Bài văn nghị luận xã hội về giá trị của lời xin lỗi số 10 - 8 Bài văn nghị luận xã hội về giá trị của lời xin lỗi (lớp 9) hay nhất
Với mỗi chúng ta, ngày nay sống là cần phải có những phẩm chất tâm hồn đẹp, rèn luyện kỹ năng sống cũng như việc rèn luyện chúng ta phải sống sao cho tốt đối với con người với nhau. Trong giao tiếp cũng như trong cách ứng xử, lời xin lỗi đóng vai trò hết sức trọng trọng việc giữ mối ...
Với mỗi chúng ta, ngày nay sống là cần phải có những phẩm chất tâm hồn đẹp, rèn luyện kỹ năng sống cũng như việc rèn luyện chúng ta phải sống sao cho tốt đối với con người với nhau. Trong giao tiếp cũng như trong cách ứng xử, lời xin lỗi đóng vai trò hết sức trọng trọng việc giữ mối quan hệ của cá nhân với xã hội. Có ý kiến cho rằng: phải nói lời xin lỗi. Đúng, đây là một ý kiến hoàn toàn đúng. Và chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nói lời xin lỗi rồi đúng không?
Lời xin lỗi chính là lời xin để chúng ta được nhận lỗi về những gì mình đã làm và khi chính những điều đó khiếncảm thấy mình có lỗi và cũng là lời xin mong muốn có thể được bỏ qua lỗi lầm đó. Trong cuộc sống này, ít nhiều ta cũng đã từng nghe những lời xin lỗi xung quanh ta. Những lời xin lỗi ấy có thể là: "Xin lỗi bạn có thể chỉ giúp mình đường tới bưu điện được không?", " xin lỗi mẹ,hôm nay con không ngoan không nghe lời mẹ."… Lời xin lỗi thì rất nhiều, điều ấy không có nghĩa là đều thể hiện thái độ có lỗi và mong người kia tha thứ, mà nó còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử với người lớn. Vậy tại sao ta phải nói lời xin lỗi nhỉ?
Lời xin lỗi trước hết nó thể hiện được phép lịch sự trong giao tiếp. Xin lỗi là ta biết sai và nhận lỗi. Bên cạnh đó thì nó còn thể hiện được trách nhiệm của người mắc lỗi với người khác. Điều ấy có nghĩa là bạn thừa nhận lỗi lầm của mình mà không đổ lỗi cho bất kì lí do gì. Nó còn khẳng định được thái độ muốn chuộc lỗi và không tái phạm lần sau. Nếu một lời xin lỗi mà nó không khẳng định được điều gì thì đó là lời nói gió bay và không có ý nghĩa gì cả. Lời nói ấy chỉ nói ra cho có lệ chứ không có ý định hối lỗi. Ví dụ như ta mượn đồ của bạn mà ta lỡ làm mất thì ngoài việc xin lỗi ra ta còn phải nói với bạn ấy rằng ta sẽ cố gắng tìm lại hoặc bằng cách nào đó để có thể chuộc lỗi với người đó.
Lời xin lỗi còn là một điều hết sức quan trọng khiến con người ta có thể cùng chung sống và hòa hợp lẫn nhau. Có người cho rằng: " Lời xin lỗi không có nghĩa là mình đã làm sai còn người khác đã hành động đúng, mà nó có nghĩa là người ấy quan trọng với ta mối quan hệ ấy chúng ta muốn được giữ hơn là những điều đã xảy ra."Lời xin lỗi chân thành và đúng lúc không làm hạ thấp mà có khi làm tăng phẩm giá của người dám nhận lỗi.Lời xin lỗi thật đáng quý nhưng đáng quý hơn vẫn là những hành động khắc phục lỗi lầm mình đã gây ra.
Cuộc sống là những va chạm, những đụng độ, khó khăn. Tại sao có những cuộc đánh nhau cuộc cải vả mà không có điểm dừng. Chỉ tại chẳng có ai chịu nhận lỗi lầm của mình, chẳng biết lỗi từ phía ai. Những mâu thuẫn ấy sẽ được chấm dứt khi có một lời xin lỗi. Chỉ cần một chút nhẫn nhịn, từ bỏ cái tôi của mình vượt lên cái sỉ diện hảo của mình thì kẻ mạnh sẽ xuất hiện, làm dịu cái khó trước mắt. Vậy, lời xin lỗi chẳng phải là liều thuốc hữu dụng giải quyết được mọi vấn đề rối răm hay sao?
Một lời xin lỗi vụng về vẫn còn tốt hơn là sự im lặng. Hãy để lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng của chúng ta với một thái độ hết sức chân thành và thành tâm nhất có thể. Hãy đưa lời xin lỗi tới người cần nhận đến một cách sớm nhất và phải thật thành tâm sửa chữa lỗi lầm ấy bạn nhé!
"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Đúng vậy, lời xin lỗi cũng như thế, nó không mất tiền mua. Chỉ cần ta thật chân thành biết nhận lỗi và sữa chữa lỗi lầm của mình thì lời xin lỗi cũng chẳng hạ thấp được phẩm chất hay hạ thấp cái si diện hảo của bạn. "Phải biết nói lời xin lỗi" điều này chắc chắn đúng đối với tất cả chúng ta, nó sẽ giúp chúng ta giữ được nhiều mối quan hệ trong cuộc sống này. Và nó sẽ khiến ta cảm thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn. Nhớ nhé!