24/05/2017, 12:31

Bài văn siêu hay thuyết mình về cây bút lông

Trong buổi bình minh của nền văn minh trung quốc, chưa có phát minh văn tự, người ta thắt nút dây (kết thừng) để ghi nhớ sự việc rồi sau mới đổi thành nét khắc vạch''(thư khế) trên thẻ tre (trúc giản), xương thú (thú cốt), mai rùa (quy giáp), tiếp theo là thời kì dùng hình vẽ, kí hiệu. Sau cùng là ...

Trong buổi bình minh của nền văn minh trung quốc, chưa có phát minh văn tự, người ta thắt nút dây (kết thừng) để ghi nhớ sự việc rồi sau mới đổi thành nét khắc vạch''(thư khế) trên thẻ tre (trúc giản), xương thú (thú cốt), mai rùa (quy giáp), tiếp theo là thời kì dùng hình vẽ, kí hiệu. Sau cùng là chữ viết. Từ thời kì thư khế về sau, có lẽ đã bắt đầu xuất hiện một thứ văn tự là tiền thân của cây bút lông ngày nay. Theo thuyết của léon wieger thì vào đời tần, trình mạc chế bút bằng que gỗ dập tựa ...

Sự phát minh bút lông cũng như các văn cụ khác như mực (mặc), giấy (chỉ), nghiên mực (nghiễn) mà người trung quốc quen gọi là văn phòng tứ bảo giữ vai trò quan trọng trong việc truyền bá văn hóa, truyền thụ tri thức, sáng tạo nghệ thuật. Cây bút lông hoàn toàn khác hẳn dụng cụ viết ở các nước khác, bởi vì ỏ' các nước khác có sự phân biệt rõ dụng cụ viết (bút) và dụng cụ vẽ (cọ) còn ở trung quốc thì không. Bút lông kiêm luôn hai chức năng viết và vẽ. Môn thư pháp (calligraphy) từ lâu vốn được xem là loại hình nghệ thuật đặc biệt. Thư pháp gia, tức nhà viết chữ đẹp, vẫn được coi trọng như họa gia.

Nói chung, người ta cho rằng mông điềm (một đại tướng nhà tần) chế tạo bút lông, thái luân (đời tiền hán) chế tạo giấy và hình di (đời hán) chê tạo mực. Trong quyển thiên tự văn của vương hi chi có câu: “điềm hút luân chỉ”. (mông điềm tạo bút, thái luân tạo giấy). Thực ra, không phải mông điềm phát minh bút lông, bởi lẽ các cổ vật

Khai quật được mà các nhà khảo cổ cho rằng có trước thời đại mông điềm trên ngàn năm - chứng tỏ cố nhân đã biết dùng bút. Trên những mảnh xương trinh bốc (oracle bones) khai quật được tại an dương (hà nam) có ghi những nét chữ hao nét bút lông chứ không phải nét khắc vạch. Hơn nữa, trong sử kí của tư mã thiên nơi tiểu truyện của mông điềm không đề cập việc phát minh bút lông.

Trước đời tần, cây bút lông gọi là duật, sau đời tần, chữ duật được thêm bộ trúc và gọi là bút. Sự thay đổi này có ghi trong quyển cổ kim chú: thời xưa cây bút làm bằng gỗ, về sau cán bút bằng gỗ nhưng đầu có gắn búp lông. Lõi búp lông bằng lông nai và bọc bên ngoài bằng lông dê. Đến thời mông điềm, cán gỗ được thay bằng cán trúc và búp lông được làm bằng lông thỏ. Quyển thuyết văn giải tự có ghi: “người nước sở gọi nó là duật, người nước ngô gọi là bất duật, người nước yên gọi là phất, người nước tần gọi là bút”. (sở vị duật, ngô nhân vị chi bất duật, yên vị chi phất, tần vi chị bút).

Quyển bút kinh của vương hi chỉ (303 - 370) có nói đến việc các quan chức nhà hán cống nạp triều đình lông thỏ để làm bút. Tác giả ngợi khen lông thỏ của nước triệu là loại cực phẩm. Điều này cho thấy việc sử dụng bút lông thỏ rất được ưa chuộng và phổ biến vào đời hán. Tuy tác giả không nói cán bút bằng vật liệu gì nhưng căn cứ trên mặt chữ, chữ duật được thay bằng chữ bút chứng tỏ việc lấy trúc làm cán bút quả là rất phổ biến vậy.

