Bài văn phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài "Đoàn thuyền đánh cá" số 4 - 8 Bài văn phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận lớp 9 hay nhất
Tác giả từng gọi bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá” là một "khúc tráng ca”. Đúng vậy, đây là khúc ca đồng vọng khi nhà thơ cùng hóa thân trong niềm vui của người ngư dân lao động với tinh thần làm chủ, trong sự hòa hợp với thiên nhiên kỳ thú, mỹ lệ. Như Xuân Diệu đã ví von bài thơ là "Món ...
Tác giả từng gọi bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá” là một "khúc tráng ca”. Đúng vậy, đây là khúc ca đồng vọng khi nhà thơ cùng hóa thân trong niềm vui của người ngư dân lao động với tinh thần làm chủ, trong sự hòa hợp với thiên nhiên kỳ thú, mỹ lệ. Như Xuân Diệu đã ví von bài thơ là "Món quà đặc biệt vùng mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả cho vào túi thơ Huy Cận". Cảm hứng của bài thơ được cất cánh từ một đêm lao động trên biển. Tác giả đã kết hợp hiện thực và trí tưởng tượng bay bổng, sáng tạo nhiều hình ảnh độc đáo, mới mẻ, giàu sức gợi tả để cuốn hút người đọc vào không khí lao động của người ngư dân trong buổi hoàng hôn tráng lệ xuất bến ra khơi: Vũ trụ từng thời khắc đang vận động, mặt trời "xuống biển như hòn lửa" ...
Những con sóng gợn nét ngang luân chuyển qua lại như then cửa ... cảm tưởng như mặt trời lặn đến đâu, cánh cửa đêm kéo đến đó: "Sóng đã cài then, đêm sập cửa". Một phát hiện mới của Huy Cận là: Người ngư dân ra biển với tâm trạng yên ổn như trở về ngôi nhà ấm cúng của mình. Chính hình ảnh "đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi", trong tiếng hát vừa diễn tả niềm náo nức và khái quát về cuộc sống lao động cần cù của họ. Mạch cảm hứng của nhà thơ giàu chất lãng mạn trữ tình như hòa chung nhịp điệu lao động trên biển đêm, nên đã đặc tả chân dung người ngư dân trên nền của thiên nhiên kỳ thú. Cảnh khoáng đạt của biển trời như quyện với vẻ đẹp của con người lao động dệt nên một bức tranh cẩm tú, rạo rực sức sống, tôn vinh vẻ rỡ ràng của ông chủ biển khơi. Khác với những thi phẩm viết cùng đề tài, ở đây không miêu tả chi tiết thực của công việc đánh bắt cá: Thả lưới, kéo lưới chuyển cá về.... Mà tác giả phát hiện vẻ đẹp mới của người dân chài về một trong triệu triệu buổi thường nhật đánh cá đêm khi biển trời giải phóng…
Ngay từ đầu bài thơ đã hé lộ phút giây náo nức xuất bến, tác giả đã đặt ba sự vật rất khác nhau: "Câu hát, cánh buồm, gió khơi" vào trường liên tưởng mới mẻ để tạo nên hình ảnh đẹp, lạ nhằm biểu đạt sự hăm hở ra khơi của đoàn thuyền. Cũng với cách thức như thế, ông đã chạm nổi vẻ đẹp trong lao động với tư thế làm chủ, với trạng huống tinh thần say mê, khẩn trương làm việc. Bằng những hình ảnh được sáng tạo độc đáo, giàu trí tưởng tượng: “Con thuyền gió làm lái, trăng làm buồm, lướt nhẹ mây cao, biển bằng, dò bụng biển, lưới vây giăng”....đã giúp thi sĩ biến một con thuyền đánh cá hết sức bình thường hàng ngày bỗng chốc thành con thuyền mộng đi trong tiên cảnh bồng lai. Cuộc đánh bắt cá thành một cuộc đánh trận bài bản có trinh sát tình hình "dò bụng biển", có lên phương án tác chiến chi tiết “dàn đan thế thế trận lưới vây giăng". Lao động trên biển dù thời đại nào thì cũng rất đặc thù (ban đêm) và rất cực nhọc.
