Bài văn phân tích nhân vật Vũ Nương số 5 - 10 Bài văn phân tích nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ
Trong văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm mang tên gọi truyền kì hoặc mang tính chất truyền kí song được tôn vinh "thiên cổ kì bút" thì cho đến này chỉ có một Truyền Kì Mạn Lục của Nguyễn Dữ. Và Trong đó đoạn trích Chuyện người con gái Nam Xương đặc sắc nhất: Đã khắc họa thành ...
Trong văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm mang tên gọi truyền kì hoặc mang tính chất truyền kí song được tôn vinh "thiên cổ kì bút" thì cho đến này chỉ có một Truyền Kì Mạn Lục của Nguyễn Dữ. Và Trong đó đoạn trích Chuyện người con gái Nam Xương đặc sắc nhất: Đã khắc họa thành công số phận của người phụ nữ dưới chế độ xưa.
Truyền Kì Mạn Lục là lọai văn chuyên ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền. Cho nên trước đó Chuyện người con gái Nam Xương cũng đã được lưu truyền rộng rãi trong chốn dân gian. Hẳn không mấy ai không biết đến hai bài thơ viếng thăm nàng vũ thị trong hồng đức quốc âm thi tập. Hai bài thơ đó chứng tỏ rằng câu chuyện bi thảm về người đàn bà họ Vũ vợ chàng Trương là có thật. Đã được dân gian lưu truyền. Nhưng không phải Nguyễn Dữ chỉ có làm công việc đơn giản: Biển chép lại cho đúng một chuyện kể đã có sẵn từ những năm tháng trước đó mà còn phải nhào nặn lại câu chuyện làm cho nó gần gũi với người đọc, mang dấu ấn của thời đại mình.
Truyện mở đầu bằng dòng chữ "Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương ..." Tên tuổi, quê quán của nhân vật chính đã được giới thiệu rõ ràng như thế. Chứ không giống như những nhân vật khác: Chàng họ Trương, ông họ Phan. Thật lạ!. Vũ Thị Thiết là người duy nhất trong truyện được nêu đầy đủ họ tên, danh tính để lưu truyền cho hậu thế. Nhưng Vũ Thị Thiết chỉ là một người đàn bà bình thường, thuộc giới nghèo hèn "vốn con kẻ khó", dung mạo thì không có gì đặc biệt. Vậy mà nàng đã là một nhân vật lưu truyền nơi hậu thế. Có lẽ Nguyễn Dữ đã có những nhận thức tiến bộ về xã hội. Những ràng buộc khuôn pháp đã không còn vững chắc trong tâm trí ông. Ông quan tâm đến đời sống của mọi người chứ không còn mải mê tìm cảm hứng văn chương trong đội ngũ những người quý phái hay tuyệt sắc giai nhân nữa.
Phải Chính từ quan niệm đó Nguyễn Dữ đã cho ra đời một mẫu người phụ nữ lí tưởng, tuy không phải là giai nhân những lại hội tụ những đức tính phẩm chất tốt đẹp cần có ở người phụ nữ Vũ Thị Thiết! "tính tình thùy mị nết na lại thêm tư Dung tốt đẹp" Tuy tác giả đã nói rằng hai yếu tố bên trong và bên ngoài của nàng đều vẹn tòan. Chẳng khác nào Kiều xưa kia. Thế nhưng càng vào sâu trong tác phẩm ta mới nhận ra rằng. Chữ dung đã thua chữ tài.
Sau mấy lời giới thiệu đầu tiên, thì trong toàn truyện sẽ không còn những câu nào miêu tả vẻ đẹp bên ngoài của nàng ta nữa. Vũ Nương đã chiếm được vị trí trong lòng chúng ta không phải là do tư dung mà do phẩm hạnh. Phẩm chất ở đây không như cô gái hái dâu Ỷ Lan hay ả đào nương diệt giặc miền Tiên Lữ. Phẩm chất Vũ Nương là về gia đình. Từ khi về nhà chồng Vũ Nương luôn tỏ ra là một người con dâu hiểu thảo, đảm đang, hay làm, biết tính chồng hay ghen Vũ Nương luôn cố gắng không để cho vợ chồng thất hòa, rồi còn lo lắng thuốc thang và ma chay tế lễ đầy đủ cho mẹ chồng nữa Vũ Nương đã làm tất cả để giữ gìn, vun vén cho hạnh phúc của gia đình. Thật là một con người tiêu biểu cho công dung ngôn hạnh ở xã hội xưa.
