Bài văn miêu tả tiếng trống trường
Một ngày học mới bắt đầu, cổng trường em đã mở rộng, học sinh lần lượt cắp sách đến trường. Chợt vang lên tiếng Tùng!… Tùng!… Đó là tiếng gọi chúng em vào lớp của chiếc trống trường em đấy. Trống được treo trên một chiếc giá bằng gỗ đặt trước phòng bảo vệ. Thân trống hao hao ...
Một ngày học mới bắt đầu, cổng trường em đã mở rộng, học sinh lần lượt cắp sách đến trường. Chợt vang lên tiếng Tùng!… Tùng!… Đó là tiếng gọi chúng em vào lớp của chiếc trống trường em đấy.
Trống được treo trên một chiếc giá bằng gỗ đặt trước phòng bảo vệ. Thân trống hao hao giống cái chum đựng nước, giữa thân phình to ra, hai đầu khum lại vì nó được làm bằng những thanh gỗ uốn cong và ghép liền nhau bằng keo dán gỗ. Thân trống được sơn màu đỏ tươi, màu của sự mạnh mẽ và chiến thắng. Giữa thân có hai vòng đai thắt bằng mây. Nhờ có hai vòng đai này mà trông treo được trên giá, không phải để chạm đất. Hai đầu trông bịt bằng da trâu căng thật phẳng, ta còn gọi là. mặt trông. Hai mặt trống ở hai dầu là hai hình tròn phẳng đều nhau. Chúng đã cộng tác với thân trông và dùi trống để tạo ra âm thanh, một thứ âm thanh rất đỗi quen thuộc với chúng em. Tiếng trống vang xa, lúc rành rọt ba tiếng gọi học sinh vào lớp, lúc "xả hơi" vang một hồi dài báo hiệu giờ tan trường, lúc "cầm canh" theo nhịp "Cắc, tùng! Cắc, tùng! " cho chúng em tập thể dục.
Mỗi khi nghe tiếng trống, lòng em bỗng rộn ràng. Tiếng trống giúp thầy và trò trong nhà trường thực hiện đúng giờ giấc của buổi học. Trống là hiệu lệnh điều khiển các hoạt động của chúng em. Trống thắp sáng từng nụ cười rạng rỡ của chúng em ở dưới mái trường.
Ngày tháng trôi qua, em được lên lớp mới, được học trường mới và có bạn mới nhưng tiếng trống ngày ấy vẫn còn văng vẳng trong kí ức. Em xem trống như người bạn thân thiết của mình.