20/07/2018, 10:37

Bàn về thân thế của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản

(Ảnh bìa sách “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của NXB Kim Đồng) Đặng Thanh Bình (1) Sách Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam do hai tác giả Hà Văn Thư và Trần Hồng Đức biên soạn viết: “Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản là con Trung Thành Vương, cháu nội của Nhân Đạo ...

11-3

(Ảnh bìa sách “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của NXB Kim Đồng)

Đặng Thanh Bình

(1) Sách Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam do hai tác giả Hà Văn Thư và Trần Hồng Đức biên soạn viết: “Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản là con Trung Thành Vương, cháu nội của Nhân Đạo Vương”.

Bài Thiếu niên dũng tướng Trần Quốc Toản đã thành Liệt sĩ công huân như thế nào của tác giả Lê Văn Lan viết: “Có một hệ “tín hiệu chìm” giông giống như một quy định, ẩn trong những tước hiệu của các tôn thất quý tộc đời Trần [mà nương theo] có thể tìm ra bậc tiền bối sinh thành của Trần Quốc Toản [vì cùng có chữ Hoài ở đầu tước hiệu là] Trần Bà Liệt [đồng thời] với việc phong tước Hoài Đức vương, còn có việc cấp đất [tại] miền đất có trung tâm là làng Trang Liệt (Kẻ Sặt) ở tỉnh Bắc Ninh (…) Các tài liệu điều tra thực địa, địa phương chí, thần tích, truyền thuyết (…) ở vùng Từ Sơn, Tiên Du của tỉnh Bắc Ninh (…) cũng thống nhất xác nhận [và] các tài liệu địa phương chí và văn hóa dân gian vùng Từ Sơn-Tiên Du ở tỉnh Bắc Ninh, cũng đều thống nhất (…) Trần Quốc Toản là người quê làng Trang Liệt”.

Bài Trần Quốc Toản có chết trên vịnh Hạ Long không của tác giả Trần Nhuận Minh viết: “Theo một tài liệu tôi có thì Quốc Toản là con bà Trần Ý Ninh. Bà Ninh và anh trai là con Trần Hiến, Hiến là người cầm đầu toán quân chủ lực đảo chính quân sự, nhằm đưa ngôi vua về cho Trần Liễu, bị Trần Thủ Độ chém đầu cùng với vợ là Lê Thị Đạt. Trần Liễu cảm cái ơn ấy nên đưa hai con của Hiến về nuôi. Ông gả Ý Ninh cho một vương hầu (không rõ tên) sinh ra Quốc Toản (…) Việc Quốc Toản mới 15 tuổi đã được phong hầu [tụ tập quân sĩ] hơn 1 000 người (…) chứng tỏ thế lực nhà Quốc Toản [rất mạnh] Theo bố phòng quân đội [thì] Quốc Tuấn đóng đại bản doanh ở Vạn Kiếp nằm giữa Hải Dương và Bắc Ninh. Con rể nuôi là Phạm Ngũ Lão đóng quân chặn giặc ở nam ải Chi Lăng. Trần Quốc Nghiễn (con trưởng Trần Quốc Tuấn) đóng quân ở Bắc Ninh (…) Quốc Tảng ở Hải Dương cùng bác ruột là Trần Tung. Còn Quốc Hiện, Quốc Uất cũng ở trong vùng Bắc Ninh – Bắc Giang [nên] cháu nuôi là Quốc Toản chặn giặc ở Sông Cầu (…) như tài liệu cũ tôi đã đọc là có thể tin được”.

Bài Bí ẩn về cuộc đời Trần Quốc Toản của tác giả Đinh Ngọc Thu viết: “Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản là con của Vũ Uy vương Trần Nhật Duy và vương phi Trần Ý Ninh. Trần Nhật Duy là con trai vua Trần Thái Tông (…) Sau chiến thắng quân Mông Cổ lần thứ nhất năm 1258, vua Trần Thánh Tông cử Trần Nhật Duy và vợ là Trần Ý Ninh cùng một số tướng lãnh sang giúp nhà Tống (…) Trần Quốc Toản được mẹ sinh ra ở đất Tống vào năm 1267 (…) Riêng gia phả của hậu duệ Trần Quốc Toản mang tên Viêm phương Trần tộc Lưu phả và mộ chí ở Trung Quốc vừa tìm thấy được có nói về người vợ Tống của ông là vị công chúa cuối đời Tống tên Triệu Ngọc Hoa [Ghi chú số 4 viết] Theo GS Trần Đại Sĩ thì bà là em gái của Trần Tử Đức. Hai người là con của ông Trần Hiến và bà Lê Thị Đạt”.

(2) Toàn thư chép: “Nhâm Ngọ [1282] Mùa đông tháng 10, vua ngự ra Bình Than đóng ở vũng Trần Xá họp vương hầu và trăm quan, bàn kế sách công thủ và chia nhau đóng giữ những nơi hiểm yếu (…) Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiến đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích tay cầm quả cam bóp nát lúc nào không biết. Sau đó lui về huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc sắm vũ khí, đóng chiến thuyền viết lên cờ 6 chữ “phá cường địch, báo hoàng ân”. Sau này khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không giám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương”.

Cương mục chép: “Nhâm Ngọ [1282] Lúc ấy có Hoài Văn hầu là Quốc Toản, cũng theo xa giá. Vì còn ít tuổi, không được dự bàn việc quân, Quốc Toản lấy làm hổ giận lắm, trong tay cầm quả cam, không biết bóp nát ra lúc nào; khi đã lui về, cùng với hơn ngàn người gia đồng và thân thuộc sắm sửa binh khí, chiến thuyền, kéo cờ đề sáu chữ “phá cường tặc báo hoàng ân”. Kịp lúc quan quân đánh nhau với quân Nguyên, Quốc Toản thường xông pha đi trước quân lính, quân giặc trông thấy là phải tránh lui, không ai dám đối địch [Lời chua] Quốc Toản (…) là tôn thất nhà Trần”.

– Có 3 sai khác giữa 2 tài liệu sử trên: Thứ nhất, Cương mục có chép thêm thông tin “cũng theo xa giá” rõ ràng nó giúp chúng ta định hướng quê quán của Hoài Văn hầu. Thứ hai, Toàn thư chép thêm về Hoài Nhân vương Kiến [

0