Bài văn phân tích nhân vật Huấn Cao trong "Chữ người tử tù" số 7 - 10 Bài văn phân tích nhân vật Huấn Cao trong "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, trước cách mạng tháng tám ông coi cái đẹp như là một thứ tôn giáo riêng của mình, ông tìm về cái đẹp ở thời vang bóng. Đó có thể là thú thưởng trà, ngắm trăng cầu kì, là cách ăn kẹo mạch nha,… tất cả đều được ông nâng lên một tầm cao ...
Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, trước cách mạng tháng tám ông coi cái đẹp như là một thứ tôn giáo riêng của mình, ông tìm về cái đẹp ở thời vang bóng. Đó có thể là thú thưởng trà, ngắm trăng cầu kì, là cách ăn kẹo mạch nha,… tất cả đều được ông nâng lên một tầm cao mơi. Trong những thú vui đó không thể không nhắc đến thú vui chơi chữ tao nhã được Nguyễn Tuân tái hiện trong tác phẩm Chữ người tử tù với nhân vật Huấn Cao. Tác phẩm không chỉ nói về một thú vui tao nhã mà còn nói lên cốt cách, khí chất của một con người tài hoa là Huấn Cao.
Huấn Cao là một nhà Nho, một chí sĩ yêu nước. Trong tác phẩm, Nguyễn Tuân không nói về học vấn của ông nhưng người đọc đã phần nào đoán định được tài năng văn chương kiệt xuất của ông. Nguyễn Tuân chỉ đề cập đến cái viết chữ đẹp đẽ, vuông vắn nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn của ông Huấn: “chữ ông đẹp lắm, vuông lắm”, có chữ ông treo ở trong nhà là niềm vinh dự, hạnh phúc của bất cứ ai. Và viên quản ngục cũng khao khát có được chữ của ông Huấn Cao. Trong những ngày Huấn Cao trong ngục, quản ngục đã có thái độ và cái nhìn biệt nhỡn với riêng ông.
Khác với phong tục nhận tù nhân ngày thường, viên quản ngục đón những người tù mới bằng cặp mắt hiền lành “lòng kiêng nể, tuy cố giữ kin đáo mà cũng đã rõ quá rồi”. Quản ngục, kính trọng, nể phục tài năng cũng như cốt cách của ông Huấn. Huấn Cao không chỉ viết chữ đẹp mà ông còn có tài võ. Con người này quả là chỗ tuyệt mĩ, văn võ song toàn. Xưa nay con người ta được văn mất võ, được võ mất văn, mấy ai được như ông Huấn, toàn vẹn ở cả hai. Đây quả là con người tuyệt mĩ, hoàn hảo.
Mộng lớn không thành, Huấn Cao bị bắt, giam vào ngục và chờ ngày bị xử chém. Vậy nhưng thử thách đó cũng là cơ hội để ông bộc lộ những vẻ đẹp khác của bản thân: vẻ đẹp của khích phách kiên cường và thiên lương trong sáng. Chữ Huấn Cao đẹp và là một báu vật đối với mọi người nhưng trước giờ ông chưa bao giờ vì bị đe dọa bởi quyền lực hay bị mê hoặc bởi tiền bạc mà cho chữ ai bao giờ. Đối với ông cho chữ là một việc thiêng liêng, bởi vậy cần phải tìm được đúng người biết nâng niu, trân trọng thì mới có thể cho chữ.
Là một người theo con đường Nho học, nhận thấy những bất công, ngang trái của thời đại, Huấn Cao đã dám lựa chọn một con đường khác, khởi nghĩa để chống lại triều đình thối nát. Khởi nghĩa thất bại, bị bắt ông đến nhà giam trong tư thế hiên ngang, bất khuất. Đứng trước tên quản ngục, ông không hề khúm núm, sợ hãi, động tác dỗ gong mạnh mẽ dứt khoát, bất chấp những lời đe dọa của lính ngục: “Huấn Cao lanh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gong xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Hành động Huấn Cao cùng các bạn tù giỗ gông. Huấn Cao ở vị trí đầu thang gông – ngay trong tình thế bi đát vẫn đứng ở vị trí chủ soái.
