Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Mùa xuân của tôi" số 9 - 10 Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Mùa xuân của tôi" của Vũ Bằng hay nhất
Nhắc đến mùa xuân, con người ta thường hay nhắc đến sự đâm chồi, này lộc, mùa của sức sống, của sắc xuân. Chính bởi vậy mà khi viết về mùa xuân, nhiều nhà văn, nhà thơ hãy dành cho mùa xuân những nét yêu kiều, tươi mới nhưng lại căng tràn nhựa xuân. Phải chăng như vậy mà khi mùa xuân ...
Nhắc đến mùa xuân, con người ta thường hay nhắc đến sự đâm chồi, này lộc, mùa của sức sống, của sắc xuân. Chính bởi vậy mà khi viết về mùa xuân, nhiều nhà văn, nhà thơ hãy dành cho mùa xuân những nét yêu kiều, tươi mới nhưng lại căng tràn nhựa xuân. Phải chăng như vậy mà khi mùa xuân đến, nàng tiên mùa xuân như đang đặt những bước chân đầu tiên xuống mặt đất khiến cho hoa cỏ như bừng tỉnh, cảnh vật đua nhau khoe sắc. Cũng chính bởi sức cuốn hút của mùa xuân mà đến nhà văn Vũ Bằng cũng phải viết nên những tâm tư, tình cảm của mình để gửi gắm đến mùa xuân.
Bài tùy bút “mùa xuân của tôi” được trích từ thiên tùy bút “Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt in” trong tập Thương nhớ mười hai của tác giả Vũ Bằng. Tác phẩm được sáng tác trong những năm tháng kháng chiến oai hùng của dân tộc ta, khi mà đất nước ta vẫn đang bị chia cắt, tác giả phải sống trong vùng địch kiểm soát, bởi vậy mà tác giả phải xa đất Bắc, xa nơi chon rau cắt rồn của mình. Nỗi như quê hương, nhớ gia đình và lòng mong mỏi đến một cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc, đã được tác giả gửi gắm vào những vần thơ. Và niềm hy vọng ấy của tác giả càng được nung nấu khi trong những tháng mùa xuân đầy hy vọng này.
Mở đầu tác phẩm, tác giả không nói ngay lên nỗi nhớ trong lòng mình mà tác giả dẫn người đọc vào bài một cách tự nhiên, không hề gò bó: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
Câu mở đầu của tác giả hết sức tự nhiên, tác giả đã sử dụng từ “ai” để nhấn mạnh. Như một câu hỏi tu từ, ai có thể ngăn cấm được những điều tự nhiên đến như vây: “Ai bảo được non đừng thương nước; ; ai cấm được trai thương gái;…” nhưng điều bình dị ấy thì ai có thê ngăn cấm. Giặc Mỹ sao? Không, giặc Mỹ chỉ có thể cùm trói được thể xác ta, nhưng làm sao chúng có thể trói buộc được tâm hồn ta? Và đó cũng là những nỗi tâm tình mà tác giả muốn gửi gắm. Nhà văn nhớ về đất Bắc, nhớ những cảnh sinh hoạt đời thường, nhớ những nét đặc trưng của con người Bắc: “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cồ gái đẹp như thơ mộng…”
Giọng văn của tác giả nhẹ nhàng mà sao lại dào dạt đến vậy? Bằng một cách vô hình nào đó, tác giả đã đưa chúng ta quay về với những hồi ức đẹp để có thể quên đi những điều thực tại. Trong bài văn, nhà thơ luôn nhấn mạnh mùa xuân của tôi, mùa xuân của tác giả, mùa xuân đang rực cháy trong lòng của một con người xa xứ Bắc. Ấy thế mà mùa xuân ấy thật lạ lung, mùa xuân như đã khắc sâu vào trong tâm hồn của tác giả một nét khác biệt, một nét văn không thể giống với bất kỳ nơi nào: “: Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người cứ căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.”
Mùa xuân như làm con người ta thêm trẻ ra, càng căng tràn sức sống hơn, tim ta cùng đập nhanh và rộn rã hơn. Mùa xuân bao phủ cả đất trời, khiến ta nhìn ai cũng thấy yêu, thấy quý. Mùa xuân đâu chỉ phủ xuống đường phố, mùa xuân len lỏi vào từng ngóc ngách, mùa xuân đến với từng ngôi nhà nhỏ bé của mỗi chúng ta. Để rồi, trên bàn thơ ngày Tết, có đủ sắc xuân và trong ngôi nhà nhỏ bé ấy lại là tình cảm anh em, ông bà, bố mẹ sum vầy. Nhắc đến mùa xuân, tác giả đã sử dụng một giọng văn vừa sục sôi, vừa da diết, lắng đọng, vừa suy tư.
Đến bây giờ, nhà văn lại nhắc đến đất trời vào xuân, đó là sắc đào hơi phai nhưng vẫn căng tràn nhựa sống, đó là những ngọn cỏ mướt xanh mang một mùi hương man mác. Những con chữ dường như thấm đẫm vào trong lòng người đọc, khiến cho người đọc cảm nhận như mùa xuân đang bao quanh mình, như được đắm chìm trong khung cảnh của tác giả, ấy vậy mà tác giả lại viết tiếp: “Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.”
Bài văn kép lại với sự lưu luyến của tác giả, qua đó ta không chỉ cảm nhận được, tác giả không những là người hiểu rõ về mùa xuân đất Bắc mà còn biết trân trọng và nâng niu từng khoảng khắc mà mùa xuân đã đem lại cho con người.