Bài văn phân tích tác phẩm "Nhàn" số 4 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm hay nhất
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người có học vấn uyên thâm. Tuy nhiên khi nhắc đến ông là làm mọi người phải nghĩ đến việc, lúc ông còn làm quan ông đã từng dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng đã không thành công nên ông đã cáo quan về quê. Do học trò của ông ...
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người có học vấn uyên thâm. Tuy nhiên khi nhắc đến ông là làm mọi người phải nghĩ đến việc, lúc ông còn làm quan ông đã từng dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng đã không thành công nên ông đã cáo quan về quê. Do học trò của ông đều là những người nổi tiếng nên được gọi là Tuyết Giang Phu Tử. Ông là người có học vấn uyên thâm,
là nhà thơ lớn của dân tộc.
Thơ của ông mang đậm chất triết lí giáo huấn, ngợi ca chí khí của kẻ sĩ ,thú thanh nhàn, đồng thời cũng phê phán những điều sống trong xã hội. Khi mất ông để lại tập thơ bằng tập viết thơ bằng chữ Hán là Bạch Vân am thi tập; tập thơ viết bằng chữ Nôm là Bạch Vân quốc ngữ thi và “Nhàn” là bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Bạch Vân quốc âm thi tập, được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật. Bài thơ ca ngợi niềm vui trong cảnh sống thanh nhàn. Qua đó ta có thể thấy được vẻ đẹp chân chính của ông, nét mộc mạc của làn quê.
“Một mai một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người dến chốn lao xao
Thu ăn năng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến cội cay ta sẽ uống
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.”
Hai câu đề đã khắc họa dược như thế nào một cuộc sống nhàn rỗi
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẫn dầu ai vui thú nào…..”
Ở câu thơ đầu câu thơ đã khắc họa hình ảnh một ông lão nông dân sống thảnh thơi .Bên cạnh đó tác giả còn dùng biện pháp điệp số từ “một” thêm vào là một số công cụ quen thuộc của nhà nông nhằm khơi gợi trước mắt người đọc một cuộc sống rất tao nhãn và gần gũi nhưng không phải ai muốn là có. Từ “thơ thẩn” trong câu hai lại khắc họa dáng vẻ của một người đang ngồi ung dung chậm rãi và khoan thai.
Đặt hình ảnh ấy vào cuộc đời của tác giả ta có thể thấy được lúc nhàn rỗi nhất của ông chính là lúc ông cáo ông về ở ẩn. Và từ “vui thú nào” cũng một lần nữa nói lên đề tài của bài thơ là về cảnh nhàn dẫu cho ai có ban chen vòng danh lợi nhưng tác giả vẫn thư thái. Hai câu thơ đầu đã không chỉ giới thiệu được đề tài mà còn khắc họa tư thái ung dung nhàn hạ, tâm trang thoải mái nhẹ nhàng vui thú điền viên.
“….. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người dến chốn lao sao……”
Hai câu thực của bài thơ ý tác giả muốn nhắm đến cảnh nhàn và sử dụng các từ đối nhau như “ta” _ “người”; “dại” _ “khôn” ; “nơi vắng vẻ”_ “chốn lao xao”. Từ một loạt những từ đối lập đó đã thể hiện được quan niệm sống của tác giả . Nhân vật trữ tình đã chủ động tìm đến nơi vắng vẻ đến với chốn thôn quê sống cuộc sống thanh nhàn mặc cho bao người tìm chốn “phồn hoa đô hội” . hai câu thơ đã đưa ra được hai lối sống độc lập hoàn toàn trái ngược nhau.
Tác giả tự nhận mình là “dại” vì đã theo đuổi cuộc sống thanh đạm thoát khỏi vòng danh lợi để giữ cho tâm hồn được thanh nhàn .Vậy lối sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm có phải là lối sống xa đời và trốn tránh trách nhiệm? Điều đó tất nhiên là không vì hãy đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác chỉ có thể làm như vậy mới có thể giữ được cốt cách thanh cao của mình.
Do Nguyễn Bỉnh Khiêm có hoài bảo muốn giúp vua làm cho trăm dân ấm no hạnh phúc nhưng triều đình lúc đó đang tranh giành quyền lực , nhân dân đói khổ tất cả các ước mơ hoài bảo của ông không được xét tới. Vậy nên Nguyễn Bỉnh Khiêm rời bỏ “chốn lao xao” là điều đáng trân trọng .
“ ….. Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao………”
Hai câu luận đã dùng biện pháp liệt kê những đồ ăn quanh năm có sẵn trong tự nhiên. Mùa nào thức ăn nấy , mùa thu thường có măng tre và măng trúc quanh nhà, mùa đông khi vạn vật khó đâm chồi thì có giá thay. Câu thơ “xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” gợi cho ta cuộc sống sinh hoạt nơi dân dã.
Qua đó ta có thể cảm nhận được tác giả đã sống rất thanh thản, hòa hợp với thiên nhiên tận hưởng mọi vẻ đẹp vốn có của đất trời mà không bon chen, tranh giành .Đăt bài thơ vào hoàn cảnh lúc bấy giờ thì lối sống của NBK thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn thanh cao đó là lối sống tích cực thể hiện rõ thái độ của Bạch Vân cư sĩ.
“……. Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.”
Hai câu luận đã thể hiện dược cái nhìn của 1 nhà trí tuệ lớn, có tính triết lí sâu sắc, vận dụng ý tượng sáng tạo của điện tích Thuần Vu. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm phú quí không phải là một giấc chiêm bao vì ông đã từng đỗ Trạng Nguyên, giữ nhiều chức vụ to lớn của triều đình nên cuộc sống phú quí vinh hoa ông đã từng đi qua nhưng ông đã không xem nó là mục đích sống của ông. Mà ông đã xem đó chỉ là một giấc chiêm bao không có thực và ông đã tìm đến với cuộc sống thanh thản để luôn giữ được cốt cách thanh cao của mình .
Như vậy qua bài thơ ta đã hiểu được quan niệm sống nhàn và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm coi thường danh lợi, luôn giũ dược tâm hồn thanh cao hòa hợp với thiên nhiên, đề cao lối sống của những nhà nho giáo giàu lòng yêu nước nhưng do hoàn cảnh nên phải sống ẩn dật. Bên cạnh đó NBK còn sử dụng ngôn ngữ gần gũi mộc mạc nhưng giàu chất triết lí. Sử dụng khéo léo thể thơ thất ngôn đường luật, điển tích điện cố và cách phép đối thường gặp ở thể thơ Nôm một cách linh hoạt.
Bài “Nhàn” là một bông hoa viết bằng chữ Nôm tuyệt đẹp của Văn học trung đại Việt Nam. Quan niệm sống đề cao vẻ đẹp tâm hồn, lối sống trong sạch của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.