Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện cười "Treo biển" số 7 - 10 Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện cười "Treo biển" hay nhất
Đất nước chúng ta bắt nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp, cuộc sống gắn liền với đồng áng, với trồng trọt chăn nuôi. Truyện cười giúp những người nông dân giải trí Sau mỗi giờ lao động vất vả. Treo biển là một truyện cười đặc sắc vừa mang lại tiếng cười vừa có ý nghĩa giáo dục về cách ...
Đất nước chúng ta bắt nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp, cuộc sống gắn liền với đồng áng, với trồng trọt chăn nuôi. Truyện cười giúp những người nông dân giải trí Sau mỗi giờ lao động vất vả. Treo biển là một truyện cười đặc sắc vừa mang lại tiếng cười vừa có ý nghĩa giáo dục về cách ứng xử trong cuộc sống.
Như chúng ta đã biết tiếng cười là một bộ phận không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Tiếng cười được thể hiện trong truyện cười đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam. Đó là loại truyện kể về những hiện tượng, những loại người đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. Nhiều khi, qua truyện cười và tiếng cười người bình dân muốn gửi gắm những bài học nào đó về cuộc sống. hiện tượng đáng cười là những hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên thể hiện ở hành vi, cử chỉ, lời nói của người nào đó.
Và để có tiếng cười đòi hỏi ta phải phát hiện ra tiếng cười. Và đặc điểm của truyện cười thường rất ngắn. Các yếu tố nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện đều có mục đích là gây nên tiếng cười. Sau tiếng cười ấy hướng những người đọc người nghe chúng ta tới những điều tốt đẹp mà nó đối lập với tiếng cười. Có 2 loại truyện cười Hài hước ( có ý nghĩa mua vui), truyện châm biếm (có ý nghĩa phê phán).
Truyện treo biển kể về một chủ cửa hàng bán cá treo cái biển “Ở đây có bán cá tươi”, khi có người góp ý, ông đã bỏ đi một vài chữ trong tấm biển và cuối cùng là bỏ cả cái biển đi. Truyện mang tình tiết gây cười nhẹ nhàng mà sâu sắc, ý nói lên tính kiên định của con người trong cuộc sống. Chuyện bắt đầu từ tấm biển dược treo ở cửa hàng với nội dung: Ở đây có bán cá tươi. Có thể thấy nội dung tấm biển thông báo đầy đủ các thông tin: Yếu tố chỉ địa điểm “ở đây” là trạng ngữ, Yếu tố “có bán” chỉ hành động, công việc; Yếu tố thứ 3 “cá” là danh từ chỉ sản phẩm được bán của nhà hàng. Yếu tố cuối cùng là tính từ chỉ chất lượng.
Nội dung tấm biển đầy đủ, chính xác, cần thiết cho việc quảng cáo bằng ngôn ngữ. Điều đáng nói ở đây là ông chủ nhà hàng được nghe 4 lời góp ý của khách hàng và ông làm theo cả 4 để cuối cùng ông đem cất luôn cái biển đi. Người thứ nhất nói: “Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề là cá tươi” chủ nhà thấy thế liền xóa chữ tươi đi. Người thứ hai tới bảo: “Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là ở đây”, chủ quán nghe thế lại bỏ chữ “ở đây” đi.
Tấm biển còn lại chữ “có bán cá” và một người khác lại nói: Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “có bán”! và người chủ lại nghe theo, cuối cùng tấm biển còn lại chữ cá. Rồi người cuối cùng lại kêu: Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đền biển làm gì nữa! và tấm biển đó không còn. Bốn lời góp ý đều mang tính cá nhân, chủ quan, bắt bẻ chữ nghĩa. Còn anh chủ quán không có chính kiến và lý lẽ bảo vệ quan điểm của mình. Câu chuyện khiến người đọc phải bật cười về hành động của ông chủ khi ông ta tiếp thu những ý kiến từ bên ngoài vào mà không có sự chọn lọc kĩ lưỡng, ông ta đã tiếp thu tất cả mà không chịu suy nghĩ về những lười nhận xét đó.
Câu chuyện rất khéo léo trong việc răn dạy con người phải có chính kiến riêng của mình, phải có bản lĩnh và kiên định. Không phải người ta nói thế này là sẽ nghe theo thế này mà không phải là thế khác. Mặc dù khi người ta góp ý thì nên nghe, nhưng cũng phải bảo vệ quan điểm và chính kiến của mình. Phải kiên định trong cuộc sống, những người kiên định sẽ là những người thành công dễ dàng hơn.
Truyện “Treo biển” đã cho chúng ta hiểu được, chúng ta phải có lòng kiên định, có chính kiến, có lập trường và phải giữ vừng lập trường của mình. Không thể vội vã thay đổi mà lập trường của mình bị lung lay, méo mó. Trong cuộc sống, làm việc gì cũng phải suy nghĩ kĩ lưỡng, suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định hoặc làm một việc gì đó.