Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Thạch Sanh" số 8 - 10 Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Thạch Sanh" hay nhất
Truyện cổ tích mượn hình tượng những nhân vật quen thuộc đối với nhân dân đó có thể là anh chàng thông minh có tài hô mưa gọi gió, cũng có thể là một chàng ngốc nghếch nhưng có biệt tài đặc biệt, là dũng sĩ, anh hùng,…nhưng chung quy lại là nói về hoạt động bình thường. Truyện cổ ...
Truyện cổ tích mượn hình tượng những nhân vật quen thuộc đối với nhân dân đó có thể là anh chàng thông minh có tài hô mưa gọi gió, cũng có thể là một chàng ngốc nghếch nhưng có biệt tài đặc biệt, là dũng sĩ, anh hùng,…nhưng chung quy lại là nói về hoạt động bình thường. Truyện cổ tích sử dụng yếu tố hoang đường, không có thật để nói với mong ước, nguyện vọng của người dân về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, không có chiến tranh.
Thạch Sanh đặc biệt từ xuất thân, cậu là con trai của thái tử được đầu thai xuống trần gian làm con của một người nông dân nghèo, mẹ anh mang thai anh cũng phải mất nhiều năm liền, lớn lên và trường thành theo thời gian Thạch Sanh được các vị thần dạy võ nghệ và ban cho phép thần thông. Sự ra đời của anh đã cho thấy sự khác biệt về con người này. Chàng làm nghề đốn củi và sống ngay dưới gốc cây đa, vô tình quen biết Lý Thông, một kẻ xáo trả, hám lợi đã cố ý năm lần bảy lượt để giết hại anh. Một lần anh thấy chằn tinh cắp tha người vào hang, chàng liền đuổi theo, trong khi đó vua đang buồn đến đau đớn khi đứa con gái bị chính chằng tinh tha đi mất. Thạch Sanh đi theo và đánh nhau một trận thừ sông thiếu chết, cuối cùng anh hạ được chằn tinh và cứu được công chúa, trong hang còn một nhân vật khác là thai tử của long hải, chàng được mời xuống thủy tề và được đối đáp một cách tử tế và long trọng, vua bèn liền tặng vàng bạc châu báu nhưng chàng không nhận mà xin mỗi cây đàn thần.
Trong khi đó công chúa sau khi được cứ ra vì quá sợ hãi và bị chằn tinh lấy mất hồn nàng ta trở nên câm lặng và không nói gì, vua liền rao tin ai chữa được bệnh của công chúa sẽ gả cho, rồi Thạch Sanh đàn thì công chúa nói ngay. Sau đó, chàng cưới được công chúa, còn Lý Thông thì bị tù đày. Cây đàn thần còn giúp chàng xuôi đuổi quân thù nhờ chiếc niêu cơm ăn mãi không hết. Từ đó họ sống hạnh phúc bên nhau.
Tiếng đàn của Thạch sanh là chi tiết quan trọng và ý nghĩa nhất là tiếng nói thay cho chính nghĩa. Làm cho kẻ thù phải thức tỉnh nhận ra việc đi xâm lược là hoàn toàn sai trái, tiếng đàn chính là sự cải tạo, thay đổi được tâm tính của con người, là sự hoàn lương, nhớ tới quê hương khiến cho quân địch mất đi ý chí xâm lược, không cần đánh nhau, không có đổ máu, không có người chết, nhưng Thạch Sanh vẫn khiến cho kẻ thù tâm phục khẩu phục mà quy hàng.
Chi tiết chiếc niêu đó là chiếc niêu thần, chỉ với chiếc niêu nhỏ mà khiến cho quân sĩ của mười tám nước ăn mãi không hết, thể hiện nguyện vọng, mong ước của người nông dân về một mùa bội thu, mùa màng tươi tốt, lương thực đầy đủ. Với cái kết ngọt như mía lùi khi Thạch Sanh sống hạnh phúc và sung sướng còn mẹ con nhà Lý Thông độc ác thì phải chết. điều này cho thấy xã hội luôn công bằng, chính nghĩa luôn tồn tại. Kẻ xấu thì phải trừng trị con người lương thiện, thông minh thì sẽ được đền đáp.