Bài văn phân tích tác phẩm "Đời thừa" số 4 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Đời thừa" của Nam Cao hay nhất
Đời thừa ‘là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo trước cách mạng. Tác phẩm. không chỉ thành công về mặt nội dung mà đặc biệt thành công về mặt nghệ thuật, nhất là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Nét độc đáo của Nam Cao khi ông xây dựng tính ...
Đời thừa ‘là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo trước cách mạng. Tác phẩm. không chỉ thành công về mặt nội dung mà đặc biệt thành công về mặt nghệ thuật, nhất là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Nét độc đáo của Nam Cao khi ông xây dựng tính cách nhân vật là việc nhà văn để nhàn vật vào những tình huống bộc lộ những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm dữ dội và sâu sắc, Hộ – nhân vật chính của Đời thừa – cũng được xây dụng theo bút pháp như vậy. Trong số những chi tiết tạo tính cách của Hộ thì chi tiết về giọt nước mắt Hộ là chi tiết mang nhiều ý nghĩa sâu sắc nhất. Đây là chi tiết ‘đắt’ nhất tác phẩm, thể hiện sự tinh tế và năng lực sở trường của nhà văn trong việc tìm kiếm và phát hiện những góc khuất của nội tâm con người.
Đời thừa chủ yếu tập trung xoay quánh tấn bi kịch tinh thần của văn sĩ Hộ: đó là bi kịch nghề nghiệp và bi kịch tình thương. Tấn bi kịch ấy sẽ mãi đeo đuổi Hộ cho đến khi giọt nước mắt ở cuối tác phẩm trở thành sự giải thoát cho anh. Trong một truyện ngắn khác cũng viết về đề tài người trí thức nghèo, Nam Cao đã dẫn lời của một nhà văn Pháp như sau: Người ta chỉxấu xa hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ, và nước mắt là một tấm kính biến hình vũ trụ. Tác phẩm ấy được Nam Cao đặt tên là Nước mắt.Giọt nước mắt của những người trí thức đương thời trở thành nỗi ám ảnh đối với nhà văn, đểông đua vào tác phẩm như một chi tiết nghệ thuật độc đáo ởĐời thừa,giọt nước mắt của Hộ là sự tự thức tỉnh, là sự cứu rỗi anh trước những sa ngã. Điều ấy có ý nghĩa quan trọng đối với nhân cách con người.
Hộ là một nhà văn trẻ, nghèo nhưng có hoài bão, có lí tưởng về nghề nghiệp. Anh bỏ qua những lo lắng về vật chất để châm chút cho sự nghiệp của mình. Anh ao ước có một tác phẩm để đời, được giải Nobel và dịch ra mọi thứ tiếng. Và đáng lẽ Hộ sẽcó cơ hội để thực hiện ước mơ của mình nếu như anh không có gánh nặng gia đình. Ây là khi Hộ cưới Từ về làm vợ và những đứa con lần lượt ra đời. Hộcó cả một gia đình phải gánh trên vai. Anh buộc phải thay đổi cách viết để lo cho cuộc sống gia đình. Anh phải viết vội, viết cho nhanh mà không có thời gian sửa chữa. Đó là một thứ văn nhạt nhẽo, vô vị và khiến người ta đọc một lần rồi quên ngay.
Hộ có thể sẽ không quan tâm đến điều ấy nếu như anh là người vô trách nhiệm. Nhưng tiếng nói của một người cầm bút chân chính khiến anh day dứt, đau đớn. Anh tựsỉ vả mình, tự coi minh là một kẻ ‘khốn nạn’, một kẻ ‘bất lương’, bởi cách viết cẩu thảấy là vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp của anh. Song hiện thực cuộc sống không cho anh lựa chọn nào khác. Chuyện cơm áo muôn đời không đùa với những nhà văn nghèo như anh. Anh buộc phải hi sinh khát vọng nghề nghiệp để thực hiện trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình. Bi kịch cứa Hộ là ở chỗ hiện thực cuộc sống không cho phép anh sáng tạo nghệ thuật, đè bẹp ý chí, mài mòn ước mơ của một người sẵn sàng hiến dâng cho nghệ thuật như anh.
