Bài văn kể về mẹ của em lớp 6
Đề bài: Mẹ là người đã sinh ra em, là người dìu dắt, che chở cho em trong cuộc sống, em hãy viết một bài văn kể về mẹ của em lớp 6? Trên thế gian không ai tốt với em bằng mẹ, mẹ là người đã chịu nhiều hy sinh để có em trên đời và luôn có mặt mỗi khi em gặp khó khăn... Mẹ, tiếng mẹ ...
Đề bài: Mẹ là người đã sinh ra em, là người dìu dắt, che chở cho em trong cuộc sống, em hãy viết một bài văn kể về mẹ của em lớp 6?
Trên thế gian không ai tốt với em bằng mẹ, mẹ là người đã chịu nhiều hy sinh để có em trên đời và luôn có mặt mỗi khi em gặp khó khăn...
Mẹ, tiếng mẹ kính yêu em luôn dành cho mẹ, em cũng sẽ cố gắng học thật giỏi, rèn luyện bản thân để sau này có thể đền đáp công ơn của mẹ.
Dưới đây là những bài văn kể về mẹ của em lớp 6 chúng tôi đã sưu tầm để các em tham khảo:
Bài 1. của em Vũ Minh Hằng:
Người luôn quan tâm, dìu dắt em chính là mẹ. Mẹ như thiên thần hộ mệnh, luôn xuất hiện mỗi khi em cần hay gặp chuyện buồn. Năm nay, mẹ đã ngoài 40 tuổi, nhưng đối với em mẹ vẫn còn trẻ đẹp lắm. Mẹ có khuôn mặt trái xoan, nổi bật lên là đôi mắt, đôi mắt long lanh như hai giọt sương mai. Mỗi khi em được điểm tốt, đôi mắt mẹ lại ánh lên vẻ tự hào về em, còn mỗi khi được điểm kém, đôi mắt mẹ nhìn em trìu mến như muốn an ủi: ”Con ơi,cố lên,đừng nản lòng” Mái tóc mẹ không dài, đôi tay mẹ đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, có lẽ đếm những nếp nhăn ấy là đếm được mẹ đã bao nhiêu việc để nuôi gia đình. Đôi tay mẹ là đôi tay búp măng nên làm việc gì cũng khéo, món ăn mà mẹ đã làm thì không có ai có thể chê.
- Ảnh minh họa
Mẹ đã làm nhiều việc vì gia đình, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Nhìn mẹ thật khổ nhưng em cũng chỉ có thể giúp mẹ những việc có thể làm được, hình ảnh của mẹ mỗi khi làm việc lúc nào cũng in sâu trong tâm trí em. Em nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo em đi ngủ, em chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ em là kế toán nên lúc nào cũng làm việc với máy tính, đôi tay mẹ điêu luyện nhấn từng phím. Bỗng nhiên mẹ đứng dậy, em tưởng mẹ đã xong việc nhưng không phải, mẹ đứng dậy là để đắp lại chăn cho em rồi mẹ lại ngồi vào bàn làm việc. Một lúc sau bỗng thấy mẹ cười, đang thắc mắc thì một ngọn gió lướt qua như muốn trả lời em: “ Mẹ cười vì mẹ đang vui đấy” Câu trả lời này lại càng làm em thắc mắc :” Mẹ vui vì việc gì nhỉ” Lần này thì cây bàng rung rung muốn nói “Mẹ vui vì kiếm được tiền nuôi gia đình đấy”
Tình mẹ thật bao la và rộng lớn, mẹ ơi,có nhiều lúc con làm mẹ buồn, con xin lỗi mẹ nhiều, mong mẹ tha thứ cho con. Con sẽ học thật giỏi để sau này về giúp đỡ mẹ, để nụ cười mãi nở trên môi mẹ. Mẹ đã làm nhiều việc khổ vì gia đình ,không ai có thể đếm được những việc ấy. Mẹ ơi, hãy làm những việc vừa sức mình thôi,để thời gian nghỉ ngơi. Con yêu mẹ nhiều lắm “ Mẹ mãi là nơi ấp áp của tâm hồn con”!
