31/03/2021, 15:32

Bài văn nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn số 1 - 10 Bài văn nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn lớp 9 hay nhất

Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại”. Câu nói đó đã dạy cho chúng ta bài học luân lí làm người về lòng khiêm tốn. Đúng vậy, khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời. Đánh giá ...

Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại”. Câu nói đó đã dạy cho chúng ta bài học luân lí làm người về lòng khiêm tốn. Đúng vậy, khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời.


Đánh giá một con người phải dựa trên chiều sâu của lối sống tâm hồn chứ không phải là thước đo của danh vọng. Khiêm tốn cũng giống như một bài học đầu tiên và thiết yếu của cái tâm hồn đó. Phải chăng những người khiêm tốn là những người nghiêm trang và đạo mạo? Con người ta thường đánh giá sai về hai chữ thành công của bản thân mình. Nhiều người tự cho mình là lỗ đen của vũ trụ hay “nhu thiết” không ai có thể thay thế. Họ đã sai và tự lầm tưởng.


Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tích cực, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của những con người ấy là cố gắng không ngừng, nhưng đó không phải cái cớ để tự đề cao bản thân, khoe khoang mình trước người khác. Chính những bậc kỳ tài trong lịch sử cũng chỉ dám nghĩ mình “có thể có ích” cho xã hội loài người. Vậy tại sao một số người có thể đặt mình cao hơn người khác. Người có tính khiêm tốn luôn hướng đến mục tiêu phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, muốn trao đổi, học hỏi nhiều hơn nữa.


Họ không bao giờ chấp nhận thành công nơi hiện tại, mà luôn lấy thành công của người khác làm tấm gương cao hơn để phấn đấu trong tương lai. Đẹp thay cho những con người “nhượng từ và tự khiêm”. Thanh cao từ trong chính tâm hồn đến lối sống. Những con người dễ gần, dễ chia sẻ, chân thực và dễ cộng tác. Khiêm tốn phải xuất phát từ tự đáy lòng, bằng sự trung thực của bản thân, mắt không bị lu mờ bởi những danh lợi phù phiếm. Họ không ngại thiệt thòi, không sợ đời không thấy được cái giá trị đích thực mà họ xứng đáng phải có.


Có câu “trời không phụ lòng người” con người có tài ắt sẽ được mọi người tìm đến và quí trọng. Không giống như những ai kia “khẩu phật tâm xà” kiểu cách, lễ nghi, khiêm tốn chỉ từ giả dối, muốn làm thanh cao. Sách có câu “một khiêm tốn bằng bốn tự kiêu” chỉ những người vờ khiêm tốn để tự nâng cao bản thân mình. Những con người kiêu căng có chút thành công, được chút ca ngợi lại tự ngộ nhận chốc chốc khoe khoang mình không tránh khỏi ánh mắt lố bịch và hợm hĩnh của những người xung quanh. Họ đã chủ quan và ngủ quên trong thành tích hay xa hơn là mãn dương tự đắc. Đáng thương thay cho những con người nông cạn!


“Làm người chớ thấy tài mà cậy,

Có nhọn bao nhiêu lại có tù”


Thứ huênh hoang ấy hẳn phải tự xấu hổ với chính mình khi cho người khiêm tốn chỉ đạo đức giả nhưng họ lại không có được sự thanh liêm, chính trực, cần cù, dễ mến mà cái kiêu ngạo chẳng bao giờ sánh nổi. Có thể nói những con người khiêm tốn không bao giờ biết mệt mỏi – luôn cống hiến không ngừng. Bởi cuộc sống không chỉ rải đầy hoa hồng mà nó còn là sự đấu tranh dài bất tận. Cuộc chiến này qua đi, cuộc chiến khác lại đến tiếp nối nhau từng giây phút. Dừng lại, tự kiêu chính là đi lùi với văn minh hiện đại. Kiến thức của mỗi con người cũng giống như hạt cát giữa sa mạc mênh mông, không thể đem so sánh với người khác. Mỗi người có điểm mạnh khác nhau, không có thành công nào tồn tại bất diệt. Vậy nên chúng ta phải “học, học nữa, học mãi” để hoàn thiện bản thân và cống hiến cho nhân loại.


Rèn luyện tính khiêm tốn đôi khi bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt trong đời thường. Tính khiêm tốn chính là bài học đạo đức đầu tiên và cần thiết cho mỗi con người. Nó còn là nhân tố thiết yếu tạo nên sự thành công và góp phần xây dựng những mối quan hệ bền vững trong xã hội.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

0