Báo cáo thực hành: Hướng động: Bài 25. Thực hành: Hướng động...
Báo cáo thực hành: Hướng động: Bài 25. Thực hành: Hướng động. Báo cáo thực hành Báo cáo thực hành 1. Chuẩn bị: a. Dụng cụ: + 2 đĩa sâu. + 1 chuông thủy tinh (hoặc nhựa) trong suốt. + 1 nút cao su (hoặc gỗ, xốp) đường kính 5- 6cm . + 2 ghim nhỏ. + 1 ...
Báo cáo thực hành
1. Chuẩn bị:
a. Dụng cụ:
+ 2 đĩa sâu.
+ 1 chuông thủy tinh (hoặc nhựa) trong suốt.
+ 1 nút cao su (hoặc gỗ, xốp) đường kính 5- 6cm .
+ 2 ghim nhỏ.
+ 1 panh gắp hạt.
+ 1 dao lam (hoặc kéo) .
+ 1 giấy lọc.
b. Mẫu vật:
Hạt đậu (hoặc lúa, ngô) mới nhú mầm.
2. Tiến trình
+ Cho nước vào đĩa đáy sâu.
+ Chọn 2 hạt đã có rễ mầm mọc thẳng, dùng ghim cắm xuyên hạt vào nút cao su.
+ Cắt bỏ tận cùng (đỉnh rễ) của 1 rễ mầm.
+ Đặt nút cao su vào đĩa, phủ giấy lọc lên hạt mầm (2 đầu giấy lọc nhúng xuống nước).
+ Úp chuông thủy tinh lên đĩa, đặt vào buồng tối 1-2 ngày.
+ Quan sát sự vận động của rễ mầm ở cả hai hạt mầm.
3. Kết quả:
– Rễ cây còn đỉnh rễ uốn cong xuống phía dưới.
– Rễ cây không còn đỉnh rễ không uốn cong xuống dưới như rễ cây còn nguyên đỉnh rễ.
4. Nhận xét – kết luận:
– Rễ cây chịu tác động của trọng lực.
– Đỉnh rễ là vị trí tiếp nhận kích thích trọng lực.
Đã có lời giải Sách bài tập – Sinh lớp 11 và Bài tập nâng cao – Xem ngay