Bài viết số 5 lớp 11 nghị luận !!!
Bài viết số 5 lớp 11 đề 1: Người xưa có câu: “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”. Anh/ chị hãy nói cho rõ ý kiến của mình về quan niệm trên. • Các em cần xác định vấn đề nghị luận là một quan niệm, không đúng về “Truyện Kiều” và nhân vật “Thúy Kiều vì vậy quá trình lập ...
Bài viết số 5 lớp 11 đề 1: Người xưa có câu: “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”. Anh/ chị hãy nói cho rõ ý kiến của mình về quan niệm trên. • Các em cần xác định vấn đề nghị luận là một quan niệm, không đúng về “Truyện Kiều” và nhân vật “Thúy Kiều vì vậy quá trình lập luận cần thể hiện sự phản bác và nêu quan niệm đúng của mình trước vấn đề. Có thể lập luận như sau: - Câu nói “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều” thể hiện cách đánh giá sai ...
Bài viết số 5 lớp 11 đề 1: Người xưa có câu: “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”. Anh/ chị hãy nói cho rõ ý kiến của mình về quan niệm trên.
• Các em cần xác định vấn đề nghị luận là một quan niệm, không đúng về “Truyện Kiều” và nhân vật “Thúy Kiều vì vậy quá trình lập luận cần thể hiện sự phản bác và nêu quan niệm đúng của mình trước vấn đề. Có thể lập luận như sau:
- Câu nói “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều” thể hiện cách đánh giá sai lầm, phiến diện về giá trị “Truyện Kiều” của các nhà nho đứng trên quan điểm đạo đức phong kiến. Theo các nhà nho, Thúy Kiều có những hành động ứng xử trái với lễ giáo phong kiến, chẳng có “hiếu hạnh, tiết nghĩa” gì cả.
+ Chưa được phép cha mẹ mà Thúy Kiều đã chủ động dở rào ngăn tường đến với Kim Trọng, dám “Xăm xăm bang lối vườn khuya một mình” để gặp người yêu bà cùng thề nguyền.
+ Cuộc sống của Thúy Kiêu ở lầu xanh; tấm thân qua tay nhiều người còn gì phẩm tiết.
Nhà thơ Nguyễn Công Trứ phê phán Thúy Kiều:
Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải.
Tấm thân tàn đen bán lại chốn thanh xuân
Bấy giờ Kiều còn hiểu vào đâu
Mà bướm chán ông chường cho đến thế?
(Vịnh Thúy Kiều)
- Đọc “Truyện Kiều” cần phải đứng trên quan điểm nhân sinh, quan điểm xã hội để thấy được giá trị đích thực của tác phẩm.
+ Thúy Kiều là cô gái đáng thương chứ không đáng trách (Nàng có đủ tài sắc, phẩm hạnh nhưng sống trong xã hội bất công tàn bạo cuộc đời nàng đầy đau khổ, phong trần. Nàng cố gắng thoát khỏi cuộc sống ô nhục, nhưng mỗi lần vươn lên lại bị xã hội lọc lừa, xảo trá dìm đạp xuống đáy cùng bi kịch).
+ “Truyện Kiều” thể hiện sự cảm thông, thương xót trước nỗi đau của con người, lên án các thế lực tàn bạo chà đạp vùi dập con người.
Bài viết số 5 lớp 11 đề 2. Cảm nhận của anh chị về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
• Đề bài này yêu cầu các em phải thể hiện được cảm nhận (hiểu được gì?) Hiểu bằng thái độ tình cảm thế nào?) Về nhân vật Chí Phèo. Bài văn có thể đi theo trình tự các ý sau:
- Nêu được cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo.
+ Từ một cố nông hiền lành, lương thiện đến chỗ bị tha hóa biến dạng từ ngoại hình đến tâm hồn.
+ Khát khao lương thiện, muốn sống thân thiện với mọi người nhưng bị cự tuyệt quyền làm người.
- Bày tỏ thái độ, tình cảm:
+ Cảm thông trước bi kịch của nhân vật Chí Phèo.
+ Trân trọng khát khao hướng thiện của người lao động.
+ Lên án xã hội phi nhân.
Bài viết số 5 lớp 11 đề 3. Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản nguc trong “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)
• Đề bài này yêu cầu các em phân tích nhân vật nhưng tập trung vào sự chuyển biến tâm lí của nhân vật trong quá trình phát triển của truyện. Các em cần đọc kĩ tác phẩm, chọn được những đoạn trích phù hợp với yêu cầu phân tích. Bài văn có thể đi theo trình tự như sau:
- Tâm lí Huấn Cao chuyển biến qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu: Viên quản ngục tỏ thái độ biệt đãi Huấn Cao. Huấn Cao từ chối bằng việc sự miệt thị, bực tức.
(Các em có thể dựa vào đoạn trích “… Rồi đến một hôm… Ta chỉ muốn có một điều: là nhà ngời đừng đặt chân vào đây”.
Phân tích thái độ và lời nói của quản ngục; phân tích thái độ tâm lí của Huấn Cao trong lời đáp lại quản ngục; vì sao Huấn Cao lại có thái độ như vậy? Thái độ đó có hợp với hoàn cảnh và tính cách nhân vật không?)
+ Giai đoạn sau: Huấn Cao cảm nhận được “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của quản ngục, mặc dù trong hoàn cảnh đề lao tù túng, ẩm thối nhưng Huấn Cao vẫn viết chữ tặng quản ngục và khuyên bảo những lời tâm huyết.
(Các em có thể dựa vào đoạn: “… Một người tù cổ đeo gông… ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cùng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”.
Phân tích cử chỉ, lời nó của Huấn Cao đối với quản ngục. Thái độ và lời nói của Huấn Cao đối với quản ngục ở đoạn này hoàn toàn khác trước – Vì sao?)
- Rút ra nhận xét: Thái độ của Huấn Cao ở hai giai đoạn tuy khác nhau, nhưng hợp lí, hợp hoàn cảnh, làm nổi bật nhân cách Huấn Cao: Một con người vừa cao ngạo, bất khuất vừa tài hoa, chân tình, biết trân trọng những tấm lòng tốt trong thiên hạ, biết đề cao thiên lương đẹp đẽ của con người.