24/05/2017, 11:57

Bài văn phân tích đoạn thơ thuý kiều báo ân báo oán

Phân tích đoạn thơ thuý kiều báo ân báo oán sau:Thúy Kiều báo ân báo oán. Cho gươm mời đến Thúc Lang, Mặt như chàm đổ, mình dường dể run... .Đã lòng tri quá thì nên, Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.(Trích ’Truyện Kiều’ - Nguyễn Du) Bài làm Từ Hải chuộc Kiều ra ...

Phân tích đoạn thơ thuý kiều báo ân báo oán sau:Thúy Kiều báo ân báo oán. Cho gươm mời đến Thúc Lang, Mặt như chàm đổ, mình dường dể run... .Đã lòng tri quá thì nên, Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.(Trích ’Truyện Kiều’ - Nguyễn Du)

Bài làm

Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi chốn thanh lâu, Kiều trở thành một mệnh phụ phu nhân. Chẳng bao lâu sau, Từ Hải đã có binh cường tướng mạnh:

'Trong tay mười vạn tinh hình,

Kéo về đóng chật một thành Lâm Tri’.

Kiều đã dựa và uy thế Từ Hải để báo ân báo oán.

Trong 'Truyện Kiều’, cảnh báo ân báo oán là một tình huống giàu kịch tính, thể hiện ước mơ công lí ở đời. cảnh báo ân báo oán được kể trong một đoạn thơ dài 162 câu thơ (từ câu 2289 đến câu 2450), Thúc Sinh, mụ quản gia, vãi Giác Duyên được báo ân. Hoạn Thư cùng 7 tên khác bị báo oán:

Trước là Bạc Hạnh, Bạc Bà,

Bên là Ung, Khuyển, bén là Sở Khanh.

Tú Bà với Mã Giám Sinh,

Các tên tội ấy đáng tình còn sao?’

ở đây, chúng ta chỉ nói đến hai tình tiết: Kiều báo ân Thúc Sinh và báo oán Hoạn Thư. Tâm lí và cách ứng xử của Thúy Kiều, tính sáng tạo của Nguyễn Du là những điều mà ta có thể tìm hiểu và cảm nhận trong đoạn thơ này.

1.        Báo ân Thúc Sinh

Sau khi mắc lận Sở Khanh, Thúy Kiều bị Tú Bà bắt ép làm gái lầu xanh. Và Kiều đã gặp Thúc Sinh ‘cũng nòi thư hương’ — Là con rể của quan Thượng thư, một con người phong tình ‘quen thói bốc rời’. Lúc đầu chỉ là ‘tráng gió’, nhưng về  sau, Thúc Sinh và Thúy Kiều trở thành ‘đá vàng’. Thúc Sinh đã chuộc Kiều, lấy làm vợ lẽ: ‘Gót tiên phút đã thoát vòng trần ai’. Mặc dù sau này có chuyện đánh ghen, bị làm nhục, nhưng Thúc Sính trong điều kiện có thể, nói với Hoạn Thư đưa Kiều ra Quan Âm các ‘giữ chùa, chép kinh’, thoát khỏi kiếp tôi đòi. Tuý 'thấp cơ thua trí dàn bà’ nhưng tình cảm của Thúc Sinh đôi với Thúy Kiều, trong bi kịch vẫn ‘nặng lòng’:

‘Bây giờ kè ngược người xuôi,

Biết bao giờ lại nối lời nước non?'t.

Có thể chê trách Thúc Sinh này nọ, nhưng Thúc Sinh là ân nhân của Kiểu, đã giúp Kiều hoàn lương. Kiều là một người phúc hậu, nên nàng không bao giờ có thể quên ơn chàng.

Trong cuộc tầm nã của ba quân, gia đình Thúc Sinh đã được Kiều quan tâm

giữ giàng’:

‘Lại sai lệnh tiễn truyền qua,

Giữ giàng họ Thúc một nhà cho yên’.

