Bài viết số 4 lớp 10 đề 3: Thuyết minh về kinh nghiệm học văn hoặc làm văn
Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu thuyết minh về kinh nghiệm học văn hoặc làm văn trong tập làm văn bài viết số 4 ngữ văn lớp 10 đề số 3 Mỗi chúng ta đều có một niềm đam mê và sở thích riêng cho từng môn học. Riêng với tôi, tôi đam mê văn học. Mỗi trang sách như mở ra cho tôi một chân ...
Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu thuyết minh về kinh nghiệm học văn hoặc làm văn trong tập làm văn bài viết số 4 ngữ văn lớp 10 đề số 3 Mỗi chúng ta đều có một niềm đam mê và sở thích riêng cho từng môn học. Riêng với tôi, tôi đam mê văn học. Mỗi trang sách như mở ra cho tôi một chân tròi mới, bồi đắp tình cảm yêu thương và khô cạn thù đau. Từ ngàn xưa, văn chương giống như người bạn đồng hành thân thiết của con người trong mọi hoàn cảnh, nó là tiếng kêu cứu những lúc ta đau khổ, tuyệt vọng và cũng là lời ca hân hoan cho niềm vui hạnh phúc của ta. Chính vì thế mà chỉ nghệ thuật trong đó có văn chương nằm ngoài quy luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết bởi những giá trị vĩnh cửu của nó. Vậy thì hôm nay, mình xin được phép hướng dẫn các bạn bài văn thuyết minh về kinh nghiệm học văn hoặc làm văn nhé. Với đề bài này, các bạn cần nêu những tâm sự và kinh nghiệm chân thành, sâu sắc về phương pháp học và cách để gây hứng thú cho môn học. Mời các bạn tham khảo dàn ý và bài làm bài thuyết minh về kinh nghiệm học văn hoặc làm văn nhé. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ KINH NGHIỆM HỌC VĂN HOẶC LÀM VĂN 1.MỞ BÀI Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh. 2.THÂN BÀI: Theo tôi, trước hết để học văn cần có đam mê. Thứ nữa, bạn cần có sự chăm chỉ, cần mẫn và trái tim nhiệt thành để: Cần mẫn, kiên trì trong quá trình đọc tài liệu, tích lũy kiến thức. Biết đọc nhiều sách, tăng vốn hiểu biết. Tiếp thu kinh nghiệm từ người đi trước. Hình thành cho bản thân thói quen tìm tòi, nghiên cứu. Mỗi khi làm văn cần nghiêm túc, biết sáng tạo và phát huy tư duy logic. 3.KẾT BÀI: Khẳng định lại ý kiến bản thân. BÀI VĂN MẪU 1 BÀI VIẾT SỐ 4 LỚP 10 ĐỀ 3 BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ KINH NGHIỆM HỌC VĂN HOẶC LÀM VĂN Trong thời buổi như hiện nay, giới trẻ chúng ta rất dễ chạy theo những môn học thời thượng, đó là những môn khoa học tự nhiên, môn ngoại ngữ với mong muốn đi du học và mở rộng quan hệ một cách hiện đại. Chúng ta hay nghĩ rằng những môn xã hội không cần người giỏi, chỉ cần học thuộc và trong ấy có môn văn. Nhưng đích đến cuối cùng của chúng ta là học cách làm người, là vươn tới thế giới của chân thiện mĩ, vậy thì thử hỏi liệu văn học thật sự không phải là môn học quan trọng ư? Vậy thì hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiêm về việc học văn nhé. Hi vọng rằng qua bài văn này, các bạn sẽ tìm được sự hứng thú và niềm vui với môn Văn và không còn cái nhìn phiến diện về nó nữa. Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận tích cực về ý nghĩa và giá trị của môn văn. Đó là những giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ mà qua mỗi hình tượng nghệ thuật đặc sắc nhà văn như muốn đối thoại với người đọc một vấn đề quan trọng về nhân sinh. Những trang văn giống như thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch, phong phú hơn. Từ ngàn xưa, văn học là tiếng gọi con người quay trở về với bản chất thật của mình, giữ cho con người không sa xuống thành con vật cũng không trở thành ông thánh vô bổ, vô duyên. Vậy thì “thơ ca không có người