Bài văn phân tích bài thơ "Tương tư" của Nguyễn Bính số 10 - 10 Bài văn phân tích bài thơ "Tương tư" của Nguyễn Bính hay nhất
Nguyễn Bính được mệnh danh là nhà thơ của đồng nội, những vần thơ nhẹ nhàng, chân chất của ông có thể dễ dàng mang đến những xúc động chân thành bên trong tâm hồn của độc giả. Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính nhẹ nhàng nhưng vẫn ngọt ngào, sâu lắng. Một trong những bài thơ tình nổi ...
Nguyễn Bính được mệnh danh là nhà thơ của đồng nội, những vần thơ nhẹ nhàng, chân chất của ông có thể dễ dàng mang đến những xúc động chân thành bên trong tâm hồn của độc giả. Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính nhẹ nhàng nhưng vẫn ngọt ngào, sâu lắng. Một trong những bài thơ tình nổi tiếng nhất của Nguyễn Bính có thể kể đến Tương tư.
“Tương tư” là tâm sự của một chàng trai đang yêu đơn phương, sự dãi bày chân thành như mong muốn cô gái biết và đáp lại tình cảm ấy. Tâm sự của nhân vật trữ tình được nhà thơ Nguyễn Bính thể hiện bằng những lời thơ mộc mạc, chân thành mà cũng xúc động nhất:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Nắng mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”
Mở đầu bài thơ, tác giả Nguyễn Bính đã gợi mở ra không gian làng quê đầy bình dị, trong không gian ấy là sự xuất hiện của nhân vật trữ tình với những tình cảm chất chứa dành cho cô gái mình yêu. Mượn hình ảnh “Thôn Đoài”, “thôn Đông” tác giả không chỉ gợi ra sự gần gũi, bình dị của làng quê mà còn gợi mở khoảng cách về địa lí giữa chàng trai và cô gái mình yêu.
Tuy nhiên, khoảng cách về địa lí không thể ngăn cách được tình cảm như trào dâng da diết trong trái tim của nhân vật trữ tình “Một người chín nhớ mười mong một người”. Tình yêu, sự thương nhớ vốn là những tình cảm thường trực trong trái tim của kẻ đang yêu, ở đây nhân vật trữ tình yêu đơn phương cô gái nên tình cảm ấy càng da diết, cồn cào hơn.
Để lí giải về tình cảm chân thành mà da diết của chàng trai, tác giả Nguyễn Bính đã so sánh tình yêu của con người cũng tự nhiên như chuyện nắng mưa theo quy luật của tự nhiên “nắng mưa là bệnh của trời”, cũng như vật tương tư là thứ tình cảm sâu kín trong mỗi con người.
“Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”
Nếu ở bốn câu thơ đầu tiên tác giả hướng ngòi bút đến nỗi tương tư đầy da diết của nhân vật trữ tình thì ở những câu thơ tiếp theo lại là những lời như hờn giận, trách móc sự hững hờ, vô tình của cô gái. Trái ngược với sự nồng nhiệt trong tình cảm của chàng trai thì cô gái dường như không hề hay biết có người tương tư, thương nhớ mình đến thế.
Có thể nói tác giả Nguyễn Bính đã tái hiện được những cảm xúc vô cùng chân thực của chàng trai khi yêu, đó là những phút nồng nhiệt, nhớ da diết, cũng là nỗi u sầu chất chồng nỗi niềm khi yêu mà không được đáp lại:
“Bảo rằng cách trở đò giang
Không sang chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?”
Hàng loạt những câu hỏi dồn dập không chỉ là lời trách yêu nhẹ nhàng mà còn tạo ra sự dồn rập, lo lắng trong tâm hồn của chàng trai. Tác giả Nguyễn Bính đã mượn lối nói của dân gian như thay lời chàng trai dò hỏi tại sao cô gái lại hờ hững, vô tình như vậy.
“Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn đông
Cau thôn Đoài ngồi nhớ trầu không bên nào?”
Đến cuối bài thơ, tác giả Nguyễn Bính đã mượn hình ảnh của hàng cau, lá trầu để hình tượng hóa cho mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình với cô gái mình yêu. Sự lớn mạnh trong cảm xúc, mạnh dạn trong lời nói được thể hiện trong chính cách thay đổi xưng hô từ “tôi-nàng”, “anh-em”. Lời hỏi trực tiếp chân thành, táo bạo mà vẫn thể hiện sự tế nhị, mãnh liệt trong tình cảm của chàng trai.
Bằng lời thơ giản dị, tình cảm chân thành mang đậm tính đồng nội, tác giả Nguyễn Bính đã thể hiện thành công tình yêu đơn phương mãnh liệt mà không kém phần khắc khoải trong tâm hồn của chàng trai đang yêu. Cảm xúc của bài thơ có thể dễ dàng tạo nên sự đồng điệu trong cảm xúc của những người đang yêu.