31/03/2021, 15:34

Bài văn phân tích nhân vật Lục Vân Tiên số 5 - 10 Bài văn phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" lớp 9 hay nhất

Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" là đoạn trích thể hiện gần như rõ nét nhất nét hào sảng, vô tư khi thực hiện những hành động chính nghĩa của Lục Vân Tiên. Hình ảnh của con người chính trực, nhân nghĩa cũng là hình tượng người anh hùng lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu muốn ...

Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" là đoạn trích thể hiện gần như rõ nét nhất nét hào sảng, vô tư khi thực hiện những hành động chính nghĩa của Lục Vân Tiên. Hình ảnh của con người chính trực, nhân nghĩa cũng là hình tượng người anh hùng lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu muốn thể hiện trong tác phẩm này.


Trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", Lục Vân Tiên là một con người hết mình vì nghĩa, vì dân mà ra tay trừ bạo tàn, bọn cướp hung ác:


"Vân Tiên ghé lại bên đàng

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô"


Trước khi lên kinh ứng thí, Lục Vân Tiên muốn về nhà thăm cha mẹ. Trên đường đi Lục Vân Tiên đã gặp một chuyện bất bình- đó là sự hoàng hành hung bạo của bọn cướp Phong Lai với những người dân vô tội.Chứng kiến cảnh ấy, không hề mảy may suy nghĩ, không so sánh tương quan lực lượng giữa mình với tên cướp mà đã " nhằm làng xông vô", hành động "xông vô" ấy thể hiện tinh thần chính nghĩa cao đẹp, vô tư, hoàn toàn xuất phát từ trách nhiệm, từ tấm lòng chứ không hề tính toán chuyện thiệt hơn hay mong ngày báo đáp.Để đối phó với bọn cướp hung tàn, Vân Tiên đã tiện tay " bẻ cây làm gậy",hành động này vừa cho thấy tình thế cấp bách, vừa cho thấy cái khẩn trương, nhanh nhạy, dứt khoát của hành động đầy nghĩa hiệp này.


"Kêu rằng bớ đảng hung đồ

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân"


Xông vào giữa đám cướp, Vân Tiên đã hô to lời mắng chửi đối với bọn cướp, gọi chúng là "bớ đảng hung đồ", kết tội chúng "làm thói hồ đồ hại dân". Lời nói của Vân Tiên không chỉ thể hiện quan điểm chính nghĩa mà còn như một tuyên ngôn sống đanh thép, không được mang lại đau khổ cho con người bằng bất kì hành động nào, dưới bất kì hình thức nào.Những hành động bạo tàn, phi lí thì càng đáng lên án.


"Vân Tiên tả đột hữu xông

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang

Lâu la bốn phía vỡ tan

Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay

Phong Lai trở chẳng kịp tay

Bị Tiên một gậy thác rày thân vong"


Hành động của Vân Tiên cũng được Nguyễn Đình Chiểu mô tả với những hình ảnh thật đẹp "tả đột hữu xung". Tuy không được tận mắt chứng kiến nhưng người đọc cũng có thể liên tưởng đến những hành động nhanh nhạy,những bước chân linh hoạt, khi qua phải khi sang trái làm toán cướp không kịp trở tay " bốn phía vỡ tan", "tìm đàng chạy ngay". Đối với tên đầu xỏ của toán cướp là Phong Lai cũng bị Vân Tiên trừng phạt một cách thích đáng "thác rày thân vong"


Sau khi đã dẹp tan quân cướp,Vân Tiên đã rất ân cần hỏi thăm người bị nạn, hình ảnh mạnh mẽ quyết liệt khi chiến đấu đã bỗng chốc trở thành hình ảnh của một người nam nhi ân cần, chu đáo khi quan tâm đến người bị nạn.


"Dẹp rồi lũ kiến chòm ong

Hỏi: "Ai than khóc ở trong xe nầy?"


Tuy rằng cuộc chiến diễn ra rất ác liệt vì Vân Tiên phải một thân một mình đối chọi với một toán quân cướp nhưng khi đã giành thắng lợi,đánh đuổi được quân cướp thì Vân Tiên không hề kể nể chiến công mà chỉ coi bọn cướp là " lũ kiến chòm ong", và đối tượng mà chàng quan tâm chính là tiếng khóc vọng từ trong xe. Điều này chứng tỏ hành động của chàng không chỉ xuất phát từ tinh thần chính nghĩa mà còn bởi tình yêu thương sâu sắc dành cho con người. Lục Vân Tiên là một nho sinh nên những hành động đều rất chuẩn mực,mang đậm phong cách của nhà Nho xưa:


"Khoan khoan ngồi đó chớ ra

Nàng là phận gái ta là phận trai"


Khi Kiều Nguyệt Nga- người con gái gặp nạn được Vân Tiên cứu giúp tỏ ý muốn diện kiến và cúi lạy để cảm tạ thì Lục Vân Tiên đã kiên quyết từ chối, chàng đề cao tư tưởng " nam nữ thụ thụ bất thân" làm hiện lên hình ảnh con người sống khuôn phép, có phần hơi cứng nhắc nhưng cũng thấy được vẻ rất dễ thương của chàng. Lí do Vân Tiên kiên quyết không chịu nhận sự đền ơn của Nguyệt Nga bởi chàng luôn tâm niệm:


"Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng"


Theo chàng, làm việc nghĩa mà mong được trả ơn thì há chẳng phải "phi anh hùng" sao.Chàng làm việc nghĩa, cứu giúp dân lành là xuất phát từ tấm lòng thiện lương, từ tình thương vô tận đối với con người.Hình ảnh của chàng hiện lên trang thơ sáng bừng khí chất của người anh hùng, lấy việc nghĩa làm trách nhiệm,không màng ơn nghĩa, báo đáp "Làm ơn há dễ trông người trả ơn"


Như vậy, dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ,bằng những chất liệu mộc mạc, bình dân nhất, Nguyễn đình Chiểu đã xây dựng thành công nhân vật Lục Vân Tiên khiến cho nhân vật trở lên trân thật, sinh động,có sức hấp dẫn với người đọc.Mặt khác, thông qua nhân vật này, nhà văn cũng bày tỏ khát khao về một xã hội công bằng, chính nghĩa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0