Bài văn phân tích truyện "Thầy bói xem voi" số 10 - 10 Bài văn phân tích truyện "Thầy bói xem voi" hay nhất
“Thầy bói xem voi” là một câu chuyện ngụ ngôn lí thú, không chỉ đem đến tiếng cười nhẹ nhàng mà còn thể hiện những bài học triết lí vô cùng sâu sắc. Câu chuyện và để lại và khơi gợi trong lòng độc giả những ý nghĩa sâu sắc về cách đánh giá và nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong mối ...
“Thầy bói xem voi” là một câu chuyện ngụ ngôn lí thú, không chỉ đem đến tiếng cười nhẹ nhàng mà còn thể hiện những bài học triết lí vô cùng sâu sắc. Câu chuyện và để lại và khơi gợi trong lòng độc giả những ý nghĩa sâu sắc về cách đánh giá và nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ giữa sự cái bộ phận và cái tổng thể.
Câu chuyện đã thể hiện những ý nghĩa triết lí nhân sinh dưới hình thức một câu chuyện vô cùng sâu sắc và sinh động. Đó là câu chuyện về năm ông thầy bói mù rủ nhau đi xem voi, và họ đã dùng tay sờ lên các bộ phận của con voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của con voi nên đưa ra những định nghĩa khác nhau về con voi: như con đỉa, như cái đòn càn, như cái quạt, như cái cột nhà, như cái chổi sể cùn.
Mặc dù sự miêu tả của năm ông thầy đều sinh động nhưng chỉ thể hiện được một bộ phận trên cơ thể của con voi, và sau đó ngồi phán về con voi với sự ngộ nhận rằng mình đã sờ được toàn bộ con voi. Và vì ai cũng cho rằng mình đúng và phủ nhận ý kiến của người khác nên đã dẫn đến sự xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu, tạo nên tiếng cười nhẹ nhàng hài hước, đồng thời thể hiện những bài học sâu sắc.
Thông qua cách “xem voi” bằng cách sờ và “phán” hình thù con voi bằng sự sai lầm chủ quan của bản thân, truyện không nhằm nói về cái mù thể chất, mà muốn nói đến cái mù về nhận thức về cái mù về phương pháp nhận thức của những ông thầy bói. Câu chuyện còn thể hiện sự mỉa mai châm biếm nhẹ nhàng, sâu cay đối với những người thầy bói và nghề bói toán luôn đoán mò một cách phiến diện.
Trong câu chuyện, năm ông thầy bói đã nhìn nhận vô cùng phiến diện về sự vật, trong khi sự vật hiện tượng rộng lớn và bao gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu muốn đưa ra kết luận đúng đắn và toàn vẹn về sự vật hiện tượng thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Đây cũng là bài học về cách tìm hiểu sự vật, hiện tượng mà chúng ta luôn phải áp dụng trong cuộc sống.
Trong truyện, năm ông thầy bói luôn cho rằng mình đúng và phủ nhận ý kiến của người khác, cho thấy bài học về sự lắng nghe tiếp thu ý kiến của người khác, không chủ quan, kiêu ngạo và bảo thủ giữ lấy ý kiến sai lầm của mình. Chẳng hạn như nếu cả năm ông thầy bói kia biết nhận ra rằng mình chỉ sờ được một bộ phận của con voi và góp nhặt ý kiến đúng của người khác thì đã có được sự miêu tả toàn vẹn, một định nghĩa đầy đủ hơn về con voi. Như vậy, để có được nhận thức đúng đắn và toàn diện thì ngoài quá trình tự khám phá của bản thân, chúng ta còn cần học hỏi, tham khảo ý kiến của người khác.
Thông qua cách “xem voi” và “phán voi” của ông thầy bói, chúng ta có thể thấy được không phải ngẫu nhiên mà “Thầy bói xem voi”- tên của truyện ngắn này- cũng là một thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong dân gian cả thời xưa cũng như thời nay hàm ý chỉ sự đoán mò phiến diện, chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn cục.