô: 6-7 giờ/ngày), mùa khô nắng nhiều nhưng nhiệt độ trung bình thấp tạo nên nét đặc trưng độc đáo của khí hậu .
  • Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa trung bình hàng năm 2.513 mm, số ngày mưa trung bình cả năm 190 ngày, mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9.
  • Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao từ 80-90%.
  • Gió: gió chủ đạo theo hai hướng chính:
  • Gió Đông Bắc thịnh hành từ tháng 1 đến tháng 4
  • Gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 9
  • Nắng ít, độ ẩm không khí cao, nhiều ngày có sương mù, cường độ mưa lớn tạo nên những nét đặc trưng riêng cho vùng đất .

Hệ thống thủy văn bao gồm có ba hệ thống:

  • Hệ thống sông DaR’Nga: Phân bố ở phía Đông thành phố , là ranh giới giữa thành phố và huyện Bảo Lâm, các phụ lưu lớn của sông DaR’Nga trong thành phố gồm có: suối DaSre Drong, suối DaM’Drong, suối DaBrian. Các suối này có nước quanh năm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
  • Hệ thống suối Đại Bình: Phân bố chủ yếu ở phía nam Quốc lộ 20, bắt nguồn từ dãy núi cao ở phía nam và tây . Các phụ lưu gồm: suối DaLab, suối Tân Hồ, suối Đại Bình có lượng nước phong phú, có thể sử dụng làm nguồn nước tưới ổn định cho thung lũng Đại Bình.
  • Hệ thống suối ĐamB’ri: Là vùng đầu nguồn của suối ĐamB’ri, phân bố tập trung ở xã ĐamB’ri , phần lớn các nhánh suối chỉ có nước vào mùa mưa. Suối ĐamB’ri có nhiều ghềnh thác, trong đó có thác ĐamB’ri là cảnh quan có giá trị rất lớn về du lịch.
  • Nước ngầm: Nhìn chung khu vực có trữ lượng nước ngầm khá, chất lượng nước tương đối tốt có thể vừa phục vụ cho sinh hoạt vừa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

là vùng chuyên canh trà, cà phê và dâu tằm. Các cây ăn trái của cũng rất phong phú, trong đó có những loại cây đặc sản như: bơ, sầu riêng, mít tố nữ...

cũng là vùng có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi bò sữa, dê.

Nhà máy dệt lụa Vikotex

Công nghiệp của thành phố chiếm trên 40% tỉ lệ công nghiệp của cả tỉnh Lâm Đồng, bao gồm các ngành chế biến trà, cà phê, se tơ, dệt, may mặc... Các nhà máy, xí nghiệp tập trung ở Khu Công nghiệp Lộc Sơn, Phường II và khu vực xã Đại Lào.

là thủ phủ của ngành Dâu tằm tơ, có các nhà máy chế biến tơ tằm, ươm tơ dệt lụa nổi tiếng như nhà máy se tơ dệt lụa tơ tằm Á châu...

có tiềm năng lớn về phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản. Tại đây có trữ lượng lớn bô xít và cao lanh, trong đó bô xít có khoảng 378 triệu tấn với trữ lượng loại C1 (có hàm lượng Al2O3=44,69%; SiO2=6,7%) là 209 triệu tấn.

Thác ĐamBri

Do có khí hậu mát mẻ quanh năm nên đây là nơi lý tưởng để xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng. có nhiều thác, hồ, suối đẹp như: Thác ĐamB'ri, thác bảy tầng, hồ Nam Phương, suối Đá Bàn, hồ Ông Dụ ...

Khu du lịch ĐamB'ri nổi tiếng với thác nuớc hùng vĩ cao 57m và các cánh rừng nguyên sinh, là nơi có thể nghỉ dưỡng, cắm trại...Tuy nhiên khoảng từ 1995 - 2006 ĐamB'ri không thu hút nhiều khách du lịch do không được đầu tư nhiều. Năm 2007, Đamb'ri có nhiều bước đột phá mới khi được công ty Tâm Châu tài trợ.Năm 2010, máng trượt dài nhất Đông Nam Á được chính thức ra mắt tại ĐamB'ri

0