Bài văn phân tích bài thơ "Bác ơi" của Tố Hữu số 8 - 10 Bài văn phân tích bài thơ "Bác ơi!" của Tố Hữu hay nhất
“Bác ơi” là một bài thơ của nhà thơ Tố Hữu viết về vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta. Vào ngày 2-9-1969, Bác đã mãi mãi ra đi, bỏ lại sau lưng cả giang sơn, cả đất nước, cả đồng bào để đi vào cõi vĩnh hằng. Người ta kể lại rằng hôm Bác mất, trời mưa rất to, cả dân ...
“Bác ơi” là một bài thơ của nhà thơ Tố Hữu viết về vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta. Vào ngày 2-9-1969, Bác đã mãi mãi ra đi, bỏ lại sau lưng cả giang sơn, cả đất nước, cả đồng bào để đi vào cõi vĩnh hằng. Người ta kể lại rằng hôm Bác mất, trời mưa rất to, cả dân tộc Việt Nam cùng khóc tiếc thương cho vị cha già của dân tộc.
Bác đi rồi, cả một cuộc đời vì dân vì nước, chưa bao giờ Bác suy tính điều gì cho chính bản thân mình. Vậy mà khi đất nước đã giành được độc lập, cả mong ước vào thăm miền Nam của Bác cũng không bao giờ thực hiện được. Lúc bác mất người dân thương tiếc đến độ những người chưa làm thơ cũng làm thơ về Bác.
Bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu được coi như một bài điếu văn tiễn biệt người ra đi, và ở khổ thơ thứ nhất, tác giả đã dồn hết tâm can của mình để tưởng nhớ và tiếc thương Bác. “Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa”.
"Mấy hôm" ở đây chính là những ngày sau khi bác mất, đây là nỗi đau lớn của dân tộc Việt Nam, mới hôm qua đây thôi, Bác còn khỏe mạnh, còn chỉ đạo anh em cán bộ, nào ngờ từ năm 1965, Bác nói rằng đã tự nhìn thấy ngày phải vĩnh biệt cõi đời. Bác Hồ một đời luôn nghĩ cho dân cho nước lại có thể suy nghĩ như vậy, thực khiến cho ai cũng cảm thấy xót xa.
Bước sang năm 1969, sức khỏe của Bác đã không còn tốt nữa, nhưng trong những vần thơ Bác viết, vẫn chứa đựng niềm tin mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng cho dân tộc. Hà Nội vào thu trời trở lạnh, ngày 18-8-1969, nhà sàn đã lần cuối cùng được hơi ấm của Bác Hồ.
Ngày 24-8-1969, Bác ốm nặng, nhưng vẫn lo lắng cho vạn vật ngoài kia, Bác biết nước lên cao, các chiến sĩ ngỏ ý muốn đưa Bác đến nơi an toàn hơn, nhưng Bác vẫn một mực muốn ở lại với nhân dân. Bác lịm đi nhiều lần, nhưng mỗi lần tỉnh lại, Bác luôn luôn hỏi miền Nam đánh thắng đâu, giá như dòng chảy lịch sử có thể nhanh hơn một chút, có thể đẩy nhanh chiến thắng để có thể tiễn Bác ra đi thanh thản.
Ngày 2-9-1969, Bác trút hơi thở cuối cùng, đúng vào ngày Bác đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Mấy ngày sau đó cả dân tộc như nấc nghẹn, trọn một cuộc đời Bác có bao giờ được ngủ yên, bây giờ Bác ngủ cả giang sơn canh Bác ngủ. “ Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”
Trong những ngày Bác mất, cả dân tộc Việt Nam, cả những chiến sĩ trước giờ chưa hề rơi nước mắt vì súng bom khói lửa, bây giờ ai nấy đều bưng mặt khóc như đứa trẻ con, tiếng khóc cất lên nghẹn ngào, có một nỗi đau to lớn len lỏi vào từng trái tim những người dân Việt Nam cũng như bạn bè khắp năm châu.
Mấy ngày tiễn Bác trời mưa tầm tã, đất trời dường như hòa chung vào nỗi đau của cả dân tộc Việt Nam. Đó là một nỗi mất mát, nỗi đau khôn nguôi của cả dân tộc. Hàng triệu con người hướng về Hà Nội, hướng về một con người như dòng suối mát, thanh khiết, trong sáng như tấm lòng của Bác đối với con dân Việt Nam.
“ Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa”
Nhà thơ về thăm Bác, nhưng ôi thôi, Bác còn đâu nữa, Bác đã đi về miền cực lạc, không kịp nữa rồi, giờ chỉ còn lại cảnh vật. Nhà sàn, vườn cau, gốc dừa vẫn còn đó, nhưng người nay đã không còn, hơi ấm của người cũng đã dứt, để lại cái lạnh lẽo cho cảnh vật, cho tác giả, cho cả dân tộc.
Bác đến với cuộc đời với màu áo nâu sần, nay Bác ra đi với bộ quần áo trắng, một con người luôn luôn sống tiết kiệm, giản dị cho đến những giây phút cuối đời. Lúc này đây, trên thế giới, không kể màu da, tiếng nói đều đang hướng trái tim về hòa cùng nỗi đau cùng mấy mươi triệu đồng bào ta đưa tiễn vị cha già của dân tộc.
Bác Hồ đã ra đi, Tố Hữu đã thốt lên tiếng gọi như xé lòng “Bác ơi!” nghe đau xót biết bao nhiêu. Bác đã ra đi nhưng niềm trăn trở của Bác đã được dân tộc thành toại. Bác sống mãi trong lòng của mỗi người dân chúng ta.