tôi đã mồ côi”. Vâng lời khẳng định của Raxun Gamdatop đã khẳng định được vai trò to lớn của văn học trong đời sống tinh thần của co người. Từ đó, khi đã có thái độ đúng đắn và chân thành khi tiếp nhận văn học ta mới có nhiệt hứng và lòng say mê đi kiếm tìm những giá trị văn học chân chính. Để qua mỗi tác phẩm, ta thấy thêm được một bài học về sự trông nhìn và thưởng thức. Muốn học văn, đòi hỏi cần sự chăm chỉ rất cao. Khi tiếp xúc với một tác phẩm, ta cần hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm hoặc sâu hơn là bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội để hiểu đúng và cảm nhận sâu sắc tác phẩm ấy. Cần có một quá trình đào sâu, nghiên cứu, tích lũy kiến thức, làm giàu vốn hiểu biết cho bản thân. Một cách để học văn tốt là đọc nhiều, đọc là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình học văn. Khi đọc nhiều ta có thêm vốn hiểu biết cho bản thân, lại thêm hứng thú với các vấn đề đặt ra xung quanh tác phẩm. Như thế, ta giống như người đồng sáng tạo với tác giả, kiếm tìm những giá trị văn học. Những gì đọc được, tìm kiếm được nên ghi chép vào một quyển sổ riêng, làm tài liệu cho bản thân. Như vậy vừa tích lũy kiến thức, vừa tăng kĩ năng ghi chép, viết lách đúng không nào. Và một mẹo nhỏ đó là bạn nên đọc và tiếp xúc với văn bản trước chứ không phải là đọc từ tài liệu đọc vào và áp đặt quan điểm của người khác. Chính vì cách học ngược lại ấy mà nhiều học sinh cho rằng học văn chỉ học thuộc, cơ học, dễ dãi không có tính sáng tạo. Sáng tạo hay không là trong quá trình và thái độ học tập của bản thân, đừng đổ lỗi cho khách quan, ta có thể tham khảo nhưng đừng phụ thuộc như vậy sẽ chỉ làm mòn suy nghĩ và óc sáng tạo của bản thân mà thôi. Mỗi môn học có một hứng thú và điều cuốn hút riêng, văn học cũng vậy đừng chạy theo những môn học thời thượng mà bỏ qua những giá trị bất biến về bản thân ta, về thế giới và về chính tâm hồn con người đầy phong phú, bí ẩn ấy. Văn học sẽ là phương tiện đặc biệt giúp bạn làm điều ấy. Hãy sáng suốt và thông minh trong hành trình học tập dài rộng ấy nhé. BÀI VĂN MẪU 2 BÀI VIẾT SỐ 4 ĐỀ 3 LỚP 10 BÀI THUYẾT MINH VỀ KINH NGHIÊM HỌC VĂN HOẶC LÀM VĂN Tất cả mọi nghệ thuật trên thế giới đều để phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất trên thế giới đó là nghệ thuật sống làm NGƯỜI. Vậy thì văn học, một phương tiện, vũ khí thanh cao và đắc lực để giúp con người vươn tới thế giới của chân-thiện-mĩ chính là nghệ thuật đặc biệt ấy. Và làm thế nào để có thể học văn một cách tích cực và hiệu quả, giúp thanh lọc tâm hồn và di dưỡng những giá trị tinh thần cho bản thân. hôm nay mình xin nêu ra một vài ý kiến của bản thân về kinh nghiệm học văn và làm văn nhé. Rõ ràng môn gì cũng vậy chúng ta đều cần có phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả để kết quả học tập thật tốt đúng không nào? Bể học là vô biên, không có con đường nào là dễ dàng và hành trình chiếm lĩnh tri thức nào là không vất vả, chông gai. Chính vì thế việc tìm ra được cho bản thân một phương pháp hợp lí, khoa học là điều rất cần thiết. nếu như Toán học thiên về tư duy lô-gic thì văn học lại kiêm cả tư duy lô-gic trong đặt câu, dùng từ, phát hiện và trình bày luận điểm mà văn học còn cho ta những thông điệp ý nghĩa, những triết lí nhân sinh cao cả để làm giàu có và phong phú cho đời sống tâm hồn của chính mình. Mà văn chương là sự tích lũy kiến thức lịch sử, văn hóa, xã hội tổng hợp phong phú, phức tạp bộn bề và phồn tạp của cuộc sống hàng ngày, chính vì thế nó được hun đúc và lưu truyền