Bàn thờ gia tiên nên bày mấy bát hương?
Bàn thờ gia tiên nên bày mấy bát hương? Hướng dẫn cách đặt bát hương trên ban thờ gia tiên Thủ tục chuyển bát hương và giải bàn thờ cũ Trong không gian thờ cúng của mỗi gia đình, bát hương luôn là vật ...
Bàn thờ gia tiên nên bày mấy bát hương?
Thủ tục chuyển bát hương và giải bàn thờ cũ
Trong không gian thờ cúng của mỗi gia đình, bát hương luôn là vật linh thiêng nhất, nơi đại diện cho linh hồn của những bậc tiền nhân. Vậy trên bàn thờ gia tiên nên có mấy bát hương là đúng? Và thủ tục chuyển bát hương, giải bàn thờ cũ như thế nào? Hãy cùng VnDoc đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
9 loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không đặt trên ban thờ
Bàn thờ gia tiên gồm những gì?
Những vị trí kiêng kỵ đặt bàn thờ
Theo quan niệm xưa, mỗi nén hương thơm thắp lên ban thờ tổ tiên chính là sợi dây vô hình gắn kết cõi tâm linh với cõi dương, gửi gắm những lời nguyện cầu, sự thành kính của người còn sống. Khi đó thần linh, gia tiên sẽ về ngự trị trên mỗi bát hương, bởi vậy nơi đây cần phải sạch sẽ tuyệt đối, nếu bị uế tạp hoặc có những điều bất kính, gia chủ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Cái Tâm hay lòng thành là điều quan trọng nhất khi thờ cúng, nhưng quan niệm này khiến cho nhiều gia đình hiện nay coi bát hương chỉ là nơi cắm nén hương sau khi làm lễ khấn vái mà không biết rằng nếu chăm sóc đúng cách sẽ giúp tăng thêm sự "độ chứng" của gia tiên với gia chủ.
1. Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương?
Truyền thống thờ cúng của người xưa cho rằng trong việc thờ cúng cũng như bài trí bàn thờ gia tiên có thể chia làm 3 cấp bậc dưới đây:
- Phật: Nhiều gia đình vẫn thờ Phật để cầu mong sự bình an đến với gia chủ, hóa giải mọi tai ương, hướng về cõi Niết bàn.
- Thần: Bao gồm các vị thần giúp cho mỗi gia đình được yên ổn như: Thổ công, long mạch, thần tài lộc, tiền chủ hậu chủ...
- Gia tiên tiền tổ: Chính là những người đã khuất trong dòng họ, gia tộc của mình sẽ giúp phù hộ độ trì mọi mặt cuộc sống.
Vì vậy để việc thờ phụng được trọn vẹn, mỗi gia đình nên có ít nhất 2 ban thờ.
Ban thờ Phật gồm một bát hương, ban thờ còn lại có thể thờ chung thần và gia tiên nhưng lại phải có 3 bát hương. Ngoài bát hương thần linh và gia tiên, bạn cần có thêm bát hương riêng cho bà cô tổ - đây chính là người đại diện giữa thần linh và gia tiên của mỗi gia đình.
Ngoài ra một điều bạn cũng cần biết đó là người xưa cho rằng những vị thần Phật cõi tâm linh đều là những bậc sáng suốt công bằng vô tư nên sẽ không bao giờ ăn hối lộ vật chất nơi trần thế khi dâng cúng.
Điều này cũng giống như quan niệm của đạo Phật với luật nhân quả: Sự giàu có, thăng tiến không phải là do van xin, mà là do phúc đức từ kiếp trước, do tu dưỡng hiện thân; Việc thờ cúng, cầu khấn chỉ có tác dụng phù trợ, thúc đẩy thêm cốt nhất ở tâm thành. Còn nếu kiếp trước gây nhiều việc ác, kiếp này làm làm nhiều việc xấu, tâm địa ác độc thì dù có lạy cầu siêng năng đến đâu cũng đừng mong cõi tâm linh độ chứng.
2. Đặt bát hương thế nào cho đúng cách?
Như đã nói ở phần trên việc bài trí và thờ cúng được chia làm 3 cấp bậc vì vậy việc đặt bát hương cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định và cũng có sự phân chia cấp bậc.
Bàn thờ gia tiên Phật tổ ở bậc cao nhất, tiếp theo là đến các vị thần linh và cuối cùng là gia tiên.
Hiện nay việc thờ Phật phổ biến nhất là ban thờ Phật có riêng một bát hương, không cần to nhưng phải cao hơn cả.
Trên ban thờ thần linh có 3 bát hương, nhìn từ phía trước ở vị trí cúng lễ bát hương bà cô Tổ nằm ở bên trái, thần linh ở chính giữa và gia tiên ở bên phải. Nhiều người cho rằng trên ban thờ bát hương thần linh ở giữa sẽ to và đặt cao hơn 2 bát hương còn lại.
3. Thủ tục chuyển bát hương và giải bàn thờ cũ
Đối với thủ tục chuyển bát hương, thì những gai chủ nên tiến hành như sau:
- Chọn làm vào ngày mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng, gia chủ vái 3 lạy trước ban thần tài đồng thời khấn các ngài xin cho phép giải bát hương.
- Chuẩn bị lễ đầy đủ ở cả ban Các Quan thần linh và gia tiên, kính mời cả quan thần tài lên thụ hưởng lễ vật, mời các ngài đi nơi khác nhận nhiệm vụ mới.
- Sau đó bạn có thể giải đồ thờ ra sông hồ cho mát và để đảm bảo vệ sinh, những món đồ gỗ bạn có thể hóa thành tro rồi mới rải xuống sông hồ.
Với trường hợp chủ nhà chuẩn bị chuyển sang nhà mời, thì thủ tục chuyển bát hương và giải bàn thờ cũ cần phải lưu ý:
- Gia chủ nên sắp mâm lễ cúng tạ đất từ ngày hôm trước, đến ngày chuyển nhà.
- Gia chủ đứng trước ban thờ vái 3 vái và khấn báo thần linh, gia tiên xin chuyển nơi thờ tự sang nơi cư ngụ mới, đồng thời mời gia tiên đến ngự ở nhà mới (nêu rõ địa chỉ, số nhà,...).
- Sau đó dùng tiền âm lót xuống thùng cát tông hoặc hộp giấy, đồ chứa sạch sạch rồi đặt bát hương vào, đậy kín, dán băng dính chặt chẽ. Đối với thủ tục này, bạn ênn chú ý tuyệt đối không được để bát hương lộ thiên khi đi ở ngoài đường, nguyên nhân là bởi có thể khiến "vong" vãng lai nhập vào.
- Sau khi chuyển đến nhà mới, sắp đặt gọn ghẽ ở vị trí mới xong thì lấy khăn mặt mới nhúng với rượu gừng tịnh hóa lại một lần nữa rồi thắp nhang, hành lễ bình thường.
Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm và thông tin sưu tầm để trả lời cho câu hỏi mà nhiều gia đình vẫn băn khoăn: Trên bàn thờ gia tiên có mấy bát hương? Thủ tục chuyển bát hương và giải bàn thờ cũ như thế nào? Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn và gia đình dễ dàng thực hiện thờ cúng và thể hiện được sự thành tâm với tổ tiên.