31/03/2021, 15:28

Bài văn phân tích tác phẩm "Lai tân" của Hồ Chí Minh số 7 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Lai Tân" của Hồ Chí Minh hay nhất

Khi ta nói đến Nhật kí trong tù là ta nói đến tập nhật kí bằng thơ của Bác. Trong tập nhật kí bằng thơ này, ta thấy hiện lên một tinh thần thép của người chiến sĩ cách mạng trước cách tù đày. Ta bắt gặp một con người có một niềm khao khát tự do, khao khát chiến đấu với tinh thần và ...

Khi ta nói đến Nhật kí trong tù là ta nói đến tập nhật kí bằng thơ của Bác. Trong tập nhật kí bằng thơ này, ta thấy hiện lên một tinh thần thép của người chiến sĩ cách mạng trước cách tù đày. Ta bắt gặp một con người có một niềm khao khát tự do, khao khát chiến đấu với tinh thần và bản lĩnh của một nhà cách mạng. Ta bắt gặp một tấm lòng nhân đạo bao la với tình thương và lòng bao dung nhân hậu của Người trước mọi đau thương của thể nhân vạn vật, và bên cạnh đó, trong tập nhật kí này ta còn bắt gặp rõ nét cái hiện thực xã hội Trung Hoa dưới thời quân tướng.


Cái xã hội ấy tuy ta còn thấy thấp thoáng cảnh bình yên ả của vùng đất phương Đông. Nhưng trong tập thơ này lại hiện lên hình ảnh một xã hội thối nát và mọt rỗng dưới bàn tay nhơ bẩn của kẻ cầm quyền, nhất là bộ mặt thối nát của nhà tù Trung Quốc. Trong đó bài thơ Lai Tân thể hiện rất rõ nét vấn đề này:


Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc….

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.


Bài thơ tuy ngắn nhưng chứa đựng một dung lượng phản ánh lớn. Trước hết nhà thơ vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn ác, mọt rỗng của nhà tù Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch. Bên cạnh đó bài thơ hiện lên một tiếng cười mỉa mai chua xót cho luật pháp nhà tù ở noi đây. Hai nội dung đó có mối quan hệ mật thiết với nhau và được gắn kết chặt chẽ bằng nghệ thuật trào phúng độc đáo rất Hồ Chí Minh


Trước hết bài thơ Lai tân vạch rõ bộ mặt thật của nhà tù Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch. Như chúng ta đã biết tập Nhật kí trong tù được Hồ Chí Minh sáng tác trong hoàn cảnh bị chính quyền Tưởng Giới thạch bằng một con mắt tinh tế và độc đáo, trong đó có nhà tù Lai Tân:


Giam phòng ban trưởng thiên thiên đố

Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền

Huyện trưởng thiêu đăng viện ông sự

(Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc

Cảnh trưởng tham lam ăn chặn tiền phạm nhân

Trong đèn ông huyện trưởng bàn công việc).


Ba câu thơ đầu của bài thơ cho ta thấy rõ cảnh tượng của nhà giam Lai Tân. Đây là nơi giam giữ những ngừơi phạm pháp, là nơi mà pháp luật thể hiện uy quyền và hiệu lực nhất. Ấy thế mà cảnh đập vào trước mắt ngừơi đọc là gì? Câu thơ thứ nhất hiện lên hình ảnh ban trưởng nhà lao, con người thực thi của pháp luật nhà tù, cai quản tù nhân, thế mà lại là một người chuyên đánh bạc.


Thật là nực cười cái chính quyền ấy đặt ra luật pháp để bắt tội những con người nhỏ bé trong xã hội ấy thì những kẻ thực thi lại giẫm đạp lên. Cái chính quyền ấy bắt giam những con người khốn cùng còn những kẻ thực thi luật pháp của chính quyền ấy thì tha hồ làm bậy. Cảnh tượng này đã được Bác phản ánh trong nhiều bài thơ khác:


Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội

Trong tù đánh bạc đường công khai.

Ở tù con bạc ăn năn mãi

Sao trước không vô quách chốn này.


Như vậy dưới ngòi bút của Hồ Chí Minh, nhà tù Tưởng Giới Thạch không phải là nơi giam giữ và cải tạo tù nhân mà là một sòng bạc với những con bạc đó lại là những người thực thi pháp luật. Những người cờ bạc lén lút ngoài ở ngoài dưới bàn tay giáo dục thì họ có tốt được hay chăng? Tất cả những cái đó đã vẽ lên hình ảnh của nhà tù nơi đây, hình ảnh đó bên ngoài thì nghiêm minh nhưng bên trong thì giả dối, bất công, phi lí. Sang câu thơ thứ hai Hồ Chí Minh tiếp tục cho ta thấy sự thối nát đê tiện của chính quyền nơi này:


Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền

(Cảnh trưởng tham lam ăn tiền của phạm nhân)