Cảnh báo ân diễn ra, Kiều đã dùng một chữ ‘mời’ rất trọng vọng ‘cho gươm mời đến Thúc Lang’. Kiều nói về ‘nghĩa’, về chữ ‘tòng’, đề cao đạo lí thuỳ chung. Thúc Sinh là ‘người cũ’,‘cốnhân’mà Kiều ‘há dám phụ’. Nàng khẳng định cái tình nghĩa của Thúc Sinh đối với mình ngày xưa là vô cùng to lớn, sâu nặng: ‘nghĩa nặng nghìn non...’. Kiều đã dùng một số từ như: ‘nghĩa, nghìn non, Sâm Thương, chữ tòng, người cũ, cố nhân...’ cùng với giọng điệu ôn tồn, biểu lộ một tấm lòng trân trọng, biết ơn một người đàn ông dã từng yêu thương mình, cứu vớt mình. Trái tim của Kiều rất nhân tình, nhân hậu; cách ứng xử cùa nàng đối với Thúc Sinh là giàu ân nghĩa thủy chung:

‘Nàng rằng: ‘Nghĩa nặng nghìn non,

Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?

Sâm Thương chảng vẹn chữ tòng,

Tại ai, há dám phụ lòng cốnhân?’

Cái lễ vật chất mà Kiều báo ân Thúc Sinh cũng thật ‘hậu’, khẳng định cái nghĩa đối với ‘cố nhân’ trong những năm tháng ở Lâm Tri là vô cùng sâu nặng:

‘Gấm trăm cuốn, hạc nghìn cân.

Tạ lòng, dẻ .xứng háo ân gọi là.’

Sau đó, Kiều dùng lời lẽ dân dã, sắc sảo để nói về ‘vợ chàng’. Bao năm tháng dã trôi qua, lòng Kiều vẫn chưa nguôi. ‘Miếng ngon nhớ mãi, đòn đau nhớ đời’ có phải như thế không ? Vị thế đã đổi thay: kẻ là phạm tội, người là quan tòa đang ngồi trong trướng hùm giữa cảnh ‘gươm lớn giáo dài’:

‘Vợ chàng quỷ quái tinh ma,

Phen này ke’ cắp hà già gặp nhau.

Kiến hò miệng chén chưa lâu,

Mưu sâu cũng trừ nghĩa sâu cho vừa.’

Kiều đã có 2 cách nói khác nhau: nói về ân nghĩa thì trang trọng, ôn tồn; nói về  oán thì nôm na, chì chiết. Nguyễn Du đã tạo nên hai giọng điệu, hai thứ ngôn ngữ trong một lượt lời của Thúy Kiều, điều đó cho thấy thi hào rất tinh tế, sâu sắc khi thể hiện tâm lí nhân vật.

Dù là được báo ân, nhưng đứng trước cảnh ‘Bác đổng chật đất, tinh kì rợp sân’, Thúc Sinh cực kì khủng khiếp: ‘Mật như chàm đổ, mình dường dẽrun’,mổ hôi toát ra ‘ướt dầm’, không nói được một lời nào, sống trong tâm trạng vừa ‘mừng’, vừa ‘sợ’:

‘Lòng riêng mừng sợ khôn cầm,

Sợ thay mà lại mừng thầm cho ai’.

2.        Báo oán Hoạn Thư.

Từ lần bị đánh ghen đêm ấy, đến nay đã bao năm tháng ? Gặp lại Hoạn Thư lần này, trong tư thế của người ‘chiến thắng’ ra tay báo oán, Kiều đã ‘chào thưa’ bằng những lời ‘mát mẻ’:

'Thoắt trông nàng đã chào thưa:

Tiểu thư cũng có hây giờ đến đây!’

Giọng nói trở nên chì chiết, đay nghiến. Các chữ ‘mấy tay’, ‘mấy mặt’, ‘mấy gan' như những mũi dao sắc lạnh:

‘Đàn hà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!’

