Bài văn phân tích tác phẩm "Rừng xà nu" số 4 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành hay nhất
Nguyễn Trung Thành còn có bút danh khác là nhà văn Nguyên Ngọc ông viết truyện ngắn "Rừng xà nu" sau những ngày đi tìm kiếm thực tế sáng tác tại núi rừng Tây Nguyên hoang sơ. Truyện ngắn "Rừng xà nu" nhằm ca ngợi những người dân Tây Nguyên kiên cường, trung thành, bất khuất trong ...
Nguyễn Trung Thành còn có bút danh khác là nhà văn Nguyên Ngọc ông viết truyện ngắn "Rừng xà nu" sau những ngày đi tìm kiếm thực tế sáng tác tại núi rừng Tây Nguyên hoang sơ. Truyện ngắn "Rừng xà nu" nhằm ca ngợi những người dân Tây Nguyên kiên cường, trung thành, bất khuất trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.
"Rừng xà nu" là một truyện ngắn chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn, tình cảm và lòng yêu nước vô cùng to lớn của những người dân vùng núi đại ngàn. Tác phẩm chính là một bản hùng ca bi tráng mang đậm tính sử thi viết về những người dân Tây Nguyên gan dạ, mưu trí, yêu nước hơn yêu cả mạng sống của mình. Nhờ có tinh thần bất khuất kiên cường đó mà toàn dân ta mới chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống lại hai kẻ thù xâm lược vô cùng lớn mạnh.
Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm chính là hình ảnh những cánh rừng xà nu. Một rừng xà nu bạt ngàn xanh tươi, trải dài tới hút tầm mắt. Một rừng xà nu mà không cây nào không bị thương, bởi mỗ khi kẻ thù muốn đánh người dân nơi đây chúng đều thả rất nhiều bom đạn trút xuống cánh rừng xà nu. Nên việc xà nu bị thương là điều vô cùng dễ hiểu. Nhưng dù bị thương hay vết thương có khiến cho nhựa cây chảy ra thật nhiều thì những cây xà nu kia cũng không bao giờ chết.
Chỗ vết thương theo thời gian sẽ tạo thành một vét sẹo mà thôi. Không có một loài cây nào ham sống như cây xà nu, nếu một cây to bị gục xuống thì ngay dưới chân nó lại có vài cây con mọc lên. Những cánh rừng xà nu cứ vì thế mà xanh tươi mãi mãi.
Hình ảnh những cây xà nu kia chính là biểu tượng của người dân Tây Nguyên, những con người luôn trung thành với Đảng với cách mạng và Bác Hồ. Những con người Tây Nguyên từ người già như cụ Mết, cho tới Tnú, Mai, Dít và bé Heng đều có tinh thần yêu nước. Những người dân của làng Strá dù ít dù nhiều dù lớn dù bé cũng luôn một lòng hướng về quê hương của mình, có lòng căm thù giặc sâu sắc.
Nhân vật chính trung tâm song song với hình tượng cây xà nu chính là anh Tnú một người anh hùng. Một chiến sĩ cách mạng kiên trung dù trải qua nhiều đau khổ khó khăn trong tình cảm riêng tư nhưng Tnú càng thêm kiên cường và căm thù giặc sâu sắc. Tnú vốn là một cậu bé chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống ba mẹ anh qua đời trong một trận càn quét của giặc.
Tnú được cụ Mết và người dân trong làng Xô Man nuôi dưỡng nên người. Ngay từ nhỏ T nú đã tỏ rõ tinh thần anh dũng, kiên cường của mình, T nú làm liên lạc việc đưa thư cho các chiến sĩ cách mạng, để tránh sự truy đuổi của kẻ thù Tnú thường đi đường mới không đi những con đường mòn dễ đi. Rất nhiều nhiệm vụ khó đã được Tnú hoàn thành. Có lần Tnú bị giặc bắt được chúng tra tấn Tnú nhưng anh vẫn kiên cường không khai mà âm thầm nuốt lá thư vào bụng của mình để bảo đảm an toàn của bức thư.
Ngày còn nhỏ T nú và Mai là bạn thanh mai trúc mã, cả hai được cán bộ Quyết dạy chữ. Mai thông minh học đâu nhớ đó, còn Tnú thì cứ quên hoài nên anh đã lấy viên đá đập vào tay của mình để nhắc nhở mình phải ghi nhớ. Khi lớn lên Mai và Tnú kết hôn họ đã có thêm em bé là kết quả tình yêu của hai người. Nhưng Mai bị bọn tay sai bắt đi tra tấn dã man khiến cho Mai và em bé trong bụng tử vong.
Tnú đau đớn ôm xác vợ con. Anh bị bọn chúng tra tấn dã man và đốt cháy mười ngón tay, nhưng Tnú không hề cảm thấy đau đớn nỗi đau trong lòng anh còn lớn hơn nỗi đau thể xác. Tnú như một cây xà nu trưởng thành bị giặc bắn phá bị thương, nhưng vẫn luôn kiên cường vươn lên và không bao giờ gục ngã.
Truyện ngắn "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một truyện ngắn vô cùng thành công của nhà văn viết về đề tài những người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Hình ảnh những cây xà nu anh dũng hiên ngang tựa như những người dân làng Xô Man bất khuất trung hậu, quả cảm.