Bài văn suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" số 3 - 8 Bài văn suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" lớp 9 hay nhất
Thân phận của người con gái vốn đã rất mong manh, sinh ra vào thời phong kiến lại càng phải chịu nhiều những đau đớn và tủi nhục. Thúy Kiều một nhân vật trong truyện Kiều của Nguyễn Du là tiêu biểu cho thân phận của người phụ nữ lúc bấy giờ. Nguyễn Du đã đánh những lời ai oán, đau ...
Thân phận của người con gái vốn đã rất mong manh, sinh ra vào thời phong kiến lại càng phải chịu nhiều những đau đớn và tủi nhục. Thúy Kiều một nhân vật trong truyện Kiều của Nguyễn Du là tiêu biểu cho thân phận của người phụ nữ lúc bấy giờ. Nguyễn Du đã đánh những lời ai oán, đau đớn nhất để nói về cảnh “Mã Giám Sinh mua Kiều”, đã lột tả trần trụi thân phận của nàng Kiều bị mua đi bán lại như món hàng vô tri vô giác.
Thuý Kiểu là người con gái tài sắc của một gia đình trung lưu nền nếp. Trong tiết Thanh minh, Thuý Kiểu tình cờ gặp Kim Trọng. Hai người nhanh chóng yêu nhau rổi hẹn ước thề nguyện. Bỗng dưng, Vương viên ngoại b| thằng bán tơ vu oan. Gia đỉnh tan nát, cha và em trai bi bắt bớ, đánh đập, Thuý Kiều đành phải bán minh chuộc cha rổi rơi vào lẩu xanh lán thứ nhất. Đoạn thơ ghi lại cảnh Mã Giám Sinh đến mua Kiều và nỗi đau khổ của nàng trước bi kịch gia đình và bi kịch tình yêu " trâm gãy bình tan".Đoạn trích là nốt nhạc buồn, khởi đầu cho cung đàn bạc mệnh của cuộc đời Kiều kéo dài suốt mười lăm năm. Cái tài của Nguyễn Du là không miêu tả chung chung mà đi sâu vào những chi tiết tiêu biểu, chọn lọc, thể hiện được thần thái của nhân vật. Nguyễn Du đã chụp cận cảnh làm rõ bộ mặt và trang phục của Mã:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
Bộ mặt mày râu nhẵn nhụi dĩ nhiên là thiếu tự nhiên, râu cạo nhẵn, lông mày tỉa tót rất trai lơ. Từ “nhẵn nhụi” gợi cảm giác về một sự trơ trẽn, phẳng lì. Áo quần bảnh bao là áo quần trưng diện, cũng thiếu tự nhiên, Hai chữ “bảnh bao” thường dùng để khen áo quần trẻ em chứ ít dùng cho người lớn”. Phủ một lớp hào nhoáng lên vẻ ngoài nhân vật, tác giả đã chế giễu, mỉa mai tên buôn người họ Mã. Sự đả kích ngầm càng sâu cay hơn khi một người đã “trạc ngoại tứ tuần” ( sắp lên lão ) lại tỉa tót công phu, lại cố tô vẽ cho mình ra dáng trẻ trung như trai mới lớn.Không ai biết rõ tung tích Mã Giám Sinh, chỉ biết hắn là người từ phương xa tới (“viễn khách”). Hỏi hắn thì hắn trả lời cộc lốc, không có chủ ngữ, không thèm thưa gửi:
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Đặc biệt hành động thô lỗ, sỗ sàng của một kẻ vô học, đội lốt người học trò trường Quốc tử giám, đã hiện lên khá rõ qua chi tiết: Ghế trên ngòi tót sỗ sàng. “Ghế trên” là ghế ở vị trí trang trọng, dành cho bậc cao niên, bậc huynh trưởng, bậc đáng kính. Kẻ đi hỏi vợ là bậc con cái mà lại “ngồi tót” thì thật chướng mắt, vô lễ. Mã Giám Sinh xuất hiện trong buổi đến xem mặt như một kẻ bất nhân, đê tiện nhất
Khác màu kẻ quỷ người thanh
Chẳng hay con lại mắc tay bợm già.
Bản chất của Mã Giám Sinh lại càng rõ hơn khi hắn:
Đắn đo cân sức cân tài
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ.
Cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc. Trong xã hội có bọn buôn thịt bán người, có loại người làm mối, sống bằng nghề làm mối. Tài sắc của người con gái như Thúy Kiều đã trở thành một món hàng để "cò kè"mua bán. Nhân phẩm của người phụ nữ bị chà đạp.
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.
Một loạt các từ “cò kè, thêm bớt, ngã giá…” đã chứng tỏ Mã Giám Sinh là một kẻ buôn người sành sỏi, lọc lõi. Y đã lộ nguyên hình là một con buôn sành sỏi. Mã Giám Sinh đâu còn là người học trò trường Quốc tử giám như đã xưng danh. Mặc dù ăn mặc chải chuốt, nói những lời hoa mỹ, ra vẻ lịch sự nhưng dần dần bản chất xấu xa, đê tiện, giả dối của y đã lộ rõ.
Chính vì sự tủi nhục khi phải bán mình, lại càng đau đớn hơn khi bán cho một tên buôn người bỉ ổi và đê tiện như Mã Giám Sinh. Nguyễn Du đã không để cho Kiều nói được một lời nào trong suốt cuộc buôn bán, kỳ kèo của Mã Giám Sinh. Nỗi đau đớn, thẹn thùng, xót xa tủi hổ ê chề đã được Nguyễn Du đẩy lên đến đỉnh điểm. Từ một người con gái, gia đình phong lưu, “Kín cổng cao tường”, nay biến thành một món hàng dưới bàn tay bẩn thỉu của mụ mối và Mã Giám Sinh, làm sao không khỏi đau đớn cho được. Tâm tình nàng Kiều lúc này thật ngổn ngang, nỗi đau vì mối tình đầu tan vỡ, nỗi uất ức vì án oan mà cha và em trai phải chịu, nỗi xấu hổ, thẹn thùng khi bản thân lâm vào cảnh phải để người đàn ông lạ tới xem mặt,…Hình ảnh nàng khi bước chân ra khỏi khuê phòng thật muôn vàn xót thương:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
Nhìn cảnh vật nàng thấy xấu hổ ngại ngùng.Nước mắt của nàng thấm đẫm cả trang giấy, mỗi bước đi là mỗi bước xót đau. Những giọt nước mắt của tan nát, khổ đau làm quặn thắt lòng người đọc, khiên ai cũng thương thay cho thân phận nàng Kiều. Bước vào phòng khách với vẻ dè dặt, tủi hổ của người con gái khuê các:
Ngại ngùng dơn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trong gương mặt dày.
Nỗi đau khổ ấy đã đến tột cùng khi chẳng một ai mảy may động tâm thương cho nàng , mụ mối thì vén tóc bắt tay , lạ lùng đối xử với 1 một món hàng còn MGS thì đặt tài năng và nhan sắc lên cân đo đong đếm . Đến lúc này người con gái tài hoa nhan sắc ấy cảm thấy tủi hổ bẽ bàng:
Mối càng vén tóc bắt bắt tay
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai
Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy phần nào số phận ai oán, bi thương của Kiều trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”. Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tả thực sắc xảo giúp chúng ta thấy rõ được bộ mặt tàn ác, ghê tởm của bọn buôn thịt bán người trong xã hội, Đồng cảm, xót thương cho số phận nàng Kiều: phải bán mình chuộc cha. Thương tiếc tài sắc giai nhân bị dâp vùi. Đó là giá trị nhân đạo. Có thể nói đoạn trích là 1 tiếng khóc ai oán cho thân phận con người , cho nhân phẩn con người bị chà đạp phải chăng trái tim của nhà thơ đang rung lên nức nở cùng với nỗi đau của Thúy Kiều.
Đáng ra con người tài sắc “mười phân vẹn mười” này xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhất trong những người hạnh phúc, vậy mà xã hội phong kiến thối nát đã chà đạp phũ phàng khiến nàng phải gánh chịu khổ đau và bất hạnh trong mười năm đoạn trường cay đắng. Nguyễn Du đã thành công trong việc khắc hoạ nhân vật chính diện và phản diện và sự am hiểu của sâu sắc tâm lý nhân vật của ông trong tác phẩm.
Đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận đau khổ của những con người bi áp bức, đặc biệt là bi kịch của người phụ nữ. Qua đó, tác giả thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi đau của con người và lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo. Đồng thời bày tò sự trân trọng đối với khát vọng tự do, hạnh phúc và khát vọng công lí, chính nghĩa.