qua mấy nghìn năm thế kỉ. Chính vì thế, đầu tiên để học văn tốt là đọc nhiều sách. Đọc nhiều cho ta vốn hiểu biết phong phú, đa dạng và kiến văn rộng để có thể tung tẩy và linh hoạt trong bài làm của mình. Ví dụ như những đề nói về phong cách, về tác giả thì buộc phải có một phông kiến thức rộng để minh họa cho phần lí luận mình đề cập đến, nếu không thì mình sẽ rơi vào tình trạng sáo rỗng, nói vô căn cứ. Chính vì vậy trước hết, thiết nghĩ học văn tốt là nên và cần thiết hải đọc sách nhiều, để vừa giúp kiến thức sách vở, vừa mở rộng vốn văn hóa bản thân. Thứ hai, mình nghĩ rằng nếu chỉ đọc mà không tích lũy, ghi chép, rùi mài kinh sử hoặc chăm chỉ viết lách để câu chữ ngày càng trau chuốt và diễn đạt hài hòa, truyền cảm thì cũng chưa đủ cho một việc học văn thực sự. Khi viết lách nhiều, tăng khả năng tư duy, diễn đạt và biết cách linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta biết chọn từ ngữ, câu chữ và cách kết cấu sao cho phù hợp, thông minh và tinh tế. hơn nưa, viết nhiều cũng nâng cao năng lực và kĩ năng viết cho chúng ta để vừa viết nhanh vừa viết tốt, quả là nhất cử lưỡng tiện. việc đọc nhiều cộng với viết nhiều là hai yếu tố cần và đủ để học tốt văn. Nhưng cái không thể thiếu đó là niềm say mê và tinh thần nghiêm túc. Chỉ có thể là một trái tim nhiệt hình, say sưa với kiến thức thì mới đủ kiên nhẫn và sẵn sàng hi sinh cho hành trình chinh phục các tác phẩm đúng không nào. Điều ấy chính Albert Einstein đã từng khẳng định: “Tôi không có tài năng đặc biệt gì Chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết.” Đó là một vài kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân tôi về việc học văn sao cho hấp dẫn và hiệu quả. Mong rằng nó sẽ giúp ích ít nhiều cho bạn. Ngoài ra bài viết số 4 còn rất nhiều dạng bài văn thuyết minh khác tùy vào yêu cầu của giáo viên hoặc sự lựa chọn của bạn mà có thể chọn bài mà bạn cảm thấy thích nhất để đạt điểm cao nhé
Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu thuyết minh về kinh nghiệm học văn hoặc làm văn trong tập làm văn bài viết số 4 ngữ văn lớp 10 đề số 3Mỗi chúng ta đều có một niềm đam mê và sở thích riêng cho từng môn học. Riêng với tôi, tôi đam mê văn học. Mỗi trang sách như mở ra cho tôi một chân tròi mới, bồi đắp tình cảm yêu thương và khô cạn thù đau. Từ ngàn xưa, văn chương giống như người bạn đồng hành thân thiết của con người trong mọi hoàn cảnh, nó là tiếng kêu cứu những lúc ta đau khổ, tuyệt vọng và cũng là lời ca hân hoan cho niềm vui hạnh phúc của ta. Chính vì thế mà chỉ nghệ thuật trong đó có văn chương nằm ngoài quy luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết bởi những giá trị vĩnh cửu của nó. Vậy thì hôm nay, mình xin được phép hướng dẫn các bạn bài văn thuyết minh về kinh nghiệm học văn hoặc làm văn nhé. Với đề bài này, các bạn cần nêu những tâm sự và kinh nghiệm chân thành, sâu sắc về phương pháp học và cách để gây hứng thú cho môn học. Mời các bạn tham khảo dàn ý và bài làm bài thuyết minh về kinh nghiệm học văn hoặc làm văn nhé.
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ KINH NGHIỆM HỌC VĂN HOẶC LÀM VĂN
1.MỞ BÀI
Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh.
2.THÂN BÀI:
- Theo tôi, trước hết để học văn cần có đam mê.
- Thứ nữa, bạn cần có sự chăm chỉ, cần mẫn và trái tim nhiệt thành để:
- Cần mẫn, kiên trì trong quá trình đọc tài liệu, tích lũy kiến thức.
- Biết đọc nhiều sách, tăng vốn hiểu biết.
- Tiếp thu kinh nghiệm từ người đi trước.
- Hình thành cho bản thân thói quen tìm tòi, nghiên cứu.