Nhưng niềm phấn chấn của con người làm chủ cuộc đời, thụ hưởng trọn vẹn thành quả lao động nên người ngư dân đã lao động với một tâm thế hoàn toàn khác. Khám phá ra nét mới mẻ trong đời sống tinh thần của họ nên tác giả để cho nhân vật trữ tình trong tác phẩm xưng “ta”. Đó là một cách cùng giao hòa với niềm kiêu hãnh, tự hào của những con người từng "ta" bé nhỏ hèn mọn trước biển cả hung dữ. Thiên nhiên vẫn đẹp, vẫn tiềm ẩn sóng gió bất thường, nhưng con người đã khác không cầu khẩn thần biển "hô phong hoán vũ" mà tự mình "hát bài ca gọi cá vào" … Dường như đàn cá hiểu được tiếng gọi trìu mến của con người, còn con người thân thiện và chế ngự được muôn loài:
“Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao"
Hàng loạt hình ảnh trong bài là sự thăng hoa của trí tưởng tượng phong phú của thi nhân. Tiếng hát và nhịp gõ thuyền đuổi cá vào lưới đã làm ánh trăng soi trên biển rung động, có cảm tưởng như trăng trên cao giữ nhịp cho tiếng gõ của đoàn thuyền...
"Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lấp lánh đuốc đen hồng"
Tác giả không nhằm liệt kê các loài cá mà để cùng ngư dân "khoe" nguồn sống bất tận, kỳ diệu của biển Đông, làm nên sinh lực của vũ trụ:
"Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long"
Một cách chuyển đổi rất hài hòa, nhà thơ biến loài cá thành một đối tác trữ tình để bỏ ngỏ niềm vui lớn khi con người là chủ nhân của kho tài nguyên thiên nhiên phong phú, biết hòa hợp với sức sống phồn thực của vũ trụ. Toàn bài chỉ có một chi tiết tả thực cảnh kéo lưới. Đây là công việc nặng nhọc nhất của nghề đánh bắt cá. Nhưng cả chi tiết này tác giả cũng không sử dụng bút pháp tả chân mà lại dùng lối khoa trương nên sự miêu tả ấy vẫn nằm trong mạch cảm hứng lãng mạn.
Con thuyền như được thi vị hóa, lướt đi giữa mây cao và biển bằng. Đây là một hình ảnh nối liền hình ảnh người lao động trong đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận từ mặt biển đến chân mây. Trong khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt, tác giả cũng như thả hồn vào đó, thỏa sức sáng tạo và để trí tưởng tượng bay xa. Tác giả coi gió là người lái thuyền, ánh trăng là cánh buồm. Đây là một hình ảnh thơ lãng mạn, thơ mộng. Với hàng loạt những động từ mạnh: “đâu”, “dò”, “đan”, “vây”, “giăng”. Tác giả như muốn nhấn mạnh lại lần nữa tư thế làm chủ và niềm say mê, nhiệt tình của người lao động.
Đặt trong một khung cảnh thiên nhiên có gió, có trăng, ta thấy đây là một buổi ra khơi đẹp, “thuận buồm xuôi gió”. Trong công việc lao động mệt nhọc của mình, những người lao động vẫn cất cao những lời ca tiếng hát. Tiếng hát ca ngợi sự giàu có của biển, mời gọi cá vào. Thể hiện khát vọng đánh bắt được nhiều cá, xây dựng quê hương, đất nước tươi đẹp. Cùng với những tiếng hát lạc quan, yêu đời ấy là âm thanh sóng vỗ vào mạn thuyền, tạo ra những tiếng nhạc trầm bổng, vang vọng trong không gian. Đề cao vai trò của biển, tác giả ví biển như lòng mẹ, luôn nâng bước những đứa con tìm đến nguồn sống.
Mọi công việc trở nên vội vàng hơn khi trời rạng sáng. Mẻ lưới cuối cùng được kéo lên cũng là lúc mặt trời sắp mọc. Những người dân chài phải kéo “xoăn tay” những mẻ lưới nặng. Đây là hành động mạnh mẽ, dứt khoát, kéo bằng cả sức lực. Khi cá đã nằm gọn trong lưới, những người dân chài xếp cá lên thuyền chuẩn bị ra về.