Bài văn phân tích nhân vật "Thạch Sanh" số 7 - 10 Bài văn phân tích nhân vật "Thạch Sanh" trong truyện cổ tích "Thạch Sanh" hay nhất
Dân tộc Việt Nam ta có kho tàng truyện cổ tích đồ sộ và đầy phong phú. Nhưng có một nhân vật đặc biệt ắt hẳn đã lưu dấu khó quên trong tâm trí người đọc. Đó chính là nhân vật Thạch Sanh trong tác phẩm cùng tên. Trong câu chuyện, tác giả dân gian lấy nhân vật chính – Thạch Sanh – làm ...
Dân tộc Việt Nam ta có kho tàng truyện cổ tích đồ sộ và đầy phong phú. Nhưng có một nhân vật đặc biệt ắt hẳn đã lưu dấu khó quên trong tâm trí người đọc. Đó chính là nhân vật Thạch Sanh trong tác phẩm cùng tên. Trong câu chuyện, tác giả dân gian lấy nhân vật chính – Thạch Sanh – làm trung tâm và kể về những sự việc, sự vật xoay quanh chàng. Những sự vật, sự việc ấy bao gồm những thăng trầm Thạch Sanh đã phải trải qua để vươn tới vạch đích cuối cùng mang tên “hạnh phúc”.
Thạch Sanh đã thể hiện được đầy đủ các đức tính tốt đẹp theo tiêu chuẩn của nhân dân ta và đồng thời cũng giúp người đọc nhận ra được cái tốt cái xấu và lòng ưa chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích hình ảnh nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”
Thạch Sanh là con của một đôi vợ chồng già, nghèo và hiếm muộn. Vốn Thạch Sanh là con của Ngọc Hoàng nhưng vì Ngọc Hoàng rủ lòng thương với đôi vợ chồng ấy mà đã phái Thạch Sanh đầu thai xuống làm con của họ. Cách chàng được có mặt trên đời cũng không hề bình thường như những đứa trẻ khác, người mẹ đã phải mất vài năm mang thai rồi mới sinh ra được Thạch Sanh. Nhưng cậu bé Thạch Sanh chỉ mới kịp khôn lớn thì mẹ cậu đã qua đời. Không còn người thân, chàng phải sống cô đơn dưới gốc đa và hành nghề đốn củi để kiếm cái mưu sinh.
Tuy vậy, Thạch Sanh lại được các thiên thần xuống dạy bảo cho võ nghệ và cả những phép thần thông. Ngay từ ban đầu câu chuyện, người đọc có thể thấy rằng, cách Thạch Sanh được sinh ra và sống là bản hòa ca giữa sự bình thường và phi thường. Cha mẹ Thạch Sanh chỉ là những con người lao động nghèo, hiền lành, tử tế và có lòng tốt với mọi người – đấy chính là điều bình thường – điều mà vô cùng sát và giống với nhân dân Việt Nam thời xưa.
Còn điều phi thường nằm đằng sau những thứ bình dị kia chính là ở cái xuất thân khác thường của chàng – thái tử được phát xuống nhân gian, ở chỗ cách chàng được sinh ra sau khi ở trong bụng mẹ vài năm mới chào đời và còn đặc biệt ở chỗ là chàng được dạy bảo võ nghệ và phép thuật bởi các thiên thần. Những điều phi thường này đã báo hiệu cho những chuỗi hành động kỳ diệu chàng thực hiện về sau. Hơn nữa cũng chính là những tín hiệu mở ra nội dung chính của câu chuyện, tăng tính thu hút của câu chuyện hơn.
Vốn con đường đến vạch đích hạnh phúc không hề dễ dàng, Thạch Sanh cũng phải vượt qua vô vàn thử thách để đến được vạch đích ấy. Đầu tiên, chàng bị mẹ con Lý Thông xúi dại đi canh miếu thờ chằn tinh. Không chỉ có thế, chàng lại còn bị tên Lý Thông bịp cứu công chúa. Kết quả, chàng bị chôn vùi dưới hang sâu. Nhưng không vì thế mà Thạch Sanh bỏ cuộc.
Trong lúc đang ở tận cùng của thế giới, chàng đã cứu được thái tử của vua Thủy Tề và rồi được ban thưởng một chiếc đàn thần. Tưởng chừng kết liễu được chằn tinh và đại bang là xong, ai ngờ chàng con bị hồn của chúng báo thù khiến chàng bị oan ức phải vào ngục tối. Nhưng rồi chàng đã lấy món quà mà từ vua Thủy Tề của mình – chiếc đàn thần – để giải cứu bản thân và còn đảo lên rõ bộ mặt thật đầy xấu xa của 2 mẹ con nhà Lý Thông đồng thời giúp công chúa có lại được giọng nói.
Sau cùng, chàng cũng đã kết duyên được với công chúa. Mặc dù độ khó những thử thách mà Thạch Sanh phải trải qua đều tăng dần nhưng thành tích và thành quả nhận được không hề tỉ lệ nghịch mà còn tăng theo. Ta có thể dễ dàng thấy được con người của Thạch Sanh – là một chàng trai lương thiện, trung thực và luôn đặt sinh mạng, cuộc sống của người khác lên trên bản thân mình.
Ta còn thấy được sự bao dung độ lượng của Thạch Sanh qua cách chàng hành xử với mẹ con Lý Thông. Chàng không hề phạt hay giam cầm họ hay đối xử tệ bạc với họ mà còn tha cho họ về quê. Thạch Sanh thật sự là một con người hoàn hảo, mang đầy đủ mọi đức tính, lý tưởng tốt đẹp, luôn chiến đấu cho cái thiện, dẹp cái ác.
Chưa dừng lại ở đó, Thạch Sanh đã hoàn thành trọn vẹn vai trò trở thành biểu tượng của sự hòa bình và tấm lòng nhân đạo. Điều đó được hiện rõ nhất ở trong thử thách cuối cùng của Thạch Sanh. Chàng không cần phải dùng đến bạo lực hay vũ lực. Chỉ với lòng chân thành và năng lực của mình, chàng cất lên tiếng đàn thần khiến quân địch “ “bủn rủn chân tay, không còn nghĩ được gì tới việc đánh nhau nữa”. Không dừng lại ở đó, Thạch Sanh còn đem cơm từ niêu thần ra đãi những kẻ địch bại trận.
Các tác giả dân gian đã tạo xây được nhân vật Thạch Sanh với cốt truyện hết sức mới lạ đầy thu hút với hai bên đối lập mà Thạch Sanh là đại diện cho cái tốt, cái thiện. Tác phẩm được kết thúc với kết cục thường thấy ở các truyện cổ tích – một kết thúc có hậu. Đó là, một kết thúc đầy viên mãn với nhân vật hướng về cái thiện là Thạch Sanh. Điều ấy hoàn toàn phản ánh đúng ước mơ, mong muốn của nhân dân về quan niệm ác giả ác báo, ở hiền gặp lành.
Truyện cổ tích Thạch Sanh vừa thu hút người đọc lại vừa mang đến những tình tiết bất ngờ, khác lạ. Trong tác phẩm, Thạch Sanh đã được tạo hình thành một người hùng lý tưởng về mọi mặt, từ nhân phẩm cho đến năng lực. Các tác giả đã gửi gắm qua chàng những giấc mộng, lòng tin về đạo đức, sự công bằng và bình đẳng ở xã hội và hơn nữa là gửi gắm qua câu chuyện đức tin về sự nhân đạo và lòng ưa chuộng sự yên bình, hòa bình của dân tộc ta.