Bài văn phân tích tác phẩm "Chạy giặc" số 6 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu hay nhất
Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong một gia đình nhà nho. Khi thực dân Pháp tiến hành đánh chiếm quê hương, trong thời điểm đó ông đã bị mù nhưng nỗi đau đớn của một người dân yêu nước chứng kiến cảnh nước mất nhà tan nên ông đã hình dung tưởng tượng ra thảm cảnh thê lương ấy. Ông đã ...
Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong một gia đình nhà nho. Khi thực dân Pháp tiến hành đánh chiếm quê hương, trong thời điểm đó ông đã bị mù nhưng nỗi đau đớn của một người dân yêu nước chứng kiến cảnh nước mất nhà tan nên ông đã hình dung tưởng tượng ra thảm cảnh thê lương ấy. Ông đã vẽ lên bức tranh đầy máu và nước mắt ở một thời điểm đen tối của dân tộc.
Bài thơ Chạy giặc là bức tranh hiện thực của những ngày đất nước rơi vào nạn xâm lăng và đây cũng là một tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu đối với đất nước.Nhân vật trữ tình đã thể hiện nỗi đau của người dân trong cảnh nước mất nhà tan với những cung bậc khác nhau. Hai câu thơ đầu là lời kể lời tả của nhà thơ về bức tranh hiện thực của cảnh chạy Tây.
Tan chợ vừa nghe tiếng súng tây
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Hai câu thơ đã diễn tả hoàn cảnh bi thảm của nhân dân Nam bộ lúc bấy giờ. Hai câu thơ cho thấy thời gian diễn ra tình ảnh éo le ấy thật nhanh chóng chỉ chốc lát khi mà bọn tay sai lùng sục khi đi qua khu chợ. Đó là thời điểm mới tan chợ, đây là một thời điểm khá vắng vẻ hiu quạnh.
Không gian lúc này như đang chìm vào trong vẻ tĩnh mịch lặng lẽ mọi người còn đang chìm vào trong giấc ngủ trưa thế nhưng tiếng súng đột ngột khiến cho khung cảnh thanh bình đó bỗng chốc tan biến vào quá khứ và một cảnh tượng chạy giặc kinh hoàng và cực kì đau xót. Đó là nỗi đau cũng là nỗi kinh hoàng của nhân dân thành Gia Định Và cũng là của chính tác giả khi mà cảnh tượng đau thương ấy diễn ra.
Cảnh chiến trận đã bắt đầu “một bàn cờ thế” là hình ảnh ẩn dụ nói về cuộc chiến và thế giằng co giữa quân triều đình và quân giặc. Ba tiếng “phút sa tay” thể hiện sự thất thủ của quân triều đình tại thành Gia Định diễn ra quá nhanh chóng. Đằng sau hai câu thơ là nỗi lo lắng và kinh hoàng của nhà thơ trước thảm họa về quê hương đất nước mình bị giặc Pháp chiếm đóng và giày xéo. Hai câu tiếp theo là cảnh chạy giặc chạy loạn trong nỗi kinh hoàng của nhân dân trước thảm cảnh:
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất tổ bầy chim dáo dát bay
Nếu viết “Lũ trẻ bỏ nhà lơ xơ chạy” và “Đàn chim mất ổ dáo dát bay” thì ý vị câu thơ và giá trị biểu cảm sẽ không còn gì nữa! Cặp từ láy “lơ xơ” và “dáo dát” gợi tả sự hoảng loạn và kinh hoàng đến cực độ. Cảnh trẻ con lạc đàn, chim vỡ tổ là hai thi liệu chọn lọc điển hình theo cách nói của dân gian tả cảnh chạy giặc vô cùng thảm thương.
Hai câu thực của bài thơ là một bức tranh cụ thể sinh động thể hiện lại tình cảnh tan tác bi thương của nhân dân khi ấy. Sự xuất hiện của giặc thù quá đột ngột, sự chống chọi của quân ta lại thất bại quá nhanh chóng khiến cảnh dắt dìu gồng gánh nhay chạy loạn càng thật đau lòng. Đang sống hạnh phúc êm ấm bên những người thân, bất chợt giặc thù từ đâu ập đến bắt giết, mọi gia đình đều chưa chuẩn bị gì, chỉ biết hốt hoảng dắt nhau trốn chạy.
Nhà thơ đặc tả cảnh tượng ấy bằng hai chữ hình ảnh lũ trẻ lơ xơ chạy và bầy chim dáo dác bay. Lối đảo ngữ lơ xơ, dáo dác lên trước trong trường hợp này làm nổi bật lên trước mắt người đọc dáng vẻ xơ xác, tan tác của lũ trẻ và bầy chim nhưng cũng khắc họa được tâm trạng hoang mang và ngơ ngác của chúng. Hai câu tiếp theo là cảnh tan thương của một vùng đất bị giặc chiếm đóng.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuộm màu mây.
Một vùng đất vốn được coi là trù phú và khá là sầm uất mà bỗng chốc rơi vào cảnh nhà tan cửa nát, một cảnh tượng tan thương. Bến Nghé và Đồng Nai vốn là một vựa lúa sầm uất trên bến dưới thuyền mà chỉ trong phút chốc đã bị thực dân Pháp phá tan tiền của, tài sản của nhân dân ta bị giặc cướp phá sạch “tan bọt nước”. Nhà cửa xóm làng quê hương nhà thơ bị đốt cháy, lửa khói nghi ngút “nhuốm màu mây”.
Hai hình ảnh so sánh “tan bọt nước” và “nhuốm màu mây” là cách nói cụ thể của dân gian đặc tả cảnh điêu tàn do giặc Pháp gây ra. Hai câu cuối bài thơ thể hiện niềm đau đớn lo toan cho số phận của đất nước dân tộc ta trước cảnh mất nước.
Hỏi trang dẹp loạn này đâu vắng
Lỡ để dân đen mắc loạn này
“Trang dẹp loạn” cũng là trang anh hùng hào kiệt. “Rày đâu vắng”: hôm nay, bữa nay đi đâu mà không thấy xuất hiện? Nhà thơ vừa trách móc quan quân Triều đình hèn yếu, thất trận để giặc chiếm đóng quê hương, vừa mong đợi người anh hùng tài giỏi ra tay đánh giặc để cứu nước, cứu dân thoát khỏi cảnh lầm than. Câu kết chứa đựng biết bao tình yêu thương của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân đang quằn quai với bom đạn giặc.
Bài thơ Chạy giặc được viết bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân dã đậm đặc màu sắc Nam bộ. Phép đối, phép đảo ngữ, ẩn dụ so sánh là những biện pháp nghệ thuật được tác giả vận dụng sáng tạo để viết nên những vần thơ hàm súc, biểu cảm.
Chạy giặc là bài thơ mang giá trị lịch sử to lớn. Nó ghi lại sự kiện đau thương của đất nước ta cuối thế kỷ 19. Nó là bài ca yêu nước căm thù giặc và cũng là khát vọng độc lập, tự do.