Bài văn phân tích tác phẩm "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" số 8 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" của Đỗ Phủ
Nhà thơ Đỗ Phủ là một nhà thơ lớn của nền thi ca Trung Quốc thời kỳ cổ đại. Ông đã để lại nhiều tác phẩm hay có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chạm vào trái tim người đọc. Thơ của ông miêu tả thiên nhiên, cuộc sống con người vô cùng sinh động, tái hiện những mảnh đời người nông dân, những ...
Nhà thơ Đỗ Phủ là một nhà thơ lớn của nền thi ca Trung Quốc thời kỳ cổ đại. Ông đã để lại nhiều tác phẩm hay có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chạm vào trái tim người đọc. Thơ của ông miêu tả thiên nhiên, cuộc sống con người vô cùng sinh động, tái hiện những mảnh đời người nông dân, những số phận cơ cực, có cuộc sống bình thường, giản dị nhưng có sức khơi gợi cảm xúc vô cùng mãnh liệt.
Tác phẩm “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là một tác phẩm hay được tác giả Đỗ Phủ sáng tác khi ông đã từng trải, đã nếm quá đủ mọi hỷ nộ ái ố của cuộc đời, bài ca này thể hiện sự thật tàn khốc của xã hội phong kiến và tình yêu thương của tác giả với con người đồng loại của mình.
Đỗ Phủ đã đi qua những năm tháng tuổi thơ và tuổi trưởng thành nhiều nghèo khó, đau khổ, bần hàn. Cuộc sống gia đình thiếu thốn đủ mọi thứ, cơm không đủ no áo không đủ ấm. Ông và những người thân sống trong một căn nhà tranh ở phía Tây Thành Đô.
Mùa hè khi mưa xuống thì nhà dột nát, ẩm ướt khắp nơi, tới mùa thu gió heo may thổi lùa vào khiến cho căn nhà tranh bị tốc mái, rét buốt. Có lẽ chính những cơ hàn, khốn khổ này đã thành nguồn cảm hứng giúp tác giả sáng tác ra những vần thơ vô cùng lay động lòng người.
“Tháng tám, thu cao, gió thét gào
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta
Tranh bay sang sông rải khắp bờ
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa
Mảnh thấp quay lộn vào mương xa”
Chỉ vài câu thơ nhưng sự tàn khốc, ác liệt của thiên nhiên được tác giả miêu tả vô cùng chân thực “Gió thét gào” thể hiện sự phẫn nộ, của cơn cuồng phong vô cùng ghê gớm. Những cơn gió cuốn bay những lớp nhà tranh được lớp sơ sài, những mảnh lá tránh bay khắp nơi văng xuống bờ sông gần đó, mỗi nơi một ít, khiến cho ngôi nhà tranh trở nên hoang sơ, đã nghèo lại còn nghèo hơn. Những cơn gió, trận mưa cứ thế thi nhau trút xuống làm ướt sũng ngôi nhà, biến những người trong nhà phải co cụm lại với nhau để tìm nơi trú ẩn.
“Môi khô, miệng cháy gào chẳng được
Quay về chống gậy lòng ấm ức”
Nhà tranh bị gió thu pháTrong hoàn cảnh thiên nhiên giận giữ, xã hội thì binh đao loạn lạc, con người dù có thét gào khô môi khản giọng cũng chẳng có ai cứu giúp được, bởi hoàn cảnh của những người dân khác trong xã hội lúc bấy giờ cũng đang khó khăn không kém gì gia đình tác giả.
“Ngoài biên máu chảy thành biển đỏ
Mở cõi nhà vua ý chưa bỏ”
Ở quê hương thì thiên nhiên gào thét, thiên tai đổ xuống đầu người dân lầm than đói khổ. Ở vùng biên cương thì chiến tranh liên miên, cảnh đầu rơi máu chảy, người chết chất cao như núi thể hiện sự loạn lạc trong thời binh đao. Qua hai câu thơ này tác giả Đỗ Phủ cũng muốn tố cáo xã hội, tố cáo tham vọng của nhà vua thời đó khi muốn mở rộng bờ cõi, gây ra những cuộc chiến tranh phi nghĩa nhằm phục vụ lòng tham thống trị của mình. Nhà vua đã không ngần ngại đưa binh lính đi chiến đấu, chiếm đất của những nước láng giềng, gây thiệt hại về người và của.
“Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan
Gió mưa chẳng núng vững vàng như thạch bàn
Than ôi bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt
Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được.
Trong khổ thơ này tác giả đã thể hiện giá trị nhân văn, nhân đạo vô cùng cao thượng, thể hiện nội tâm đầy yêu thương của nhà thơ Đỗ Phủ dành cho những người dân, những đồng bào của mình.Tác giả mong muốn có một căn nhà rộng, nhưng không phải để ở một mình hưởng vinh hoa phú quý, mà để chia sẻ cùng với trăng ngàn kẻ sĩ, những con người khốn khổ khác.
Một căn nhà vững trãi cứng như đá thạch dù mưa gió, sấm chớp cũng không lung lay, không bị tốc mái sụp đổ. Nếu có một căn nhà như vậy ngay trước mắt để dành cho những người tác giả thương yêu, dành cho những người dân khốn khổ thì một mình tác giả chịu ở trong căn nhà tranh nghèo nàn, lụp sụp cũng cam lòng. Ước nguyện này thể hiện sự cao thượng, hy sinh vì người khác riêng mình có thể thiệt thòi cũng không sao, không có vấn đề gì.
Qua những câu thơ này ta thấy được tấm lòng nhân hậu, vị tha của tác giả dù chịu “chết rét” tác giả cũng cam tâm tình nguyện mang lại cuộc sống ấm áp, bình yên cho nhân dân, cho đồng bào xung quanh ông.“Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” tái hiện cuộc sống hiện thực của xã hội của đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ, qua đây tác giả muốn tố cáo tội ác của những người cai trị thời đó, và thể hiện tấm lòng thương dân, yêu đồng bào của mình.