Kiều nghiêm giọng cảnh cáo Hoạn Thư đã từng hành hạ mình, làm cho mình đau khỏ: ‘Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều’.

‘thủ phạm’ đang đứng giữa pháp trường, xung quanh là bọn đao phủ đã ‘gươm tuất nắp ra’, Hoạn Thư ‘hổn lạc phách xiêu’. Người đàn bà này tự biết tôi trạng mình, cảnh ngộ mình, khó lòng thoát khỏi lưỡi gươm trừng phạt ? Vốn khôn ngoan, sắc sảo, đứa con của ‘họ Hoạn danh gia’ đã trấn tĩnh lại, tìm cách gỡ tội. Một cái ‘khấu đầu’ giữ lễ, khi chân tay đang bị trói. Trước hết nhận tội ‘ghen tuông’ và lí giải đó là chuyện ‘thường tình’ của đàn bà. Tiếp theo Hoạn Thư gợi lại chút ‘ân tình’ ngày xưa: một là, đã cho Kiều xuống Quan Âm các ‘giữ chùa chép kinh’, không bắt làm thị tì nữa; hai là, khi Kiều bỏ trốn mang theo chuông vàng khánh bạc, đã bỏ qua. Cách nói rất khéo, chỉ gợi sự thật và chuyện cũ ra, chỉ người trong cuộc mới biết. ‘Nghĩ cho’ là nhớ lại cho, suy nghĩ lại cho:

‘Nghĩ cho khi gác viết kinh,

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.’

Đối với Kiểu, Hoạn Thư đã từng nói với Thúc Sinh: ‘Rằng: tài nên trọng mả tình nên thương’. Tuý ‘Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai’, nhưng trong thâm tâm, Hoạn Thư ‘kinh yêu’ Thúy Kiều. Hoạn Thư tự nhận tội và xin Thúy Kiều rộng lượng:

'Trót lòng gây việc chông gai,

Còn nhờ lượng hể thương hài nào chăng’.

Lởi gỡ tội của Hoạn Thư vừa có lí, vừa có tình. Lời cầu xin đúng mực, chân thành*. Vì thế, Kiều phải ‘khen cho’: ‘Khôn ngoan đến mức nói nâng phải lời’. Không thể là ‘người nhỏ nhen’, Kiều đã tha tội cho Hoạn Thư:

‘Đã lòng tri quá thì nên,

Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.’

Sư việc diên ra quá bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Vốn là một phụ nữ trung hậu, đã từng nếm trải bao cay đắng và ngang trái trong cuộc đời, vả lại Kiều cũng tự biết rằng mình đã xâm phạm đến hạnh phúc của người khác. Tha tội Hoạn Thư, Thúy Kiều càng tỏ ra vô cùng cao thượng.

Ai đã từng đọc bản dịch ‘Kim Vân Kiều truyện’, đem đối chiếu với 'Truyện Kiều’, ta mới thấy hết tài sáng tạo của ngòi bút thiên tài Nguyễn Du, nhất là trong cảnh báo ân báo oán. Cảnh pháp trường thời trung cổ được miêu tả ước lệ mà không kém phần uy nghiêm ! Lời thoại rất gọn mà sắc đã làm nổi bật tâm lí, tính cách nhân vật Thúc Sinh lành mà nhát sợ, Hoạn Thư thì khôn ngoan, sắc sảo. Kiều rất trung hâu, cao thượng, bao dung.

Nguyễn Du đã sáng tạo nén những lời thoại biến hóa để nói lên chuyên ân oán, cái lẽ đời xưa nay, ca ngợi sự thủy chung tình nghĩa, lên án bọn bạc ác tinh ma. Cảnh báo ân báo oán là một tình tiết rất đậm làm nổi bật tinh thần nhân đạo của 'Truyện Kiều’.

Nguồn:
0