- Mỗi khi làm văn cần nghiêm túc, biết sáng tạo và phát huy tư duy logic.
3.KẾT BÀI:
Khẳng định lại ý kiến bản thân.
BÀI VĂN MẪU 1 BÀI VIẾT SỐ 4 LỚP 10 ĐỀ 3 BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ KINH NGHIỆM HỌC VĂN HOẶC LÀM VĂN
Trong thời buổi như hiện nay, giới trẻ chúng ta rất dễ chạy theo những môn học thời thượng, đó là những môn khoa học tự nhiên, môn ngoại ngữ với mong muốn đi du học và mở rộng quan hệ một cách hiện đại. Chúng ta hay nghĩ rằng những môn xã hội không cần người giỏi, chỉ cần học thuộc và trong ấy có môn văn. Nhưng đích đến cuối cùng của chúng ta là học cách làm người, là vươn tới thế giới của chân thiện mĩ, vậy thì thử hỏi liệu văn học thật sự không phải là môn học quan trọng ư? Vậy thì hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiêm về việc học văn nhé. Hi vọng rằng qua bài văn này, các bạn sẽ tìm được sự hứng thú và niềm vui với môn Văn và không còn cái nhìn phiến diện về nó nữa.
Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận tích cực về ý nghĩa và giá trị của môn văn. Đó là những giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ mà qua mỗi hình tượng nghệ thuật đặc sắc nhà văn như muốn đối thoại với người đọc một vấn đề quan trọng về nhân sinh. Những trang văn giống như thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch, phong phú hơn. Từ ngàn xưa, văn học là tiếng gọi con người quay trở về với bản chất thật của mình, giữ cho con người không sa xuống thành con vật cũng không trở thành ông thánh vô bổ, vô duyên. Vậy thì “thơ ca không có người tôi đã mồ côi”. Vâng lời khẳng định của Raxun Gamdatop đã khẳng định được vai trò to lớn của văn học trong đời sống tinh thần của co người.
Từ đó, khi đã có thái độ đúng đắn và chân thành khi tiếp nhận văn học ta mới có nhiệt hứng và lòng say mê đi kiếm tìm những giá trị văn học chân chính. Để qua mỗi tác phẩm, ta thấy thêm được một bài học về sự trông nhìn và thưởng thức. Muốn học văn, đòi hỏi cần sự chăm chỉ rất cao. Khi tiếp xúc với một tác phẩm, ta cần hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm hoặc sâu hơn là bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội để hiểu đúng và cảm nhận sâu sắc tác phẩm ấy. Cần có một quá trình đào sâu, nghiên cứu, tích lũy kiến thức, làm giàu vốn hiểu biết cho bản thân. Một cách để học văn tốt là đọc nhiều, đọc là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình học văn. Khi đọc nhiều ta có thêm vốn hiểu biết cho bản thân, lại thêm hứng thú với các vấn đề đặt ra xung quanh tác phẩm. Như thế, ta giống như người đồng sáng tạo với tác giả, kiếm tìm những giá trị văn học. Những gì đọc được, tìm kiếm được nên ghi chép vào một quyển sổ riêng, làm tài liệu cho bản thân. Như vậy vừa tích lũy kiến thức, vừa tăng kĩ năng ghi chép, viết lách đúng không nào. Và một mẹo nhỏ đó là bạn nên đọc và tiếp xúc với văn bản trước chứ không phải là đọc từ tài liệu đọc vào và áp đặt quan điểm của người khác. Chính vì cách học ngược lại ấy mà nhiều học sinh cho rằng học văn chỉ học thuộc, cơ học, dễ dãi không có tính sáng tạo. Sáng tạo hay không là trong quá trình và thái độ học tập của bản thân, đừng đổ lỗi cho khách quan, ta có thể tham khảo nhưng đừng phụ thuộc như vậy sẽ chỉ làm mòn suy nghĩ và óc sáng tạo của bản thân mà thôi.
Mỗi môn học có một hứng thú và điều cuốn hút riêng, văn học cũng vậy đừng chạy theo những môn học thời thượng mà bỏ qua những giá trị bất biến về bản thân ta, về thế giới và về chính tâm hồn con người đầy phong phú, bí ẩn ấy. Văn học sẽ là phương tiện đặc biệt giúp bạn làm điều ấy. Hãy sáng suốt và thông minh trong hành trình học tập dài rộng ấy nhé.
BÀI VĂN MẪU 2 BÀI VIẾT SỐ 4 ĐỀ 3 LỚP 10 BÀI THUYẾT MINH VỀ KINH NGHIÊM HỌC VĂN HOẶC LÀM VĂN
Tất cả mọi nghệ thuật trên thế giới đều để phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất trên thế giới đó là nghệ thuật sống làm NGƯỜI. Vậy thì văn học, một phương tiện, vũ khí thanh cao và đắc lực để giúp con người vươn tới thế giới của chân-thiện-mĩ chính là nghệ thuật đặc biệt ấy. Và làm thế nào để có thể học văn một cách tích cực và hiệu quả, giúp thanh lọc tâm hồn và di dưỡng những giá trị tinh thần cho bản thân. hôm nay mình xin nêu ra một vài ý kiến của bản thân về kinh nghiệm học văn và làm văn nhé.
Rõ ràng môn gì cũng vậy chúng ta đều cần có phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả để kết quả học tập thật tốt đúng không nào? Bể học là vô biên, không có con đường nào là dễ dàng và hành trình chiếm lĩnh tri thức nào là không vất vả, chông gai. Chính vì thế việc tìm ra được cho bản thân một phương pháp hợp lí, khoa học là điều rất cần thiết. nếu như Toán học thiên về tư duy lô-gic thì văn học lại kiêm cả tư duy lô-gic trong đặt câu, dùng từ, phát hiện và trình bày luận điểm mà văn học còn cho ta những thông điệp ý nghĩa, những triết lí nhân sinh cao cả để làm giàu có và phong phú cho đời sống tâm hồn của chính mình. Mà văn chương là sự tích lũy kiến thức lịch sử, văn hóa, xã hội tổng hợp phong phú, phức tạp bộn bề và phồn tạp của cuộc sống hàng ngày, chính vì thế nó được hun đúc và lưu truyền qua mấy nghìn năm thế kỉ. Chính vì thế, đầu tiên để học văn tốt là đọc nhiều sách. Đọc nhiều cho ta vốn hiểu biết phong phú, đa dạng và kiến văn rộng để có thể tung tẩy và linh hoạt trong bài làm của mình. Ví dụ như những đề nói về phong cách, về tác giả thì buộc phải có một phông kiến thức rộng để minh họa cho phần lí luận mình đề cập đến, nếu không thì mình sẽ rơi vào tình trạng sáo rỗng, nói vô căn cứ. Chính vì vậy trước hết, thiết nghĩ học văn tốt là nên và cần thiết hải đọc sách nhiều, để vừa giúp kiến thức sách vở, vừa mở rộng vốn văn hóa bản thân.
Thứ hai, mình nghĩ rằng nếu chỉ đọc mà không tích lũy, ghi chép, rùi mài kinh sử hoặc chăm chỉ viết lách để câu chữ ngày càng trau chuốt và diễn đạt hài hòa, truyền cảm thì cũng chưa đủ cho một việc học văn thực sự. Khi viết lách nhiều, tăng khả năng tư duy, diễn đạt và biết cách linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta biết chọn từ ngữ, câu chữ và cách kết cấu sao cho phù hợp, thông minh và tinh tế. hơn nưa, viết nhiều cũng nâng cao năng lực và kĩ năng viết cho chúng ta để vừa viết nhanh vừa viết tốt, quả là nhất cử lưỡng tiện. việc đọc nhiều cộng với viết nhiều là hai yếu tố cần và đủ để học tốt văn.
Nhưng cái không thể thiếu đó là niềm say mê và tinh thần nghiêm túc. Chỉ có thể là một trái tim nhiệt hình, say sưa với kiến thức thì mới đủ kiên nhẫn và sẵn sàng hi sinh cho hành trình chinh phục các tác phẩm đúng không nào. Điều ấy chính Albert Einstein đã từng khẳng định:
“Tôi không có tài năng đặc biệt gì
Chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết.”
Đó là một vài kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân tôi về việc học văn sao cho hấp dẫn và hiệu quả. Mong rằng nó sẽ giúp ích ít nhiều cho bạn.
Ngoài ra bài viết số 4 còn rất nhiều dạng bài văn thuyết minh khác tùy vào yêu cầu của giáo viên hoặc sự lựa chọn của bạn mà có thể chọn bài mà bạn cảm thấy thích nhất để đạt điểm cao nhé