Hành động của cảnh trưởng là hành động của một tên ăn cướp, hành động của một tên trấn lột, ăn chặn bẩn thỉu và tàn nhẫn. Trong Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh nói nhiều về vấn đề này:


Hút thuốc nơi này cấm gắt gao

Thuốc anh nó tước bỏ vào bao


Cái nực cười mỉa mai nhất là hành động này lại diễn ra ở chốn ngục tù, giữa cảnh trưởng và tù nhân. Tù nhân thì làm gì có tiền thế mà chúng cũng chẳng tha. Hành động của cảnh trưởng đã nói hết sự thối nát của nhà tù dưới thời Tưởng Giới Thạch. Cái nhà tù đó quan lại là những tên ăn cướp một cách tàn nhẫn và đê tiện. Trong đèn huyện trưởng bàn công việc.


Như trên chúng ta đã phân tích, ban trưởng thì chuyên đánh bạc, cảnh trưởng thì là kẻ cướp ngày, thế còn huyện trưởng thì sao. Thoạt đầu ta cứ tưởng huyện trưởng là con người của công việc, người đang thâu đêm suốt sáng để bàn công việc. Nhưng ta thử nhìn kĩ lại xem nào? Bàn công việc gì mà lại chỉ có một mình thôi? Hay là ngài đang thao thức điều gì? Không! Hình như ngài đang hút thuốc phiện thì phải? Thế đấy, người to nhất thì lại thờ ơ vô trách nhiệm, ngài đang bận nhưng mà bận hút thuốc. Quả là đáng mỉa mai phỉ nhổ cho bộ máy nhà tù nơi này.


Tóm lại, chỉ qua ba câu thơ Hồ Chí Minh đã khái quát được sự thối nát của bộ máy chính quyền nơi đây. Các bộ máy chính quyền ấy chính là bộ mặt của xã hội Trung hoa dưới thời giặc Tưởng. Cái xã hội ấy toàn những con người ăn cướp, cờ bạc, nghiện hút. Nhưng mỉa mai thay lại là những người đứng đầu bộ máy chính quyền luật pháp. Thật là sự mỉa mai ghê tởm xót xa.


Bên cạnh việc phản ánh bộ mặt xấu xa của nhà tù Trung Quốc dưới thời Tưởng giới thạch thì Hồ Chí Minh đã không quên tung ra những tiếng cười mỉa mai chua cay cái xã hội ghê tởm tàn bạo đó. Ba câu thơ đầu tiếng cười bật ra thật bình thản. Dường như ta chỉ thấy nhà thơ thuật lại cảnh mà mắt thấy tai nghe ở nhà tù Lai tân mà không hề tỏ thái độ gì. Chính cái đó đã tạo nên giá trị mỉa mai chua chát.


Ngay ở chốn lao tù được coi là noi nghiêm minh nhất của pháp luật, thế mà lại diễn ra bao cảnh xâu xa bẩn thỉu. Ban trưởng thì cờ gian bạc bịp, cảnh trưởng là tên vô lại, huyện trưởng là kẻ vô tâm xấu xa hút sách. Tất cả những cảnh đó đã nói lên tình trạng thối nát của bộ máy quan lại thời tưởng giới thạch.


Song câu thơ cuối cùng của bài thơ tiếng cười mỉa mai chua xót lại bật lên giòn giã. Nếu như hai câu thơ trên là ba câu thơ tự sự còn câu kết lại phát biểu cảm tưởng của nhà thơ. Trời đất Lai Tân vẫn thái bình. Có gì mâu thuẫn không khi mà ba câu trên nói về chuyện không bình thường của tình trạng nhà tù nơi đây.


Bọn người thực thi luật pháp lại là những tên vô lại xấu xa. Nhưng tại sao trời đất vẫn thái bình? Vậy thái bình là ở Lai Tân là thái bình gì? Phải chăng đó là hiện tượng thái bình giả tạo? Nhưng kì thực đó là lời mỉa mai chua xót. Hóa ra thái bình ở Lai tân là thái bình mà ban trưởng đánh bạc, cảnh trưởng cứ ăn tiền và huyện trưởng cứ chong đèn mà hút thuốc. Cái xã hội ấy vẫn cứ vận hành đều đều như vậy đấy, rất yên ổn, rất thái bình.


Như vậy, bài thơ bật lên tiếng cười mỉa mai, châm biếm sự thối nát của bộ máy chính quyền đã đến mức trầm trọng, đã trở thành phổ biến, trở thành nếp sống, trở thành bình thường đến nỗi kẻ làm bậy mà thái độ cứ như không vậy. Tiếng cười mỉa mai đó đã bật ra từ nghệ thuật trào phúng độc đáo của Bác. Giọng thơ có vẻ bình thản vô cảm nhưng sự mỉa mai đã kích mạnh mẽ vô cùng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0