31/03/2021, 15:33

Bài văn phân tích bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu số 9 - 10 Bài văn phân tích bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu hay nhất

Nhà thơ Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành được biết đến là nhà thơ tiên phong cho nền thơ Cách Mạng Việt Nam. Nhà thơ Tố Hữu cũng là đồng chí tham gia Cách Mạng sôi nổi và yêu nước. Thơ của ông đậm chất trữ tình, đằm thắm đồng thời cũng có yếu tố chính trị đan xen. Cả cuộc đời ...

Nhà thơ Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành được biết đến là nhà thơ tiên phong cho nền thơ Cách Mạng Việt Nam. Nhà thơ Tố Hữu cũng là đồng chí tham gia Cách Mạng sôi nổi và yêu nước. Thơ của ông đậm chất trữ tình, đằm thắm đồng thời cũng có yếu tố chính trị đan xen.


Cả cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu đã cống hiến cho thi ca nước nhà thể hiện được lòng yêu nước, ngợi ca nhân dân và khuyến khích tinh thần Cách Mạng. Khi nhắc đến nhà thơ Tố Hữu thì không thể không nhắc đến những tác phẩm thi ca nổi tiếng như tập thơ Máu và hoa, Ra trận...Bài thơ Từ ấy thể hiện được sự phấn khích, hồ hởi của một thanh niên đã được giác ngộ lý tưởng Cách Mạng.


Bài thơ Từ ấy được trích dẫn từ tập thơ Máu lửa đây cũng là bài thơ được coi là hay và độc đáo nhất tập thơ của nhà thơ Tố Hữu. Khổ đầu tiên chính là niềm vui hân hoan của người thanh niên Kim Thành được đứng trong đội ngũ của Đảng:


“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim’’


Tác giả sử dụng động từ “bừng’’ là một động từ mạnh và đột ngột. Tự nhiên “bừng’’ lên nắng hạ. Nắng hạ là nắng gay gắt và mạnh nên tác giả sử dụng động từ “bừng’’ ở đây để miêu tả việc được giác ngộ Cách mạng Đảng ở đây thật sáng tạo. Khi nhà thơ Tố Hữu hoạt động sôi nổi ở Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Huế được 1 năm thì nhà thơ đã được đứng trong đội ngũ Đảng là những người tiên phong và gương mẫu.


Hình ảnh mặt trời chân lý chính là hình ảnh ẩn dụ Cách mạng của Đảng. Động từ “chói’’ là động từ thể hiện sự chói lọi mạnh mẽ như sự chiếu sáng cho mọi vật. Vậy câu thơ chính là lời kể tâm sự của một người thanh niên cảm nhận được lý tưởng chân lý Đảng đúng đắn và rạng ngời.


Chói qua tim chính là chói vào trái tim của người lính yêu nước. Người lính khi được giác ngộ tư tưởng sáng ngời ấy thì sẽ một lòng yêu nước và tận trung với dân. Vì được đứng trong đội ngũ Cách Mạng mà tác giả cảm thấy vui mừng khôn tả để viết được những dòng thơ đầy xúc động. Hai câu thơ tiếp theo thể hiện tâm hồn tươi đẹp và hồn nhiên của nhà thơ được so sánh như sau:


“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim’’


Tâm hồn của người con trai lúc tuổi mười tám đôi mươi thật đẹp biết bao khi được ví như vườn hoa lá. Một vườn hoa lá đâm chồi nảy lộc bừng sắc hương cũng giống như sức lực thời trai trẻ dồi dào và đầy nhiệt huyết. Hình ảnh còn được ví von thêm với những hình ảnh xinh đẹp khác đó là có thêm tiếng chim và rất đậm hương. Một khu vườn đầy hoa lá và có thêm tiếng chim hót líu lo và có mùi hương của các loài hoa thì còn gì đẹp bằng!


Liên tưởng từ hai câu thơ đầu với hai câu thơ này chúng ta có thể diễn đạt một ý của tác giả đó là nhờ có ánh sáng, lý tưởng Cách mạng Đảng thì tác giả mới chợt nhận ra được một điều kỳ diệu như một thứ ánh sáng mà tác giả chưa được thấy bao giờ. Nhờ có ánh sáng ấy mà tâm hồn người chiến sĩ được tươi trẻ và có thêm biết bao sức sống.


Đúng là hồi còn trẻ người ta sẽ có nhiều ước mơ hoài bão muốn được thực hiện nhờ đây đã có lý tưởng của Cách Mạng soi đường thì bao nhiêu khó khăn vất vả cũng sẽ sớm vượt qua. Khổ thơ thứ hai trong bài thơ Từ ấy chính là sự giác ngộ lý tưởng để có thể hình thành nên được những tư tưởng lớn:


“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm vạn khối đời’’


Khổ thơ gợi lên biết bao nhiêu sự suy tư về cái tôi cá nhân rộng lớn bao la và muốn nguyện gắn kết với mọi người. Động từ “buộc’’ chính là động từ thể hiện sự gắn kết thắt chặt giữa tấm lòng tác giả với mọi người. Khác với động từ “buộc’’ trong bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu động từ buộc được sử dụng như một nét chấm phá và có ước vọng được vạn vật dừng lại:


“Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi’’


Động từ buộc được tác giả Tố Hữu sử dụng rất khéo và hay khiến cho người đọc cảm thấy dễ gần và thân thiết. Dường như tác giả cảm nhận được khi mình đứng trong đội ngũ Cách mạng của Đảng thấy có trách nhiệm hơn thấy yêu thương những người dân đất Việt phải chịu những nắng mưa cùng cực. Tác giả nguyện khổ cùng đồng bào để gần gũi như một khối đại đoàn kết: “Gần gũi nhau thêm vạn khối đời’’.


Từ lý tưởng muốn được nguyện hi sinh khó khăn gian khổ cùng đồng bào thì khổ thơ cuối cùng cũng chính là sự thể hiện vị thế của mình:


“Tôi là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ’’


Khổ thơ cũng chính là sự thể hiện bản thân tác giả sẵn sàng xông pha vào những khó khăn hiểm nguy để có thể hoàn thành trọng trách của mình. Điệp từ “là’’ chính là sự nhấn mạnh mối quan hệ giữa tác giả và nhân dân. Tác giả vừa là người em của vạn kiếp phôi pha, gian khổ nhưng cũng sẵn sàng che chở bảo ban cho những người em nhỏ.


Những người em nhỏ chính là những người cũng được giác ngộ tinh thần Cách Mạng là những người đi sau nối tiếp bước chân của nhà thơ Tố Hữu. Dù có phải chịu cảnh không nhà không cửa hay thiếu thốn đủ bề thì tác giả vẫn khẳng định mình sẽ kiên trung một lòng yêu nước, vì khối đại đoàn kết dân tộc. Khối đại đoàn kết đó bao gồm nhân dân, chiến sĩ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Cách Mạng và tầng lớp công nhân. Ba giai cấp nhưng luôn hướng chung về một mục tiêu giữ gìn độc lập tự do cho nhân dân.


Bài thơ chính là lời reo vui sướng của một chàng thanh niên trẻ được giác ngộ lý tưởng Cách mạng với sứ mệnh lớn là bảo vệ độc lập tự do cho nhân dân mà không quản hiểm nguy hay gian khổ. Bài thơ chính là những lời dạy của của người thế hệ đi trước dành cho những người nối tiếp đi sau phải luôn phấn đấu vì sự nghiệp của Đảng để bảo vệ dân tộc Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0