31/03/2021, 15:35

Bài văn nghị luận câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn" số 8 - 8 Bài văn nghị luận câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn" (lớp 10) hay nhất

Trong cuộc sống, con người luôn đối mặt, đương đầu với những khó khăn của cuộc sống. Có lúc khó khăn dồn con người ta đi vào đường cùng nước tận. Để minh chứng dân gian ta có câu: “Cái khó bó cái khôn”. “Cái khó bó cái khôn” được sử dụng trong hoàn cảnh con người bị dồn vào thế ...

Trong cuộc sống, con người luôn đối mặt, đương đầu với những khó khăn của cuộc sống. Có lúc khó khăn dồn con người ta đi vào đường cùng nước tận. Để minh chứng dân gian ta có câu: “Cái khó bó cái khôn”.


“Cái khó bó cái khôn” được sử dụng trong hoàn cảnh con người bị dồn vào thế bí, khó trong việc tìm lối thoát. Cái khó là hoàn cảnh, sự việc bên ngoài. Trong hoàn cảnh khó khăn, con người bị dồn nén lại, không vượt qua được. Nó khiến con người ta trở nên bí bách, khó tìm ra sáng kiến.Hoàn cảnh là điều kiện giúp con người phát triển. Ngày nay, câu nói trên hoàn toàn đúng. Hoàn cảnh khó khăn khiến tư duy và phán xạ con người bị giảm đi, con người dễ rơi vào trạng thái mộng mị, ngủ quên trong mơ màng. Tư duy và lý trí bị hoàn cảnh bó buộc, không nảy ra các ý tưởng mới.


Một người mắc kẹt trong đường hầm khi không tìm được lối ra khi xung quanh tối om và không có thiết bị chiếu sáng khiến con người ta chỉ biết khóc, cầu trời khấn phật chứ không làm được gì hơn. Dần con người mất đi ý thức, sự tự chủ. Song, không phải lúc nào trong cuộc sống, con người gặp phải hoàn cảnh: “Cái khó bó cái khôn” mà đôi lúc “cái khó ló cái khôn” hoàn cảnh luôn khiến con người bị ảnh hưởng, cái khó bó cái khôn thì con người trong hoàn cảnh bị trói buộc, không lối thoát. Nhưng hoàn cảnh cũng trở thành động lực khiến con người sáng tạo: “Cái khó ló cái khôn”, tạo ra những cơ hội đột phá trong cuộc sống.


“Cái khó bó cái khôn” nhấn mạnh hoàn cảnh tạo trở ngại, tạo sự cản trở của con người. Có người học rất giỏi nhưng cha mẹ lại không có điều kiện cho đi học cao lên, nên mới học hết cấp ba đã phải bươn trải lăn lộn kiếm tiền. Khi có tiền rồi lại không thể đi học được vì sau học ra cũng khó xin được việc và kiến thức đã quên phần nào. Nếu xử lý theo cách này, rất ít người khắc phục được bản thân lại thắng hoàn cảnh mà mình không thể chối bỏ.


Trái với “Cái khó bó cái khôn” tinh thần “Cái khó ló cái khôn” được nâng cao, con người không hoàn toàn phụ thuộc bởi sự chi phối của hoàn cảnh mà tự thân vươn lên, coi hoàn cảnh là một động lực giúp con người có đà để bước tiếp trong tương lai. Hoàn cảnh có là bố mẹ không có điều kiện cho đi học, bạn nên tự tìm hiểu về các công việc làm thêm ở nơi trường học của bạn muốn theo học. Thay vì đợi sau ra bố mẹ xin việc, bạn nên chủ động bổ trợ thêm những kiến thức kĩ năng mềm mà chưa chắc các bạn nhà có điều kiện có thể có. Thay vì quên kiến thức đã học thì dành thời gian rảnh để ôn cũ – biết mới, bạn sẽ có đủ kiến thức cần thiết để học và thi ngành mà mình mong muốn.


Tôi được biết, có cô sinh viên để được đi học, cô đã chọn cách thi vào trường Phổ thông Dân tộc Nội trú của Tỉnh để bố mẹ không phải lo lắng tiền học trong khi nhà chạy chữa từng bữa ăn. Khi ấy, những năm 2010, gia đình cô vào mùa đói tháng Hai, tháng Ba, nhà cô chỉ có ba người nhưng vẫn phải ăn cơm độn ngô, độn với sắn. Hết cấp ba, để một lần nữa để bố mẹ “Đỡ tốn” trong việc nuôi cô, cô đăng ký dự thi khối Công an, nhưng sau đó không đủ điểm đỗ vào trường. Không dừng lại đó, cô đăng ký vào khối trường Dự bị Đại học, nuôi hi vọng ổn định trong cuộc sống và không phải khiến bố mẹ quá bận tâm. Cô lại trượt lần 2, lần này, cô theo học trường theo nguyện vọng của trường cô vừa học. Cô đã không thể theo đuổi ước mơ, là chính mình một lần nhưng vì hoàn cảnh, cô có thể chiến thắng tất cả.


Lần tiếp khi cô bước chân vào cổng trường đại học. Bố mẹ có tích cóp một khoản, chu cấp cho cô được 2 tháng thì mẹ vào viện. Cô quyết định đi làm thêm, từ công việc bán hàng, giúp việc gia đình, thêu tranh, phát tờ rơi,… các thể loại công việc mà người ta có thể thuê sinh viên làm. Cô hiện đang là sinh viên năm thứ tư, sắp tốt nghiệp đại học, điểm số hiện tại nằm loại giỏi, cũng đã được học bổng của trường cho sinh viên có kết quả cao. Trong thời gian vừa đi học, vừa đi làm, cô cũng tích cóp từ các khoản tiền kiếm được ít dần thành nhiều, cô sắm cho bố mẹ ban đầu là những bộ quần áo, dần thì bộ bếp gas, cái tivi mới,… Câu chuyện tôi kể trên đây, có lẽ ai cũng sẽ nghi hoặc rằng sinh viên thì lấy đâu công việc mà sắm đồ nọ đồ kia, đủ ăn là giỏi lắm rồi. Nhưng thưa bạn, lao động tay chân, tuy rẻ mạt nhưng nếu biết tiết kiệm có lẽ sẽ để ra nhiều hơn thế. Đó là minh chứng cho “Cái khó ló cái khôn” thắng thế suy nghĩ “Cái khó bó cái khôn” của dân gian ta.


Nếu nhìn cuộc đời chỉ bằng: “Cái khó bó cái khôn” con người ta dần chết mòn trong hiện thực, trong hoàn cảnh. Con người có cái nhìn bi quan về cuộc đời. Nếu nhìn cuộc đời theo hướng “Cái khó ló cái khôn” Cái khó đập vỡ cái hoàn cảnh bên ngoài thẳng tiến đến những cái lạc quan, màu hồng của cuộc sống. Cách nhìn cuộc sống như thế nào cũng góp phần giúp con người khẳng định được bản thân trong xã hội. Con người với cái nhìn bi quan dẫn đến chán chường, uể oải, hiếm ý tưởng. Trái lại, con người dưới ánh nhìn lạc quan, cuộc sống tươi mới, các khó khăn đều sẽ có cách giải quyết, tạo thêm những ý tưởng, những sáng tạo trong cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0