24/05/2017, 11:55

Phân tích bài thơ Hữu Cảm của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Phân tích bài thở “Hữụ cảm" (Có cảm xúc) của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ra đời sau Nguyễn Trãi hơn một trăm năm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế thừa được những truyền thống văn học tốt đẹp của nhà yêu nước vĩ đại ấy, mặt khác lại phản ánh tâm trạng của cả một tầng lớp trí thức dân tộc phải sống trong buổi suy vi, ...

Phân tích bài thở “Hữụ cảm" (Có cảm xúc) của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ra đời sau Nguyễn Trãi hơn một trăm năm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế thừa được những truyền thống văn học tốt đẹp của nhà yêu nước vĩ đại ấy, mặt khác lại phản ánh tâm trạng của cả một tầng lớp trí thức dân tộc phải sống trong buổi suy vi, loạn lạc cùa chế độ phong kiến.

Bài làm

Ra đời sau Nguyễn Trãi hơn một tràm năm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế thừa được những truyền thống văn học tốt đẹp của nhà yêu nước vĩ đại ấy, mặt khác lại phản ánh tâm trạng của cả một tầng lớp trí thức dân tộc phải sống trong buổi suy vi, loạn lạc cùa chế độ phong kiến.

Sống gần suốt thế kỉ thứ XVI (1491-1585), đỗ trạng nguyên, học vấn uyên thâm, đức trọng, tài cao, có uy vọng lớn đối với cả một thời đại. Quán Trung Tán, Am Bạch Vân, Bạch Ván Quốc ngữ thi tập Bạch Vân Am thi tập ... là những di sản tinh thần vô cùng cao đẹp' của Trạng Trình để lại cho đất nước, quê hương. Ông được nhân dân thời bấy giò coi như ông thầy của cả một thời đại và tôn là Tuyết Giang phu tử.

Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm còn lại trên dưới nghìn bài vừa bằng chữ Hán, vừa bằng chữ Nôm. Thơ ông hàm chứa tình yêu nước thương dân, thâm trầm tính triết lí, giàu giá trị tố cáo hiện thực, lên án chiến tranh phi nghĩa và thói đời đen bạc.

“Hữu cảm" (Có cảm xúc) là bài thơ chữ Hán trong tập “Bạch Vân Am thi tập”. Bài thơ xuất hiện trong lúc các phe phái phong kiến (Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn),

đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền vị, gây ra bao cảnh đau thương chết chóc cho dân lành! “Hữu cảm" đã thể hiện một niềm ưu ái sâu nặng với đời và dân tộc.

Hai câu đầu giọng thơ đầy căm giận lên án lũ “nghịch tặc” đã hoành hành ngang ngược, xâm phạm vào cả kinh đô. Chiến tranh bùng nổ, nội chiến bùng nổ, đất nước bị rơi vào thảm họa, nhân dân ta tan tác điêu linh. Trước biến cố ấy, nhà vua và triều đình trải qua thử thách nâng nể: “Chúa lo, thần nhục” là bi kịch của một triều đại phong kiến. Nhà thơ chia xẻ với họ, ông thốt lên: “Vua tôi lo láng xiết bao tình!”

Bốn câu thơ trong phần thực và luận, Nguyễn Bỉnh Khiêm phê phán gay gắt chiến tranh phong kiến và biểu lộ tấm lòng thương yêu nhân dân. Ông đã đứng trên lập trường nhân dân, vì sự sống và hạnh phúc của nhân dân mà lên án các tập đoàn phong kiến đã đánh nhau, giành giật nhau quyền vị.

Hai câu 3, 4 nói lên niềm mong đợi của dân trong cảnh loạn lạc. Họ cầu mong người đến cứu sống. Từ câu cổ ngữ, một văn liệu: “Hề ngã hậu, hậu lai kì tô”, ông rút ngắn lại thành hai chữ “hề tô”, để biểu đạt ý nguyện dân lành thời loạn lạc: “Chờ vua ta đến, vua ta đến sẽ cứu sống ta”. Nỗi chờ đợi cùa nhân dân không phải là ngày một ngày hai mà đã uất kết từ lâu lắm rồi. Nội chiến diễn ra triển miên trong nhiều thập kỉ của thế kỉ XVI. “Điếu phạt” nghĩa là dấy quân trừng phạt ké có tội. Đó là hành đông chính nghĩa được nhân dân ta hường ứng, ca ngợi. Hành dộng “Điếu phạt” ấy tựa như trận mưa gặp thời. “Trận mưa gặp thời” làm cho cỏ cày tươi tốt, lòng người nở hoà, thời tiết mát mẻ. Dấy quân đánh kẻ có tội để cứu vãn “đếkinh” để vãn hồi hoà bình. nguyễn Bỉnh Khiêm đã vận dụng văn liệu cổ Trung Hoà để nói lên ý nguyên nhân dân buổi loạn lạc một cách hàm súc:

“Hể tô cửu uất thương sinh vọng Điếu phạt thuỳ hưng thời vũ hĩnh”

(Mong mưa, chan chứa lòng dân vọng Trừ bạo, tưng bừng đạo nghĩa binh)

Hai câu 5, 6 nói về lòng dân, tinh dán. Cả một vùng rộng lớn, bốn biển, trời cao. Khắp cả nước, đông đảo nhân dân theo về, hướng về người đã cứu vớt họ, mang lại hạnh phúc hoà bình cho họ. “Nhật trùng minh” (trời lại sáng) là một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho cảnh đất nước thanh bình. Câu thơ chữ Hán cũng như câu thơ dịch vang lên một giọng điệu rộn rịp, vui tươi:

“Bôn bể vui theo người dạo đức,

Khắp nơi lại thấy cảnh thanh bình”

Điểu đó cho ta thấy, Nguyễn Bình Khiêm rất thương dân, thấu hiểu nỗi đau thương cùa nhân dân trong nội chiến bao nhiêu lại đồng cảm với lòng khát khao được sống yên vui, hạnh phúc trong hoà bình cùa họ bấy nhiêu! Có không ít bài thơ cùa Trạng Trình cho thấy ông đứng về phía nhân dân dể lên án chiến tranh phi nghĩa. Cả đất nước là bãi chiến trường:

“Khắp nơi chỗ nào cũng máu chảy thành sông, xương chát như núi”

("Ngụ ý” - tho chữ Hán)

Niềm thương xót nhân dàn điêu linh gắn liền với thái độ căm ghét những kẻ tham tàn, dã man dã gây ra nội chiến:

"Rất đáng ghét việc can qua đầy rẫy trước mắt,

Nhân dán trốn chạy muốn tìm nơi an toàn.

Khốn đốn trôi giạt, hồng hê nhau đi, thương thay không nơi yên thản"

(“Hũu cảm” - thơ chữ Hán)

Trờ lại hai câu kết của bài thơ “Có cảm xúc". Cái yêu cái ghét của nhà thơ được thể hiện trực tiếp. Ông ca ngợi và khẳng định: Nhân giả - người có nhân nghĩa, biết thương yêu nhân dân là vò địch. Câu thơ như một châm ngôn, như một chân lí được đúc kết: "CỔ lai, nhân già tri vô địch!" Người có nhân là người chiến thắng vì được nhân dân đổng tình, ủng hộ. Câu thơ cuối bài như một lòi trách móc, ám chỉ bọn vua chúa thời bấy giờ: “Việc gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh!” Đằng sau câu thơ là tất cả thái độ căm ghét và khinh bỉ bọn người tranh giành quyền lực gây ra cảnh chém giết, núi xương sông máu, coi thường tính mạng và tài sản của nhân dân.

"Hữu cảm” là một bài thơ trữ tình có tính nhân dân sâu sắc. Qua bài thơ này, Nguyễn Bỉnh Khiêm đế cập tới một vấn để mới, chưa hề có trong nền văn học nước nhà trước đó: ấy là sự phê phán gay gắt chiến tranh, đồng thời cũng biểu hiện mật tình cảm truyền thông: tàm lòng yêu thương nhớn dân. Một mặt, ông lên án bọn “nghịch tặc” tham lam, độc ác chỉ “khư khư thích chiến tranh”, mật khác ông để cao “nhân giả”, ca ngợi họ mang lại yên vui cho nhân dân. Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ rõ: hoà binh hạnh phúc là khát vọng của nhân dán. Ai được nhân dán đội ơn sâu, được nhân dán theo về, ủng hộ, ngươi ấy là "nhàn giả vô địch".

Một giọng thơ nghiêm trang, một lối sử dụng ngôn ngữ trang trọng, văn liệu cổ được vận dụng để viết nên những câu thơ hàm súc, mang tư tưởng, tình cảm sâu sắc. Bài thơ đã phản ánh một xã hội loạn lạc và niềm ưu ái sâu nặng của Trạng Trình đối với dân với nước.

Nguồn:
0