Bi kịch nghề nghiệp đã khiến Hộvô cùng đau đớn, nhưng anh lại còn phải chịu đựng một bi kịch thứ hai, đó là bi kịch tình thương. Đối với Hộ, tình thương là nguyên tắc sống, là lẽsống cao đẹp nhất. Nó là ranh giới phân biệt giữa con người và loài vật. Anh coi trọng triết lí sống của mình, rằng kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, kẻ mạnh phải là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai mình. Chính vì vậy, anh đã cúi xuống nỗi đau của một người phụ nữ bất hạnh như Từ, bảo tốn danh dự và mang lại hạnh phúc cho Từ. Đấy là một việc làm cao cả mà người khác khó có thể làm được. Tuy nhiên, để nuôi sống gia đình, anh phải hi sinh nghệ thuật. Và trong anh mơ hồ hiểu rằng cái gia đình nhỏ bé ấy là nguyên nhân của sự đổvỡ nghề nghiệp mà anh đang gánh chịu. Vậy là, vô tình, mọi uất ức trong anh, lúc thì dồn nén. lúc thì bùng lên không gì ngăn nổi. Anh uống rượu, anh tiêu tiền quá mức, anh cáu giận vô cớ. có lúc quát mắng, đánh đuổi vợ con. Hộ đang dần từng bước vi phạm vào nguyên tắc sống. Những việc làm, những hành động của anh đã không còn là biểu hiện của một người coi trọng tình thương nữa rồi.
Hộ cứ mãi như thế nếu không có lần anh mải đi theo bạn và uống rượu say. Khi tinh dậy, anh giật mình sợ hãi khi nhớ ra hôm qua hình như mình đã đuổi vợ con đi. Anh đưa mắt tìm kiếm và nhìn thấy Từ đang ôm con ngủ trên võng. Hộ tuôn trào nước mắt khi nhìn khuôn mặt và dáng hình mềm yếu gầy gò của vợ. Anh nhận ra sai lầm của mình. Không, gia đình không phải là nguyên nhân mọi nỗi bất hạnh của anh. Đấy là nơi anh sống để thực hiện nhân cách con người. Giọt nước mắt ấy không phủi là sự yếu đuối nhất thời trong Hộ mà nó nâng đỡ, bảo vệ nhân cách của anh. Hiện thực cuộc sống không cho phép Hộ thực hiện ước mơ nghề nghiệp, nhưng anh vẫn được làm người theo nghĩa đầy đủ. Nhưng nếu anh tiếp tục vi phạm cả vào nguyên tắc sống thìanh sẽ vượt qua ranh giới của con người. Giọt nước mắt đã thanh lọc tâm hồn anh, cứu anh thoát khỏi những sai lầm bế tắc. Sự thức tỉnh, sám hối ấy chính là quá trình tự đấu tranh của người trí thức trước những cám dỗ của cuộc đời.
Điền trong Nước mắthay Hộ trong Đời thừa là minh chứng cho số phận của người trí thức nghèo trong xã hội đương thời. Giọt nước mắt của những con người ấy trở thành một ‘mã’ nghệ thuật để nhà văn thể hiện ý nghĩa tác phẩm. Trở đi trở lại trong tác phẩm Nam Cao là vấn đề người nghệsĩ chân chính trước hiện thực cuộc sống, và người ta thấy trong đó thấp thoáng cả hình ảnh của bản thân nhà văn. Qua đó nhà văn đã lên án tố cáo xã hội đương thời không tạo điểu kiện cho người trí thức thực hiện ước mơ, nguyện vọng chính đáng của mình, không cho họcó cơ hội được đem tài năng cống hiến cho xã hội, khiến họ phải sống kiếp sống mòn, một cuộc đời thừa.
Nói tóm lại, chi tiết giọt nước mắt của nhân vật Hộ không chỉ là chế tiết để nhà văn thể hiện tâm lí nhân vật mà nó còn chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc. Đối với tác phẩm của Nam Cao, nước mắt không phải là biểu liên của những yếu đuối, đớn hèn, ủy mị mà nó là vũ khí bảo vệ danh dự và nhân phẩm của con người. Chính điều đó đã làm nên một cá tính sáng tạo riêng của nhà văn, một gương mặt không thể trộn lẫn.