Bài văn phân tích cảnh cho chữ trong "Chữ người tử tù" số 9 - 12 Bài văn phân tích cảnh cho chữ trong "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân
Làm nên giá trị cho tác phẩm, kết tinh giá trị tư tưởng của văn bản trong Chữ người tử tù không gì khác chính là cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Nó là kết tinh nghệ thuật, hoàn thiện vẻ đẹp phẩm chất nhân vật và là kết tinh những giá trị ...
Làm nên giá trị cho tác phẩm, kết tinh giá trị tư tưởng của văn bản trong Chữ người tử tù không gì khác chính là cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Nó là kết tinh nghệ thuật, hoàn thiện vẻ đẹp phẩm chất nhân vật và là kết tinh những giá trị tư tưởng sâu sắc của Nguyễn Tuân.
Huấn Cao vốn là một người Nho sĩ, vì bất mãn với thực tại xã hội đương thời, đã đứng lên khởi nghĩa, nhưng cuối cùng thất bại ông bị bắt giam và chờ ngày hành quyết. Ông là một người tài hoa, có tài viết chữ đẹp mà ai cũng ao ước gặp gỡ. Ông gặp quản ngục tại nơi mà ông bị giam giữ. Không gian gặp gỡ của họ là chốn tù lao, nơi chỉ có lừa lọc và chém giết lẫn nhau. Đây đồng thời cũng là ngày sống cuối cùng của người tử từ Huấn Cao. Vị thế của các nhân vật có sự thay đổi khác nhau, trên bình diện xã hội: Huấn Cao là kẻ tử tù, mang trong mình mong muốn lật đổ và thay đổi trật tự xã hội, còn quản ngục là người đứng đầu trại giam tỉnh Sơn, là người đại diện cho trật tự xã hội đương thời. Trên bình diện xã hội, họ là những người đối nghịch với nhau.
Còn trên bình diện nghệ thuật: Huấn Cao là một người nghệ sĩ với tài năng viết chữ đẹp, được biết bao người coi trọng, mếm mộ; còn viên quản ngục là kẻ liên tài, là người trân trọng cái đẹp và cái tài sáng tạo ra cái đẹp. Ở đây họ lại là những người bạn tri âm, tri kỉ. Còn trên bình diện nhân cách: Huấn Cao là người có khí phách kiên cường, có thiên lương trong sáng, trân trọng những tấm lòng trong thiên hạ; quản ngục là người biết biết kính mến khí phách và chính là tấm lòng trong thiên hệ. Trong quan hệ này họ cũng là những người tri âm. Như vậy mối quan hệ giữa họ vô cùng phức tạp, với những vị thế khác nhau khiến cho mối quan hệ trở nên chồng chéo.
Trong những ngày ở nhà lao tỉnh Sơn, viên quản ngục có thái độ biệt đãi đặc biệt với ông Huấn Cao: cặp mắt hiền từ khi nhận tù nhân, đồ ăn thức uống trong những ngày ông Huấn trong ngục, không chỉ vậy quản ngục còn đích thân xuống nhà lao gặp Huấn Cao với sự lễ độ, khúm núm, dù bị Huấn Cao đuổi ra ngoài vẫn khiêm nhường, lặng lẽ mà không hề nổi cáu. Bởi quản ngục mong muốn có được nét chữ ông Huấn để treo trong nhà. Ngày nhận tin Huấn Cao sẽ bị giải đi, quản ngục lặng người đi bởi ông biết có thể cả đời sẽ không bao giờ có được chữ ông Huấn Cao. Và chính trong hoàn cảnh đó, thầy thơ lại đã đánh liều xin với Huấn Cao, và được Huấn Cao nhận lời cho chữ. Đây chính là bối cảnh dẫn đến cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có.
Không gian cho chữ vô cùng đặc biệt, người ta chỉ xin chữ và cho chữ ở những nơi sạch sẽ, yên tĩnh, trang trọng còn trong tác phẩm cảnh cho chữ lại diễn ra ở nhà tù tối tăm, bẩn thỉu, đó là nơi chỉ tồn tại cái xấu, cái ác, lừa lọc và giả dối với nhau. Thời gian cho chữ cũng là một điểm đặc biệt khac: Huấn Cao cho chữ khi mà chỉ đến sáng mai sẽ phải đi chịu án tử hình. Ông đã dành những giây phút cuối cùng của cuộc đời để vừa hoàn thành nguyện ước cho quản ngục, vừa để lại những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất cho cuộc đời. Trong không gian tăm tối ấy ánh lên là tấm vải lụa trắng bạch trắng tinh còn nguyên vẹn lần hồ, người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ. Mỗi chữ quản ngục viết ra “viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng” còn thầy thơ lại thì “run run bưng chậu mực”.
Trước cái đẹp, con người ta dường như không quan tâm tới bất cứ chuyển động nào từ thế giới bên ngoài, họ chỉ nhìn thấy Huấn Cao và những nét chữ ông đậm tô, thành kính và thiêng liêng trước khoảnh khắc cái đẹp được tạo tác. Ông Huấn Cao viết xong phần lạc khoản, lặng lẽ thở dài và đỡ viên quản ngục dậy. Ông thương cho quản ngục phải ở nơi đen tối, làm nghề này thì khó có thể giữ được thiên lương cho lành vững, rồi cũng đến lem luốc cả đời lương thiện đi. Chính cái đẹp đó đã có sức mạnh cải hóa con người. Giữa người cho chữ và nhận chữ có sự chuyển đổi vị thế cho nhau, cho thấy sự cảm hóa của cái đẹp. Người cho chữ là người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp lại ở vị thế của tử tù; vốn là đối tượng cần được giáo dục, cảm hóa lại ban phát những lời khuyên chí tình cho quản ngục. Người xin chữ ở vị thế quản ngục, cai quản tử tù, tiếp nhận, bái lĩnh những lời khuyên của tử tù. Qua đó Nguyễn Tuân muốn truyền tải thông điệp: niềm tin vào sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, của cái thiện.
Cảnh cho chữ đã được Nguyễn Tuân vận dụng thủ pháp đối lập tương phản triệt để, đem lại hiểu quả nghệ thuật cao. Không khí cổ xưa của một thời đã cách xa hàng trăm năm đã được Nguyễn Tuân gợi lại qua ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật. Cảnh cho chữ là một bức tranh giàu chất hội họa, đồng thời ông vận dung linh hoạt kĩ thuật điện ảnh, liên tục chuyển góc, chuyển cảnh, quay cận rồi quay xa giúp người đọc có cái nhìn trọn vẹn về nhân vật.
Cảnh cho chữ là một cảnh đặc sắc, “xưa nay chưa từng có”, kết tinh giá trị nghệ thuật và tư tưởng của Nguyễn Tuân, làm nổi bật và hoàn chỉnh vẻ đẹp nhân cách của mỗi nhân vật. Với cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã khẳng định, giữa chốn nhà lao tù ngục, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị mọi thứ mà chính người tử tù với tài năng và cốt cách làm chủ. Qua đó, ông cũng ngầm khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái tài hoa và nhân cách cao đẹp với cái xấu xa, độc ác, tàn nhẫn.