Vào khoảng năm 1970, các cây bút được khai quật tại cam túc được giám định có vào đời hán, và hình dáng giống cây bút lông ngày nay. Trong bảo tàng viện hoàng cung quốc gia (national palace museum) tại đài loan hiện đang bảo tồn một bộ sưu tập bút lông đời thanh, trong đó có một số bút dùng trong triều càn long (1736 - 1795), lẽ đương nhiên đó là những cây bút thượng hảo hạng.

Hồ châu là địa phương nổi tiếng về chế tạo bút. Khi chế tạo bút, người ta thường dùng lông thỏ, lông dê, lông chó sói hoặc kết hợp các thứ lông này theo một tỉ lệ tương xứng để bút có được những hiệu quả khác nhau. Cho đến nay, lông thỏ tốt nhất không đâu bằng trung sơn. Do độ cứng mềm của từng loại lông và do phạm vi sử dụng của bút, người ta phân biệt hai loại chính: nhóm bút lông mềm (nhuyễn hào bút) và nhóm bút lông cứng (ngạnh hào bút). Mỗi nhóm gồm nhiều loại khác nhau và có đủ cỡ đại/ trung/ tiểu.

1.   Nhóm bút lông mềm (nhuyễn bút) chủ yếu làm bằng lông dê gồm có:

*   đề bút (cũng gọi là đẩu bút): loại bút cực lớn, các thư pháp gia thường dùng viết đại tự, các họa gia ít dùng.

*   bạc vân bút:bút làm bằng lông dê và một ít lông cứng. Sự tiện dụng của bút là tính cương nhu, có thể vẽ trên thục chỉ (giấy chín) hoặc trên lụa. Rất thích hợp vẽ những hoa mềm mại. Bút có ba cỡ.

*   nhiễm bút, đài bút, trước sắc bút:ba loai này làm bằng lông dê, dùng tô màu hay chấm những điểm rêu. Bút có ba cỡ.

*    bạc khuê:dùng vẽ đường nét trên lụa hoặc thục chỉ. Bút có ba cỡ.

*   bài bút: nhiều cây bút ghép lại như chiếc bè, dùng để quét những mảng màu lớn.

2.    Nhóm bút lông cứng (ngạnh bút) gồm có:

*    đề bút:bút cực lớn bằng lông cứng, người ta ít dùng.

*   lan trúc bút: bút bằng lông sói hoặc lông chồn (lông sói cứng hơn lông chồn một ít), dùng vẽ lan, trúc hoặc những nét thô lớn, cũng có thể dùng để vẽ nếp nhăn y phục. Bút có ba cỡ.

*   thư họa bút: bút được dùng nhiều nhất vì thích hợp viết chữ cũng như vẽ đủ loại: nhân vật, sơn thủy, hoa điểu. Bút có ba cỡ.

*    linh mao họa bút : dùng vẽ lông chim. Bút có ba cỡ.

*   điểm mai bứt, diệp cán bút, lang khuê bút, v.ư...Nói chung đây là những bút nhỏ lông cứng bằng lông sói, dùng vẽ những đường nét nhỏ như điểm hoa mai, vẽ gân lá... Phạm vi sử dụng bút cũng khác nhau: khi thấm màu hay tô màu dùng bút mềm lông dê, khi vẽ đường nét dùng bút cứng lông sói. Đối với giấy hay lụa, tùy theo thô hay mịn mà dùng bút lông cứng hay mềm. Giấy vẽ có phèn rồi gọi là thục chỉ (giấy chín), giấy vẽ chưa phèn gọi là sinh chỉ (giấy sống). Khi vẽ sinh chỉ dùng bút lông cứng, khi vẽ thục chỉ dùng bút lông mềm. Đối với lụa, vì trước khi vẽ cần phải phèn qua nên theo nguyên tắc phải dùng bút lông mềm hoặc bút làm bằng cả hai thứ lông cứng và mềm gọi là kiểm hào bút.

