31/03/2021, 15:32

Bài văn nghị luận xã hội về tính ích kỉ số 6 - 10 Bài văn nghị luận xã hội về tính ích kỉ (lớp 9) hay nhất

Mỗi chúng ta đều được tôn trọng và coi là một cá thể riêng biệt, có cái “tôi” riêng của mình. Nhưng khi cái “tôi” được đề cao quá lên, nó trở thành một tích cách không ai mong muốn- sự ích kỷ. “Ích kỷ” bắt đầu từ chữ “I”- trong tiếng Anh, nó gọi là chữ “tôi”. “Kỷ” chính là cái ...

Mỗi chúng ta đều được tôn trọng và coi là một cá thể riêng biệt, có cái “tôi” riêng của mình. Nhưng khi cái “tôi” được đề cao quá lên, nó trở thành một tích cách không ai mong muốn- sự ích kỷ.


“Ích kỷ” bắt đầu từ chữ “I”- trong tiếng Anh, nó gọi là chữ “tôi”. “Kỷ” chính là cái riêng, là “tôi” còn “ích” được hiểu trong từ “lợi ích”. Khi cái “tôi” chỉ biết nghĩ cho mình, cho lợi ích của mình mà không quan tâm đến lợi ích cộng đồng, thậm chí vì mình có thể làm ngơ, làm hại đến lợi ích cộng đồng, người đó trở nên ích kỷ, hẹp hòi.


“Ích kỷ” tồn tại dưới mọi hình thức và hành động từ nhỏ nhất. Ban đầu là việc chỉ quan tâm đến lợi ích của mình. Đó đơn giản có thể là khi một đứa trẻ có rất nhiều kẹo nhưng lại không muốn chia cho bạn bè của em, là một người khi giúp bạn mình phải tính thiệt hơn, trước sau để lợi ích và quyền lợi của mình có bị mất mát hay không. Bắt đầu từ sự tính toán, đến so đo xem làm có được lợi không, làm cái nào thì lợi hơn, tại sao người khác lại được hưởng nhiều hơn mình. Cao hơn, sự ích kỷ khiến con người ta có thể vì lợi ích bản thân mà chà đạp lên quy tắc, tình thương và lợi ích của người khác, của cộng đồng để làm thỏa mãn mình.


Đặc biệt là không bằng năng lực của mình mà nhờ vào những chiêu mẹo, mánh khóe. Những vụ quan chức cấp cao hiện nay, có những người là tổng giám đốc, bị bắt bởi tội tham nhũng là không hề ít. Mở rộng ra, sự ích kỉ đôi khi nằm ngay trong bản thân mỗi chúng ta, trong cách chúng ta đối xử với thiên nhiên tạo vật. Mạc Ngôn, một nhà văn lớn của Trung Quốc đã phải thốt lên: “tôi cảm thấy nhân loại đang đối mặt với nguy hiểm lớn nhất, chính là sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ và tham vọng ngày càng bùng phát của nhân loại. Với dục vọng bị kích thích của con người, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã đi chệnh khỏi quỹ đạo thông thường là để phục vụ nhu cầu sức khỏe của con người, thay vào đó là điên cuồng phát triển dưới sự dẫn động của lợi nhuận để đáp ứng – kỳ thực là nhu cầu bệnh hoạn của một số ít người giàu có.” Nhân loại đang điên cuồng bóc lột trái đất: Chúng ta làm đau những dòng sông, chúng ta làm đau những cánh đồng, chúng ta khoan vào trái đất trăm ngàn lỗ thủng, dùng sắt thép và xi măng xây nên những công trình kiến trúc kỳ quái, đặt cho nó cái tên mỹ miều là “thành phố”, chúng ta ở trong những thành phố này thoải mái phóng túng những dục vọng của mình, tạo ra những thứ rác rưởi vĩnh viễn khó mà tiêu huỷ được. Đó chính là sự ích kỉ phục vụ cho lợi ích của mình, bất chấp lời kêu cứu của mẹ thiên nhiên.


Nhìn ngay những biểu hiện của sự ích kỉ, chúng ta cũng đủ thấy tác hại của nó. Sự ích kỉ quá đề cao cái “tôi” khiến cho con người bị cô lập, không thể kết nối với bên ngoài. Trong khi, mỗi cá nhân đều là một phần của tự nhiên, là một mảnh ghép của cộng đồng. Chẳng ai có thể sống một mình trên thế gian này. Và như thế, họ đang tự hủy hoại mình. Tệ hại hơn, họ lại lây lan sang người khác và cộng đồng. Khi những người ích kỷ, vụ lợi làm điều xấu mà được kết quả tốt, đó sẽ là con virus cực kì nguy hiểm kích phát những người khác làm theo. Một người ích kỉ- một người bị tụt lại nhưng hai người, ba người, một xã hội toàn ích kỉ, xã hội ấy chắc chắn sẽ chết trong sự mục ruỗng. Cũng chính sự ích kỉ của con người khiến cho thiên nhiên phải chịu đau đớn và mất mát. Hủy hoại môi trường sống xung quanh, khác nào ta đang hủy hoại chính mình. Ích kỉ xuất phát từ một chữ tôi nhỏ bé nhưng lại đem đến cái chết cho rất nhiều sự sống.


Sự ích kỉ ấy xuất phát từ cái “tôi” rất đỗi bản năng và tự nhiên của con người nhưng khi không được kiềm chế và thay đổi, ngược lại nó ngày càng phát triển. Nó “bọc kén” mọi cảm xúc và tình cảm tốt đẹp để sự tham lam thoát ra, kéo theo sự toan tính mà trở nên độc ác, không suy nghĩ, bất chấp hậu quả. Hiệu ứng đám đông dễ bắt chước, làm theo cùng với sự xô bồ, phức tạp của xã hội hiện đại chính là điều kiện thuận lợi để những “con sâu” ấy “làm rầu” cả nồi canh.


“Địa cầu bốn bề lửa khói, toàn thân run rẩy, biển cả kêu gào, cát bụi bay khắp nơi, hạn hán lũ lụt, bệnh tật lan tràn… đều liên quan đến sự phát triển bệnh hoạn của khoa học kỹ thuật dưới sự kích thích bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển.” (Mạc Ngôn), đến sự ích kỷ của loài người. Đã đến lúc chúng ta phải nói cho mọi người biết, đặc biệt là những người giàu có do sử dụng những thủ đoạn bất chính để đạt được tiền tài và quyền lực, họ là những người có tội, thần linh sẽ không bảo hộ cho họ. Chúng ta phải nói với những chính trị gia hư vinh rằng, cái gọi là lợi ích quốc gia không phải là tối cao nhất, điều cao cả chân chính nhất là lợi ích lâu dài của toàn nhân loại. Chúng ta cần hiểu rằng mọi người đều ngồi chung trên một chiếc thuyền, nếu thuyền chìm, cho dù có người mặc hàng hiệu, châu báu đầy người, hay là đơn sơ áo vải, vô danh tiểu tốt thì kết cục đều như nhau cả. Và trước hết, từ bản thân chúng ta cần rèn luyện để hạn chế, khắc chế cái “Tôi” đang ngày càng lớn trong mình: học cách lắng nghe, ghi nhận, biết cách yêu thương, sẻ chia và có ý thức đối với chính mình.


Nhưng không “ích kỉ” không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn cái tôi của mình, trở nên bạc nhược, không có chính kiến hay không dám bảo vệ quyền lợi của mình. “Làm người không nên có cái tôi” nhưng cũng không được đánh mất chính bản thân mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0