Trong xã hội xưa vai vế người phụ nữ trong gia đình thường là thấp hèn nhất. Mẹ chồng kiếm con dâu chỉ cốt để đày đọa, hay kiếm đứa cháu nối dõi tông đường. Cho nên mẹ chồng và con dâu thường thất hòa, không dễ hòa thuận. Nhưng trong tác phẩm ta lại thấy Vũ Nương được chính người mẹ chồng này tô đậm phẩm giá của mình. Những lời khen này càng trở nên ý nghĩa hơn, có giá trị hơn gấp bội "Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng thành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ"
Đúng là như thế. Vũ Nương thật là một người con gái tài sắc vẹn tòan. Sống trên đời không để phụ ai, luôn đối xử ân cần với mọi người. Vậy mà người con gái Nam Xương ấy đã bị phụ. Tai họa bỗng chốc ập đến. Thật đột ngột! Thật nhanh chóng! Đến khó tin kì lạ. Mới ngày nào người con gái ấy còn thổn thức cùng chồng những lời nói thiết tha đẫm lệ: "Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình thương người đất khách!. Dù có thư nghìn hàng cũng không sợ cánh hồng bay bổng "Mới ngày nào cuộc tiễn biệt đầy vương vấn nhớ nhung" Ngước mắt cảnh vật vẫn như cũ mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san!". Những câu viết không vượt khỏi ước lệ văn chương một thuở nhưng lại có sức lay động lòng người lạ thường!. Vì những tình cảm ấy rất chân thành.
Vậy mà trời đã phụ lòng người chỉ "qua năm sau" thôi tất cả đều tan nát. Thay cho Trăng, cho Liễu, cho "cánh hồng bay bổng" và mối tình muôn dặm quan san chỉ còn là nỗi nghi ngờ, những lời mắng nhiếc đánh đập đến thậm tệ. Công lao nuôi con dưỡng mẹ, làm tròn bổn phận con dâu đều đổ xuống sông xuông biển, tới mức "không còn có thể lại lên núi Vọng Phu nữa" Nhưng đáng buồn thay! Tai họa này chỉ do một lí do không đáng nói!. Do cái bóng!. Vì nhớ chồng, con lại xa cách cha lâu ngày nên nàng chỉ còn biết nói cái bóng là Cha Đản. Và lòng nàng cũng xem nó là chồng. Thế là bé Đản ngây thơ nên đã tin cái bóng đó là sự thật. Và cứ lầm tưởng rằng cha mình đêm nào cũng đến mẹ Đản đi cũng đi Mẹ Đản ngôi cũng ngồi. Và khi qua tai Trương Sinh thì những lời nói hồn nhiên đó lại trở thành sự thật. Cái bóng thành người. Hại cho đời người con gái tài sắc.
Chắc hẳn trong các tác phẩm văn học, Có được sự sáng tạo tài tình tinh sảo như chi tiết về chiếc bóng oan nghiệt này sẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay một sự song trùng thật kì ảo thật đáng ngạc nhiên. Bóng dần biến thành người. Cái thực lẫn lộn pha trộn cái hư, cái giả chập chờn trong cái thật. Không phải là người vợ cũng thiết tha với hạnh phúc của một gia đình được sum vầy, đoàn tụ Vũ Nương không thể nào nghĩ ra trò chơi này. Nào ngờ chính nó đã làm tan nát đời nàng. Khi trỏ cái bóng in trên vách chắc hẳn người thiếu phụ chỉ muốn nguôi đi cảm giác con mình đang sống vắng cha. Nhưng hóa ra chính vì thế mà nàng đã mất chồng, Đản đã mất mẹ. Nếu truyện được kể thật đúng theo trình tự thời gian thì chi tiết chiếc bóng phải được kể trước khi Trương Sinh chở về. Nhưng không ngờ Nguyễn Dữ lại tài hoa đến như vậy. Đã ém ngẹm lại cái chi tiết giật gân ấy. Rồi bùng nén ra ở một vị trí thích hợp đã gây ra bão giông, khuấy lên sóng gió. Không còn gì để ngăn được cơn tức tối của kẻ có tính hay ghen Trương Sinh khỏi nổ bùng. "Thú vui nghi gia nghi thất, hạnh phúc duy nhất, niềm mong ước duy nhất của một đời Vũ Nương trong phút chốc trở nên hoàn toàn tan vỡ. Bình đã rơi, trâm đã gãy, liễu đã tàn trước gió, sen đã rũ trong ao, người thiếu phụ chung tình mà bạc mệnh chỉ còn có thể tìm đến cái chết để giãi bày tấm lòng trong trắng của mình
Nàng đã gieo mình xuống sông Hòang Giang tự vẫn. Và người đời sẽ lưu truyền thêm một tấm bi kịch về số phận người phụ nữ. Tấm bi kịch về cái đẹp bị chà nát phũ phàng. Tấm bi kịch này là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ vũ phu của gã đàn ông và luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác hủ bại. Nàng đã gặp một người chồng tuy là con nhà hào phú song ít học lại đa nghi đến mức ghen tuông mù quáng nên không thể nhận ra sự hoàn hảo trong phẩm hạnh của nàng. Rõ ràng sự khiếm khuyết trong tính cách của nhân vật Trương Sinh đã dồn nàng đến bước đường cùng. Giá như Trương Sinh bình tĩnh tìm hiểu một chút thôi thì tấm bi kịch chết người kia sẽ không thể xảy ra. Nhưng đó chỉ là giá như thôi vì Nguyễn Dữ đã đặt dấu chấm than cho mọi sự đã rồi.