Bút dùng lâu ngày trở nên tưa còn gọi là thoái bút mà ta không nên vất bỏ vì nó rất tuyệt diệu khi viết chữ thảo. Giới hội họa có câu: người họa sĩ không bao giờ ném bỏ bút cũ. Một họa gia đời thanh là trách lãng trong quyển họa sự vi ngôn có nói: "bút lông cứng để vẽ

Đường nét, bút lông mềm để tô màu, bút mới để vẽ những nét công phu tỉ mỉ (công bút), bút cũ để mô tả tượng trưng theo lối tả ý (ý bút), bút lông cứng để vẽ chi tiết, bút lông mềm để quét màu, bút lông cứng đầu nhọn đế vẽ gân lá, bút cù lông cứng đê chấm những điểm rêu, bút lớn lông mềm đề quét mực loãng, bút cũ lông mềm đế quét những mảng màu nhạt mỏng. (câu lặc dụng ngạnh bút, trứ sắc dụng nhuyễn bút, công tế dụng tân bút, tả ý dụng thoái bút, giới họa dụng ngạnh bút, họa nhiễm dụng nhuyễn bút, câu cân dụng ngạnh tiêm bút, điểm đài dụng ngạnh thoái bút, bát mặc dụng đại nhuyễn bút, đạm sắc dụng nhuyễn thoái bút).

Kĩ thuật cầm bút cũng thay đổi khác nhau:

*   nếu chỉ viết chữ hoặc tỉa những đường nét nhỏ, mảnh, tỉ mỉ, cầm bút như sau: quản bút được giữ ở hai vị trí: ai giữa đốt thứ nhất ngón trỏ và đầu ngón cái, b/ giữa hai đốt đầu của ngón giữa và áp út.

*   nếu vị trí a cố định, thì vị trí b có thể di động tới lui với sự điều khiển của ngón giữa và ngón áp út.

*   nếu vị trí a di dộng theo sự điều khiển của cánh tay, thì vị trí b có hai chuyển động: một là của riêng b, một là theo di động của a.

Như vậy ngọn bút di chuyển trên mặt giấy lụa vô cùng linh hoạt. Nếu đầu ngọn bút di động trên một diện tích tương đối nhỏ, ta vận động cổ tay. Nếu trên diện tích lớn, ta vận động cậ cánh tay. Nếu chỉ để vẽ, cầm bút như sau: bút được giữ giữa đầu ngón cái và các đầu ngón còn lại. Lối cầm bút này rất tiện lợi vì đầu bút có thể di động theo mọi chiều hướng theo sự điều khiển của ngón tay, cổ tay và cánh tay, sự ảo diệu của lối cầm bút này là nó có thể biến thể. Lối cầm bút như vậy gần giống lối cầm thứ nhất nhưng hiệu quả cao hơn vì bút có thể đứng, nghiêng, nằm. Đặc biệt ở thế nằm, búp lông có hai chuyển động: hoặc theo chiều dọc thân bút hoặc tại hai bên. Nếu lông bút hơi khô mực hay khô màu, nó thể hiện được những vết rạn nứt như sớ gỗ, sớ đá, rất thích hợp để vẽ thân cây, núi và đá.

Ngoài ra, vị trí bàn tay trên cán bút cũng tạo hiệu quả khác nhau vì bàn tay gần búp lông và bàn tay ở cuối cán bút tạo những lực mạnh yếu khác nhau.

Trong cách vận dụng bút, người ta thường dùng những thuật ngữ như: ức (nhấn xuống), dương (nâng lên), đốn (dè dặt), tỏa (hạ xuống),

Trì (chậm trễ), tốc (nhanh), hoãn (thong thả), khẩn (gấp gáp), khinh (nhẹ tay), trọng (nặng, mạnh tay), lập (bút đứng thẳng), ngọa (bút nằm), sát (chà quét), điểm (chấm bút), nhiễm (tô màu)... Những hiệu quả tạo ra như: thoán (tạo vết rạn nứt), can (khô), thấp (ướt át), nồng (đậm đà), đạm (nhạt), nhung (mơn mởn như chồi non), trám (chấm giọt), thức (thực), hư (hư ảo), tiêm (nhọn), thốc (trơ trụi), tàng (ẩn kín), lộ (xuất hiện), thô (thô), tế (nhỏ, mảnh mai), nhuyễn (mềm), ngạnh (cứng), âm (tối), dương (sáng), hướng (tới), bối (sau lưng), hậu (dày), bạc (mỏng)...