-----------------------------
Bài 2. của em Bùi Ngọc Băng Tâm:
Hồi nhỏ, nếu có ai hỏi thương bố hay thương mẹ nhiều hơn thì tôi trả lời ngay là thương bố nhiều hơn. Chẳng phải là mẹ ít thương tôi mà vì mẹ rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Bố tôi là kĩ sư thủy điện, quanh năm vắng nhà, rong ruổi khắp các công trường từ Bắc vào Nam. Cho nên, việc nuôi dạy các con đều do mẹ đảm nhiệm.
Mẹ tôi là giáo viên Tiểu học. Tôi còn nhớ như in khi tôi mới lên năm tuổi, mẹ đã dạy tôi tập nhận mặt chữ cái, tập đánh vần. Mẹ bảo tôi lặp đi lặp lại nhiều lần từng chữ một, cho đến khi nhớ thật chính xác. Rồi mẹ dạy đánh vần từ dễ đến khó. Dần dần, tôi tự đánh vần và đọc được cuốn Tiếng Việt lớp 1 mà bố mua cho. Vì thế hồi lớp 1, tôi học rất giỏi.
- Ảnh minh họa
Mẹ sắp xếp thời gian biểu cho tôi và em Mai rất sít sao, giờ nào việc nấy. Dù bận rộn thế nào đi nữa, cứ tối đến là mẹ ngồi học cùng và kiểm tra bài vở của các con. Có lần, trong lúc mẹ đi thăm một học sinh bị ốm, anh em tôi trùm chăn học bài cho đỡ lạnh rồi ngủ thiếp đi, mẹ về lúc nào không hay. Mẹ bắt hai đứa phải thức dậy học bài tiếp. Tôi năn nỉ mẹ để sáng mai dậy sớm học nhưng mẹ bảo việc hôm nay chớ để ngày mai. Mẹ rửa mặt cho hai anh em tỉnh ngủ rồi hướng dẫn cách giải những bài toán khó. Lòng con trẻ lúc ấy nào có hiểu hết được tình thương sâu xa của mẹ cho nên tôi cứ ngầm oán trách là mẹ chẳng thương con.
Có lần tôi mê chơi đá bóng, để nồi cơm bị khê, sợ mẹ đánh đòn, tôi vội đổ đi, nấu nồi khác. Biết chuyện, mẹ bắt tôi nằm sấp xuống giường, quất cho một roi khá đau. Mẹ dạy tôi rằng làm việc gì cũng phải cẩn thận. Làm việc nhỏ không xong thì sau này sao làm nổi việc lớn?
Tôi là con trai duy nhất nhưng mẹ chẳng cưng chiều mà còn dạy dỗ nghiêm khắc hơn. Từ động tác quét nhà phải cúi khom lưng để moi móc hết bụi, rác trong gầm tủ, gầm bàn… cho đến cách ăn nói, cư xử đối với người trên, người dưới sao cho đúng phép. Nhiều khi ham chơi, bị mẹ rầy la, tôi tủi thân bật khóc tức tưởi vì nghĩ rằng mẹ ghét mình.
Lên lớp Sáu, tôi thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh, cách xa nhà mấy chục cây số. Mỗi tuần, mẹ đều đạp xe đến thăm và mang cho tôi những món ăn mà tôi thích. Mẹ lo từng lọ dầu, viên thuốc, hộp kem đánh răng… cho đến chiếc khăn mặt, bộ quần áo… Lúc ấy, tôi mới rưng rưng xúc động, nhận ra rằng mẹ thương mình biết chừng nào! Không ít lần, tôi nản lòng trước những bài Toán khó. Những lúc ấy, lời mẹ dạy lại văng vẳng bên tai, thúc giục, động viên tôi cố gắng: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. “Trong thành công, chỉ có 1% là sự thông minh, còn 99% là mồ hôi và nước mắt”. “Chiến thắng bản thân mình là khó nhất”. “Kiên trì, nhẫn nại là mẹ thành công”… Xa nhà, tôi mới thấu hiểu nỗi vất vả ghê gớm của mẹ.
Mẹ không chỉ sinh ra và nuôi tôi khôn lớn nên người mà mẹ còn là người thầy đầu tiên của tôi. Một người thầy vừa nghiêm khắc, tận tụy, vừa độ lượng, yêu thương mà suốt đời, tôi không thể nào quên!