Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Tất cả mọi của cải vật chất, tinh thần trong xã hội đều do sức lao động của con người mà có. Con người cày cấy, trồng trọt để có lương thực, con người còn vẽ tranh, nặn tượng, sáng tác âm nhạc, thơ văn để đời sống tinh thần thêm phong phú. Trong Bài ca vỡ đất, nhà thơ Hoàng Trung Thông có ...
Tất cả mọi của cải vật chất, tinh thần trong xã hội đều do sức lao động của con người mà có. Con người cày cấy, trồng trọt để có lương thực, con người còn vẽ tranh, nặn tượng, sáng tác âm nhạc, thơ văn để đời sống tinh thần thêm phong phú.
Trong Bài ca vỡ đất, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: “” Dựa vào sự hiểu biết của em về những thành tựu của quê hương, đất nước do bàn tay lao dộng của con người tạo nên, em hãy làm sáng tò ý thơ trên.
BÀI LÀM
Bài ca vỡ đất của Hoàng Trung Thông ra đời năm 1948, có giá trị như một chân lí khẳng định vai trò to lớn về sức lao động sáng tạo của con người trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cuộc sống của người. Hai câu tiêu biểu sau đây nhằm ca ngợi tinh thần lao động ấy là:
“Bàn tay ta làm nên tất cả.
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Nhìn lại quá trình lao động sáng tạo của nhân dân ta mấy chục năm gần đây, ta càng thấy rõ giá trị của hai câu thơ trên.
Hình ảnh bàn tay, tượng trưng cho sức lao động của con người, sỏi đá tượng trưng cho những trở ngại, khó khăn mà con người thường gặp trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên. Cơm tượng trưng cho thành quả lao động mà con người thu được sau quá trình lao động của mình. Câu thơ gắn gọn, giàu hình ảnh trên đã nêu lên mối quan hệ nhân quả giữa sức lao động của con người và công cuộc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ con người, tạo điều kiện ấm no hạnh phúc cho con người. Khái quát hơn, câu thơ còn ca ngợi vai trò, tác dụng to lớn của lao động trong việc cải tạo và chinh phục thiên nhiên, tạo ra những thành quả vật chất và tinh thần cho xã hội.
Trong hoàn cảnh chiến tranh, đất nước ta trải qua bao cảnh điêu tàn. Do vậy, hòa bình lập lại cũng là lúc nhân dân ta bắt tay xây dựng, hàn gắn vết thương chiến tranh bằng chính bàn tay cần cù của mình. Mảnh đất xưa kia là chiến trường Điện Biên, thếmà chỉ mấy tháng sau, mầm sống đã lấm tấm để trở thành nông trường Điện Biên. Củ Chi xưa kia là những ụ pháo, những vùng đất hoang vu bạt ngàn. Rừng Sát, rừng ngập mặn, giờ đây đã san sát những vườn tược và đồng lúa xanh tươi. Chính đôi bàn tay lao động với trái tim và khối óc của con người đã làm thay da đổi thịt mảnh đất hoang vu kia. Phải chăng sức lao động có khả năng giúp con người vượt qua mọi thử thách cao nhất?
Còn nữa, những công trình thủy điện Trị An, sông Đà mọc lên từ những vùng đất khô cằn, những chiếc cầu sông Hàn - Đà Nẵng, cầu Mỹ Thuận huyết mạch đã được xây dựng để nối liền những miền kinh tếkhác nhau của đất nước. Những nhà máy, xí nghiệp mọc lên từ mọi miền đất nước để phục vụ cho những nhu cầu ăn, ở của toàn dân như những nhà máy xí nghiệp may. Những công trình lớn hơn như đường sắt Thống Nhất, dầu khí Vũng Tàu và biết bao công trình lớn nhỏ khác nhau... Tất cả đều do bàn tay cần cù và khối óc sáng tạo của con người xây dựng.
Vậy là do bàn tay, công sức lao động, chúng ta đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước về mọi phương diện.
Tóm lại mọi của cải vật chất và tinh thần trong xã hội điều do sức lao động của con người làm ra. Chính bàn tay ta đã “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa” mà có lẽ sẽ áp dụng kĩ thuật hiện đại đểlàm ra mưa cho vùng hạn hán, giảm sức phá hoại của bão, thu điện từ đám mây, dùngnăng lượng mặt trời đểchạy máy. Sức lao động của con người thật cần thiết và đáng trân trọng vì đó là sức bật của khoa học kĩ thuật, là nguồn sáng tạo biết bao điều kì diệu của phát minh sau này.
Sức lao động của con người đã làm ra tất cả. Ta không lạ khi Hoàng Trung Thông đã hết lòng ngợi ca lao động. Hiểu rõ sức mạnh thần kì ấy, ta không thể quên lao động có phương pháp, có động cơ đúng đắnvà cao đẹp là góp phần vào sự đổi mới của đất nước và dân tộc.