Một khái niệm khác khi chấp bút đó là khí bút. Tô đông pha, một nhà thi họa và chính khách đời tống, có lần tán thưởng thư pháp của nhược quỳ: "chữ viết sơ như mưa hay, phát tán một cách tự nhiên mà không chút nào cẩu thả”. Rõ ràng chỉ khi nào người nghệ sĩ hoàn toàn đắm mình trong sự sáng tạo nghệ thuật thì mới đạt được hiệu quả này. Có thể gọi đây là hiện tượng cảm ứng. Người viết cảm được sự biến động của tự dạng trong tâm. Khi sự cảm nhận này hội đủ rồi thì người nghệ sĩ cầm bút viết ngay một cách đúng mực và thông suốt không đứt đoạn. Thần khí của chữ phóng phát từ tâm tưởng hiện lên mặt giấy. Nét bút trở nên sống động, linh hoạt và có thần khí. Ta có thể lấy ẩn dụ ngón tay chỉ trăng: người sơ khởi phải lệ thuộc vào văn tự, dẫu có công phu, nét bút có thể đẹp nhưng không có thần vì thần khí chỉ trụ ở ngón tay. Còn đối với người lão luyện, ngọn bút như một bộ phận thân thể nối liền với bàn tay. Trong con mắt người nghệ sĩ bậc thầy, không có “ngón tay”, chỉ có “mặt trăng” mà thôi. Nghĩa là không ngọn bút, chỉ có cái thần khí của chữ hiển hiện trên giấy, lụa.

Đại sư d.t. Suzuki có đề cập đến vấn đề này ở bài luận về zen và hội họa, trong quyểri zen buddhim: "một nét khác biệt khác của mặc họa (sumiye) chính là sự nỗ lực chụp bắt cái thần đang lúc nó vận động. Vạn vật luôn vận hành, không có gì tĩnh lặng trong bản chất của nó. Khi bạn nghĩ rằng bạn đang giữ yên được nó thì nó trượt khỏi tay bạn rồi. Bởi vì trong cái khoảnh khắc mà bạn giữ nó, nó không còn sự sống nữa. Nó đã chết. Nhưng mặc họa cố gắng bắt giữ sự vật cùng với sức sống của nó, một điều cơ hồ không thể đạt được. Vâng, sự nỗ lực của người nghệ sĩ muốn thể hiện một vật thể sống động trên trang giấy dường như bất khả thi, nhưng người nghệ sĩ có thể đạt được ý muốn này ỏ một giới hạn nào đó nếu mỗi nét bút đều phóng phát trựctiếp từ cái thần khí nội tại, không bị ngoại giới và tạp niệm ngăn trở. Trong trường hợp này ngọn bút chính là cánh tay vươn dài ra. Hơn thế nữa, nó chính là thần khí của nghệ, sĩ, thần khí này ẩn hiện trong từng nét bút trên mặt giấy. Khi hoàn tất, bức mặc họa chính là một thực thể sống, hoàn bị và không hề là bản sao của bất kì sự vật nào".

Cây bút lông, một nét văn hóa truyền thống tiêu biểu của người trung quốc, suốt mấy ngàn năm phát triển từ một que gỗ thô sơ thành một cây bút lông xinh xắn ảo dụng, đã chứng tỏ óc thông minh sáng tạo của dân tộc này. Các nước đồng văn hóa với trung quốc như việt nam, triều tiên cũng từng sử dụng bút lông. Nhưng trong thời đại tân tiến hiện nay, có nhiều loại bút khác tiện lợi hơn đã thay thế bút lông. Cây bút lông chỉ còn đắc dụng trong lĩnh vực nghệ thuật như thư pháp và hội họa mà thôi.

Nguồn:
0