Ông bình thản đón nhận trước sự biệt đãi của viên quản ngục. Không những vậy, Khi viên quản ngục xuống tận phòng giam hỏi han ân cần, chu đáo, Huấn Cao tỏ ra khinh bạc đến điều: “Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Trước quản ngục – người đại diện cho uy quyền, cho luật pháp lúc bấy giờ ông không hề sợ hãi, ông không sợ nhà tù, những món đòn roi mà chúng hành hạ, ngay cả khi nhận được tin xâu, mai sẽ bị giải đi để thi hành án chém, Huấn Cao vẫn bình tĩnh mỉm cười. Ông quả là một con người dũng cảm, có tinh thần gang thép, quả đáng để cho người ta ngưỡng mộ.
Đằng sau một con người gang thép, bản lĩnh còn là hình ảnh một Huấn Cao có thiên lương trong sáng, một tấm lòng đầy dịu dàng. Khi biết được tâm nguyện hết sức cao đẹp của viên quản ngục, Huấn Cao đã không ngần ngại mà lập tức đồng ý cho chữ, ông ân hận thực lòng: “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao cảm động thực sự trước tấm lòng của viên quản ngục, bởi có mấy ai trong hoàn cảnh đề lao chỉ có lừa lọc và tàn nhẫn mà vẫn như được sở thích trong sáng, đẹp đẽ đến vậy. Có lẽ trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời, Huấn Cao đã tìm được cho bản thân người bạn tri âm, tri kỉ biết quý trọng và nâng niu cái đẹp.
Phẩm chất đẹp đẽ đó của Huấn Cao đã một lần nữa được tỏa sáng, được thể hiện trọn vẹn trong cảnh cho chữ, cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Thông thường người ta cho chữ và xin chữ ở những nơi sạch sẽ, yên tĩnh, tôn nghiêm, trang trọng. Cảnh cho chữ và xin chữ trong tác phẩm diễn ra ở nhà tù tối tăm, bẩn thỉu, xưa nay chỉ tồn tại cái xấu và cái ác, và đây cũng là đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao chịu án tử hình. Ông đã dành những gì tinh hoa, đẹp đẽ nhất để viết lại những dòng chữ cuối cùng để lại cho đời.
Trong khung cảnh tối tăm, ẩm thấp ấy, một người tù cổ đeo gong, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên miếng lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ. Những người đứng bên cạnh khúm núm trước đại diện của cái đẹp, của thiên lương, họ trân trọng, nâng niu từng con chữ mà ông Huấn viết lên. Những con người đó đã bị cái đẹp chinh phục hoàn toàn. Không chỉ vậy, Huấn Cao còn mang đến sự cảm hóa chưa từng có đến quản ngục, khuyên quản ngục hãy rời xa nơi này, để giữ cho thiên lương dược lành vững, ở mãi nơi này cũng đến nhem nhuốc cái đời thương thiên. Viên quản ngục đáp trả bằng những hành động, cử chỉ khiến ta cảm động: bái lĩnh đón nhận, vái người tử tù một cái… Cảnh cho chữ là sự kết tinh vẻ đẹp nhân cách của nhân vật và kết tinh giá trị tư tưởng tác phẩm.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật mang nhiều dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn, đó là con người tài tử, tài hoa. Sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại và đối lập để đậm tô các nét tính cách của nhân vật. Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, dùng nhiều từ Hán Việt mang màu sắc cổ kính, gợi về cái đẹp của một thời vang bóng.
Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã gửi đến thông điệp ý nghĩa về cái đẹp sẽ chiến thắng cái xấu xa, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, ánh sáng sẽ chiến thắng bóng tối. Thông qua việc ca ngợi Huấn Cao tác giả tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, tôn vinh một trang anh hùng dũng liệt. Ca ngợi Huấn Cao là biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước. Đồng thời ông cũng thể hiện quan điểm thẩm mĩ tiếng bộ, ông cho rằng cái đẹp bao giờ cũng phải đi cùng cái thiện. Cùng với những nét nghệ thuật đặc sắc về ngôn ngữ, giọng điệu đã góp phần xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao.