Bài văn hay và xúc động thuyết minh về lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Lăng chủ tịch hồ chí minh được làm lễ khánh thành ngày 29/8/1975. Công trình lăng chính thức khởi công ngày 2/9/1973 trên vị trí lễ đài ba đình cũ. Công trình do các kiến trúc sư việt nam và liên xô cũ cùng tham gia thiết kế. Lăng gồm ba lớp với chiều cao 21,6 mét. Lớp dưới tạo dáng ...
Lăng chủ tịch hồ chí minh được làm lễ khánh thành ngày 29/8/1975. Công trình lăng chính thức khởi công ngày 2/9/1973 trên vị trí lễ đài ba đình cũ. Công trình do các kiến trúc sư việt nam và liên xô cũ cùng tham gia thiết kế.
Lăng gồm ba lớp với chiều cao 21,6 mét. Lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, cấp dưới của bậc thềm là lễ đài dành cho đoàn chủ tịch các cuộc mít tinh tổ chức ở quảng trường. Lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng, gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, nhìn từ mặt nào cũng thấy năm khoảng đều nhau ghi nhớ ngôi nhà năm gian quen thuộc của mọi miền quê việt nam. Lớp trên cùng là mái lăng, hình tam cấp. Cấp dưới vát lên thanh thoát, hai cấp trên thẳngnét tạo mái bằng khép lại không gian đỉnh lăng, ở mặt chính lăng có dòng chữ: chủ tịch hồ chí minh bằng đá hồng màu mận chín.
Bước vào phòng ngoài, trước mặt ta óng ánh trên tường đá hoa cương màu đỏ sẫm hàng chữ vàng "không có gì quí hơn độc lập tự do", ở dưới là dòng chữ kí quen thuộc của bác. Lên cầu thang là tới nơi bác yên nghỉ. Trên nền tường ốp đá trắng gắn nổi hình cờ đảng và cờ nước. Đài hoa - trên đó đặt hòm kính thi hài bác - được ghép bằng đá huyền đen lấp lánh. Cách bố trí lối đi từ ba phía cho phép nhiều người được vào viêng bác cùng lúc. Qua lớp kính trong suốt, bác như vừa ngả lưng, chợp mắt trong chốc lát. Vẫn bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân bác vẫn là đôi dép cao su giản dị của người.
Lăng chủ tịch hồ chí minh là biểu tượng của lòng tôn kính và biết ơn vô hạn của cả dân tộc đối với người. Đây còn là một công trình kiến trúc có ý nghĩa chính trị và nghệ thuật lớn lao, thể hiện trí tuệ, tình cảm, tài ba và sức lực của các tầng lớp nhân dân ta. Cả thiên nhiên nữa, dường như có ý dành cho ta nhiều loại đá quý nhất để xây lăng. Đá huyền đen vĩnh linh. Đá xanh màu mơ sơn la. Đá vàng nâu đất nghệ. Đá màu đỏ cờ xứ thanh. Cao bằng gửi về đá hồng để tạc dòng chữ chủ tịch hồ chí minh khảm trên mái lăng, tuyên quang cũng gửi về loại đá sỏi quý: nghìn vạn hòn như một, tròn và đều tăm tắp như hạt nhãn... Miền nam, khi đó đang giữa cuộc chiến tranh, đã đánh vào tận sát căn cứ địch để lấy đá hoa gấm, đá mã não do chính nhân dân ở đường mòn hồ chí minh gửi ra bắc góp phần xây ngôi nhà “vĩnh hằng của người”.
Chuyện gỗ cũng phong phú không kém chuyện đá. Chuyến xe đầu tiên chở gỗ quý miền nam đến hà nội vào mùa xuân 1974. Gỗ lớn mấy sải tay ôm. Gỗ đinh lõi vàng vân trắng. Gỗ mun đen như than đá. Gỗ 'hương tía vân như ráng đỏ trời chiều. Gỗ nu có vân xoắn như lượn tơ tằm. Rồi còn gỗ của các rừng đá ngàn miền bắc. Gỗ, đá ấy qua bàn tay và trí tuệ của công nhân, nghệ nhân, kĩ sư việt nam và cả chuyên gia liên xô nữa, đã trở thành lăng bác Hồ, niềm tự hào chung của toàn thể dân tộc việt nam.
Cũng cần nói đến cây xanh quanh lăng. Hai cây đại ở hai bên cửa chính dáng đẹp cổ kính, đơm hoa cánh trắng lòng vàng, hương ngát. Chạy dọc theo hai lễ đài phụ là hai dãy vạn tuế thân thẳng, lá tựa ô che trên ngọn đọi và vạn tuế tượng trưng cho sự vĩnh hằng. Khép lại không gian hai phía lễ đài là hai bờ lũy tre, trúc, luồng, mai ken dày, gợi nhớ tới xóm làng thân thuộc.
Sau lăng là những bồn hoa, những khóm cây tụ hội từ bốn phương đất nước. Hoa ban tây bắc, mai tứ quý, nguyệt quế, mai vàng của nam bộ, bưởi biên hòa, dừa bình định, quế trà mi, đào nhật tân, cả cây đào chiết từ'gốc đào tô hiệu ở nhà tù sơn la, hồng bạch hạc, táo thiện phiên và các loại hoa dâng hương tinh khiết như nhài, mộc, ngầu, dạ hương, ngọc lan, v.v...
Với việt nam, lăng bác Hồ là đài tưởng niệm lớn nhất của thế kỉ xx này.